Khu mộ đá cổ và hệ thống linh vật thuần Việt giữa Hà Nội

Nằm tách ra khỏi trung tâm làng Vân Tảo, quần thể lăng mộ Quận Vân nổi bật không chỉ bởi có được một không gian làng xã hiền hoà bao quanh mà còn bởi sở hữu một kiến trúc đá đặc sắc, điển hình và gần như còn nguyên vẹn.
25/09/2014 12:52
(Thethaovanhoa.vn) - Nằm cách Hà Nội chỉ hơn 20km về phía Nam, xã Vân Tảo là một vùng đất khá thanh bình, còn giữ được nhiều nét văn hoá thuần Việt.

Người dân nơi đây sống chủ yếu vào nghề nông, gắn liền với ruộng lúa, sau này có thêm nghề cây cảnh. Không chỉ có “Nhất cận thị, nhị cận sông”, Vân Tảo cũng như nhiều làng quê khác ở Thường Tín còn nằm dọc theo con đường huyết mạch QL1A nên nhờ đó mà cũng khá giả nhờ chịu khó làm ăn buôn bán.

Nhưng dường như sự phát triển rất nhanh của thành phố lại chưa ảnh hưởng đến đời sống văn hoá nơi đây. Người ta vẫn bắt gặp những phiên chợ cây giống, gà lợn quanh những khu công nghiệp mới mọc lên. Trong làng, những giếng nước vẫn tồn tại, những bức tường đá ong, mái ngói đỏ tươi vẫn mặc kệ thời gian cố phủ lớp rêu phong.

Có lẽ bởi vậy mà những đình, đền, chùa khu vực này vẫn giữ được vẻ trang nghiêm, nhẹ nhàng vốn có của văn hoá Bắc Bộ. Đáng nói hơn, nếu nói về Vân Tảo, người ta phải nói đến một di tích vốn một thời bị vùi lấp, sau đó tình cờ được khai quật lại để rồi khiến ai cũng bất ngờ về quy mô kiến trúc của di tích này. Đó là quần thể lăng mộ Quận Vân.

Dấu xưa hiện hữu

Nằm tách ra khỏi trung tâm làng Vân Tảo, quần thể lăng mộ Quận Vân nổi bật không chỉ bởi có được một không gian làng xã hiền hoà bao quanh mà còn bởi sở hữu một kiến trúc đá đặc sắc, điển hình và gần như còn nguyên vẹn.

Chuyện xưa kể rằng Đô đốc Đại giang Quận công Đỗ Bá Phẩm vốn là một công thần thời chúa Trịnh Cương. Cho đến khi thế tử Trịnh Giang lên ngôi, ông thất thế nên nghĩ đến chuyện hậu sự. Thấy thế đất ở Vân Tảo hợp phong thuỷ, ông cho chở đá từ Đông Triều, Quảng Ninh theo sông về rồi về thuê các nghệ nhân đẽo đá xây phần lăng mộ cho mình. Điều đặc biệt của lăng mộ này là được ghép mộng hoàn toàn, không sử dụng bất cứ chất kết dính nào.
Cặp nghê đá ngồi canh giữ ngay khu vực bia đá lớn ghi công đức của Đô đốc Đại giang Quận công Đỗ Bá Phẩm

Toàn bộ khu vực này được chia ra làm 3 phần gồm: Cổng lăng, Khu sinh phần và Nhà mộ. Nếu nói về kiến trúc, đáng chú ý nhất là khu vực sinh phần. Hai bên đường thần đào vào khu sinh phần mỗi bên đặt một hương án bằng đá khối rất vững chắc và được khắc hoạ rất công phu. Trên mỗi hương án có chạm trổ "Long mã hý cầu" và "Lượng nghệ châu lư hương" cùng các tiểu tiết trang trí là đài sen, mây, lửa... Ngoài ra, bút nghiên cũng được tạc lên khu vực hương án này.

Một chi tiết đáng chú ý khác chính là chiếc ngai đá giống như ngai thờ trong các hậu cung đình, nơi để bài vị thờ Thành hoàng. Nó đặc biệt ở chỗ, dù làm bằng đá nhưng những chi tiết điêu khắc lại rất đẹp, cầu kỳ, không khác gì khắc trên gỗ lại rất bền.

Phần cuối cùng của khu lăng mộ chính là khu vực nhà bia và phần mộ của Đô đốc Đại giang Quận công Đỗ Bá Phẩm. Đây cũng là phần thiết kế khá thú vị bởi bia được đặt vừa gọn trong nhà bia, mái đá được đỡ bởi 4 cột đá vững chãi dù chỉ được ghép với nhau bằng mộng. Tấm bia bên trong tương tự các tấm bia đá thời trước, ghi công đức ba đời của Quận công, tuy nhiên lại không thấy ghi ngày mất của vị này.

Phần nhà mộ nằm ngay sau nhà bia có hình mui rùa điển hình, có chóp đình và hình bốn mái. Người xưa kể rằng, trước đây, ngoài phần mộ còn có phần nhà dựng quanh và bên dưới mộ có hệ thống tự sập nếu có xâm hại. Tuy nhiên những điều này chưa được kiểm chứng.

Những linh vật thuần Việt

Để nói về kiến trúc của khu lăng mộ Đô đốc Đỗ Bá Phẩm, người ta có thể nói cả ngày bởi đây là công trình đặc trưng và còn gần như nguyên vẹn. Nhưng với những ai đã đến khu lăng mộ này, điều ấn tượng nhất lại nằm ở các bức tượng, trong đó đặc biệt là tượng linh vật rất thuần Việt.

Để phân biệt sự thuần Việt ở đây, có lẽ chúng ta cần nói đến sự chân thực, nhẹ nhàng, hiền hoà của các bức tượng và những loài vật đã gắn liền với cuộc sống của người Việt.

Đầu tiên, ngay từ cửa vào, một đôi chó đá đeo vòng lục lạc ngồi canh cổng. Đôi chó đá này đã mất 1 con, một con bị phá huỷ nghiêm trọng nên khó có thể tả gì nhiều về đặc trưng của nó. Tuy nhiên, nó được coi là vật canh nhà và dáng ngồi đã nói lên điều đó. Ngay sau đôi cho đá là 2 pho tượng lính canh vạm vỡ, vẻ mặt thể hiện sự nghiêm túc trong công việc đứng canh của mình. Hai pho tượng này được người thợ điêu khắc thể hiện theo lối tả thực, giống người từ kích cỡ cho đến đường nét khuôn mặt. Chúng được đặt thấp hơn mặt bằng chung và dù là lính canh nhưng không hề có sự uy quyền, dữ dằn được thể hiện ra ngoài.

Trở lại với các linh vật xuất hiện ở đây, hình tượng gây ấn tượng mạnh nhất chính là cặp voi đá. Tính theo tỉ lệ, cặp voi này tương ứng với kích thước voi thật đến từng bộ phận cơ thể. Hoàn toàn không có sự cách điệu nào trong việc thể hiện, cặp voi đá chắc chắn được các nghệ nhân lành nghề và có kiến thức tốt tạo nên. Chúng giống nhau như một cặp sinh đôi, có cặp mắt sâu và rất có hồn. Nếu nói về cặp voi ở các đền thờ, miếu mạo, đây có thể coi là một cặp voi hiếm, khó gặp bởi chúng quá đẹp và chân thực.

Ngay kế tiếp cặp voi phục là cặp ngựa đá có tỷ lệ như ngựa thật. Cặp ngựa này cũng được tả thực, không thêm thắt bất kỳ một yếu tố lạ nào. Thậm chí nếu tìm hiểu kỹ, người ta có thể hiểu thêm về cách thắt đai, làm cương ngựa của người xưa ở đây.

Ngựa đá

Một cặp chó đá khác tiếp tục được tìm thấy gần khu vực nhà bia. Lần này chúng không ngồi như 2 tượng chó canh cổng mà nằm phủ phục trước hương án thứ hai trước khi đến phần nhà bia. Điều đặc biệt là cặp chó đá này được làm vô cùng đơn giản, không có bất cứ hoạ tiết cầu kỳ nào. Chúng được cho là một cặp đực cái, sống chung với nhau. Sở dĩ có thể kết luận được như vậy là bởi, trong 2 tượng chó, có 1 tượng có chó nhỏ ngồi cạnh. Điều đó dễ dàng suy ra đây là cặp chó bố mẹ cùng cho con của mình. Tất nhiên, như đúng nét văn hoá của người Việt, chúng không hề dữ dằn mà ngược lại, có vẻ ngoài rất đáng yêu.

Một linh vật không có thật duy nhất xuất hiện trong khu vực lăng mộ chính là con nghê. Điều thú vị ở đây là cặp nghê đá này dù đã được tạc cách đây 300 năm nhưng vẫn còn rất thời sự. Chúng vừa biểu thị cho uy lực, uy quyền, nhưng lại vẫn tạo vẻ ngoài dễ gần gũi. Và do là linh vật không có thật nên đây chính là con vật được người thợ thể hiện hoa văn nhiều nhất.

Nghê đá

Một thời bị quên lãng

Dù là những linh vật được tôn thờ, là một lăng mộ đẹp được bảo vệ nhưng đã có một thời gian dài, quần thể lăng Quận Vân đã bị lãng quên và đáng nhẽ đã bị xoá sổ hoàn toàn. Nhưng chính sự tài hoa của người thợ làm đá, sự sáng tạo tuyệt vời  trong kiến trúc xây mộ mà cho đến này, người đời mới có một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia gần như nguyên vẹn còn sót lại.

Bà Phạm Thị Cuộng, nhà đã 4 đời sống ở ngay cửa lăng khẳng định, cả làng này cơ bản không biết về lăng mộ này bởi nó đã bị vui lấp từ rất xưa rồi. Các cụ đời trước cũng chẳng thấy ai kể lại bởi thủa đó lo ăn, lo chạy giặc chứ đâu còn thời gian quan tâm mồ mả. Nhưng dấu mốc khiến quần thể lăng này bị lãng quên quan trọng nhất chính là vào năm 1914, trận lũ lớn đã khiến hệ thống đê ở đây bị vỡ, cả làng chìm trong nước và phải chạy lụt lánh nạn. Khi nước rút, trở về, trừ những nhà đất, đình chùa kiên cố, có giá trị sử dụng còn trụ lại được, những nơi khác đều được làm lại mới, nhiều nhà bị phù sa bồi lấp sâu dưới hàng mét, trong đó có cả lăng Quận Vân.

Là người chứng kiến việc chính quyền khai quật lại khu lăng mộ, bà Cuộng cho biết, đó là khoảng thời điểm năm 1984 hay 1986 gì đó. Khi đó đây là sự kiện lớn lắm, xe xúc xe ủi về chật cả đường làng. Chỉ mất có vài ngày mà lộ ra nguyên cả lăng mộ của Đô đốc Đỗ Bá Phẩm. Kỳ lạ ở chỗ, nó vẫn còn gần như nguyên vẹn và mọi vật vẫn theo thứ tự sắp xếp. Sự tài hoa của người thợ xây mộ đã giúp quần thể này đứng vững trước cơn lũ dữ, và ngược lại, phù sa của cơn lũ lại bảo vệ lại nguyên trạng và đầy đủ quần thể này.

Tại khu vực bàn lễ là 2 con chó đá nằm phục canh giữ. Chúng rất đặc trưng bởi được làm rất đơn giản, gần gũi. Ta có thể bắt gặp hình ảnh 1 con chó con nằm phía bên tượng chó đá cái.

Bà Cuộng khẳng định, bà đi khắp các làng, các xã quanh huyện, nhưng chưa thấy nơi nào có hệ thống linh vật đẹp như ở Lăng Quận Vân. Những năm đầu sau khi mới khai quật lên, còn ít người đến thăm viếng vì thủa đó sau chiến tranh đói kém. Về sau hoà bình, phú quý sinh lễ nghĩa, người ta viếng thăm nhiều, bà cùng ông từ có nhiều vụ chăm sóc nơi này.

“Trước kia cơ bản các di vật của lăng rất đẹp. Có một thời, người ta liên tục đến rình ăn trộm, thậm chí phá phách nên cũng mất đi phần nào“, bà Cuộng chỉ vào con chó đá canh cửa nơi bà cho rằng, thể hiện rõ những vết chặt phá bằng vật sắc, nặng.

“Ngày xưa nền ruộng ở chỗ này cao hơn hiện tại 2 – 3m cơ chú ạ. Lúc đó người ta chỉ thấy mỗi cái chóp của nhà bia đá nổi lên và nghĩ đó là phần dương mộ của người xưa. Người làng khác đi qua đây thì hay nói có mộ đá nổi ở Vân Tảo, sáng thì mộ nổi lên, tối lại lặn xuống tìm chẳng thấy đâu. Nhưng thực tế, nó vẫn nằm đó và chỉ được thấy rõ khi toàn bộ khu lăng này được đào lên”.

Đọc bài: Bày sư tử ngoại lai mặt phố Hà Nội: Không thể là chuyện riêng tư tại đây

Đón đọc bài cuối: PGĐ Sở VHTT&DL Hà Nội: Thành phố sẽ giải quyết triệt để linh vật ngoại lai trên Thethaovanhoa.vn sáng mai 26/9

Ngắm những linh vật thuần Việt tuyệt đẹp tại Hà Nội TẠI ĐÂY
Cao Mạnh Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Đi đền, chùa đầu năm - phong tục đẹp, lễ sao cho đúng?

Đi đền, chùa đầu năm - phong tục đẹp, lễ sao cho đúng?

Thông thường đi lễ chùa, đền, phủ, người ta thường hái lộc đầu Xuân, là những búp chồi non. Nhưng không phải cứ ra sân chùa hái mang về...

Ngắm Tháp Bánh Ít huyền bí với kiến trúc ChămPa tại Bình Định

Ngắm Tháp Bánh Ít huyền bí với kiến trúc ChămPa tại Bình Định

Quần thể Tháp Bánh Ít gồm: Tháp cổng, tháp bia, tháp hỏa và tháp chính thờ nữ thần Siva, tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc ChămPa giai đoạn chuyển tiếp từ phong cách Trà Kiệu sang phong cách Bình Định.

Chuyện ít biết về 3 lần trùng tu Nhà thờ Đức Bà

Chuyện ít biết về 3 lần trùng tu Nhà thờ Đức Bà

Theo dự kiến, quý 4/2015 nhà thờ Đức Bà ở TP.HCM sẽ trùng tu dài hạn, chia làm 3 giai đoạn. Nhiều báo đài gọi đợt trùng tu này là “lần đầu tiên”, vì theo họ, nhà thờ này chưa từng được trùng tu, sửa chữa lớn.

Nhà nghiên cứu Bùi Quang Thắng: Hãy đi lễ hội theo cách... 50 năm trước

Nhà nghiên cứu Bùi Quang Thắng: Hãy đi lễ hội theo cách... 50 năm trước

Một lễ hội không thể gọi là giàu văn hóa, nếu chỉ có cảnh người tứ xứ đổ về, nườm nượp đặt lễ, sau đó ăn nhậu rồi... rút lui. Đáng buồn, đa phần du khách bây giờ đều tới lễ hội theo cách ấy.

Thực hư chuyện ông Hoàng Bảy vốn là... 'trùm buôn thuốc phiện'?

Thực hư chuyện ông Hoàng Bảy vốn là... 'trùm buôn thuốc phiện'?

Có thông tin cho rằng Ông hoàng Bảy vốn chỉ là... một trùm buôn thuốc phiện khi xưa. Sau khi lật thuyền chết đuối, xác của ông trùm này được đệ tử mang về Bảo Hà lập miếu thờ và dần phát triển thành đền Bảo Hà.

Bức tranh thế kỷ 17 'Young Man as Bacchus' được tìm thấy sau 80 năm 'biến mất'

Bức tranh thế kỷ 17 'Young Man as Bacchus' được tìm thấy sau 80 năm 'biến mất'

Các đặc vụ FBI (Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ) đã tìm thấy bức tranh sơn dầu Young Man as Bacchus của danh họa Hà Lan thế kỷ 17 Jan Franse Verzijl (1599-1647), sau hơn 80 năm biến mất.

Khi lòng tham hướng về lễ hội

Khi lòng tham hướng về lễ hội

Phật hay thần linh, hay đấng tối cao nào đó là những bậc đáng kính, với nhân cách và trí tuệ hơn người, đáng lẽ ra những người đi đến lễ hội là để học hỏi nhân cách và đạo đức của những vị ấy…

Thực hư 'con đường rượu thịt' tại Lạng Sơn đang gây xôn xao

Thực hư 'con đường rượu thịt' tại Lạng Sơn đang gây xôn xao

Từ một số bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, câu chuyện về "con đường rượu thịt" tại Lạng Sơn đang gây sự chú ý lớn của dư luận.

Tin mới nhất

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.