Khám phá Hồ Tây (kỳ 9): Kỳ thú làng hoa thủy tiên, cá cảnh

Tiếp tục cuộc du ngoạn quanh Hồ Tây, đến kỳ này chúng ta hãy dừng lại ở Yên Phụ. Làng Yên Phụ xưa có một xóm ở trên bán đảo nhô ra hồ, có một con đường đất ra chùa Trấn Quốc. Dân Yên Phụ vẫn coi Trấn Quốc là chùa của làng và không gọi là Trấn Quốc mà gọi Bờ Lũy vì chùa che gió, chắn sóng cho đất làng không bị xói lở.
28/10/2019 19:06

(Thethaovanhoa.vn) - Tiếp tục cuộc du ngoạn quanh Hồ Tây, đến kỳ này chúng ta hãy dừng lại ở Yên Phụ. Làng Yên Phụ xưa có một xóm ở trên bán đảo nhô ra hồ, có một con đường đất ra chùa Trấn Quốc. Dân Yên Phụ vẫn coi Trấn Quốc là chùa của làng và không gọi là Trấn Quốc mà gọi Bờ Lũy vì chùa che gió, chắn sóng cho đất làng không bị xói lở. Yên Phụ lại có đê Yên Phụ, khúc đê trọng yếu của sông Hồng…

Xem chuyên đề "Mọt sách, mọt sử, mọt phim tại đây"

Khám phá Hồ Tây (kỳ 8): Chuội tơ ở Nghi Tàm

Khám phá Hồ Tây (kỳ 8): Chuội tơ ở Nghi Tàm

“Ngày xưa có một ngôi làng/ Ngôi làng nên thơ tên là Nghi Tàm/ Ngày nay có một con đường/ Con đường thênh thang tên là Nghi Tàm”. Bài hát da diết, buồn buồn của nhạc sĩ Thanh Tùng nhắc ta nhớ về một vùng đất vô cùng nên thơ bên Hồ Tây với nghề tằm tơ, với những bến tắm, cung điện, lâu đài làm nơi du ngoạn nghỉ ngơi của vua chúa các triều đại…

Sống giữa sông, hồ, thiên nhiên kỳ thú, không lạ khi Yên Phụ được coi là làng chơi hoa thủy tiên và gây cá cảnh đầu tiên ở miền Bắc.

Từ Yên Hoa đến Yên Phụ

Làng Yên Phụ xưa có tên là Yên Hoa. Năm 1841, vì kỵ húy mẹ vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa nên làng phải đổi tên thành Yên Phụ.

Thực ra không riêng Yên Hoa, tất cả những gì có chữ Hoa đều bị vua Gia Long và các vua Nguyễn sau bắt đổi. Thanh Hoa đổi thành Thanh Hóa, hoa đổi thành bông, hoa lợi phải đổi thành huê lợi… Chuyện bắt đầu là bà Hồ Thị Hoa, vợ của vua Minh Mạng, con dâu vua Gia Long. Tháng 5/1807, Hồ Thị Hoa sinh con trai đầu lòng, đặt tên là Miên Tông, 13 ngày sau thì bà qua đời (lúc mới 17 tuổi).

Mẹ mất, Miên Tông được gửi cho bà nội là Hoàng hậu Thuận Thiên nuôi cho đến trưởng thành. Năm 1841, người con mất mẹ lúc 13 ngày tuổi Miên Tông lên ngôi, niên hiệu là Thiệu Trị. Và Thiệu Trị đã triệt để kiêng kỵ tên hoa là tên mẹ ông.

Chú thích ảnh
Một góc làng Yên Phụ bên bờ Hồ Tây xưa, phía Bắc đường Cổ Ngư. Ảnh tư liệu

Tuy nhiên cũng còn một giả thuyết khác. Thời Hậu Lê ở Quảng Bá có trại huấn luyện voi của triều đình. Sau khi huấn luyện xong thì quản tượng cho voi đi ăn quanh vùng, khi qua Yên Hoa chẳng may một con bị sa lầy và chết. Vua phạt vạ và bắt đổi tên làng.

Từ năm 1981, Yên Phụ là một phường của quận Ba Đình. Phường Yên Phụ bao gồm làng Yên Phụ sát Hồ Tây, phố Yên Phụ và đê Yên Phụ.

Làng Yên Phụ xưa có một xóm ở trên bán đảo nhô ra hồ. Thời Hậu Lê, từ làng ra chùa Trấn Quốc có một con đường đất. Dân Yên Phụ vẫn coi Trấn Quốc là chùa của làng và không gọi là Trấn Quốc mà gọi Bờ Lũy. Sở dĩ gọi như vậy vì Trấn Quốc che gió, chắn sóng cho đất làng không bị xói lở. Bản đồ năm 1831 vẫn còn con đường này. Nhưng sau này con đường biến mất. Vì coi Trấn Quốc như chùa làng nên vào dịp hội làng 10/2 Âm lịch, theo lệ xưa (ngày nay vào ngày 9/2) người ta vẫn tổ chức rước kiệu từ đình sang chùa Trấn Quốc lấy nước thanh tịnh về đình để tắm tượng.

Chuyện đê Yên Phụ và những con đê thành lối xe

Tuy sông Tô Lịch từng gây ra lũ lụt nhưng không kinh khủng như sông Hồng. Theo mô tả của bác sĩ Hocquard trong cuốn Một chiến dịch ở Bắc Kỳ, năm 1883, đoạn đê khu Đồn Thủy (từ Bảo tàng Lịch sử xuống bệnh viện Hữu Nghị hiện nay) đã rất cao nhưng năm 1884 mưa bão lớn làm vỡ 60m, khu Đồn Thủy nằm trong biển nước.

Đê qua Hà Nội cực kỳ cần thiết và quan trọng ấy vậy mà không hiểu sao ngày 9/7/1888, đốc lý Hà Nội đã ra quyết định cho phá bỏ đoạn đê từ Yên Phụ xuống Lương Yên. Ngay lập tức Thống sứ Bắc Kỳ đã có công văn giữ nguyên đoạn đê và yêu cầu đắp lại những chỗ đã phá.

Hà Nội hiện có 20 tuyến đê chính với tổng chiều dài 469,913 km, trong đó 37,709km đê hữu Hồng là đê cấp đặc biệt trong đó có đê từ Nhật Tân đến dốc Yên Phụ. Đây là đoạn đê hoành tráng nhất trong hệ thống đê điều miền Bắc, cao tới 14m, mặt rộng, thân lớn. Sở dĩ đê đoạn này cao lớn là do được đắp lại sau khi đoạn đê Quảng Bá bị vỡ (hồ Quảng Bá ngày nay là dấu vết chỗ đê vỡ, nước xói tạo ra hồ) thời vua Tự Đức. Trước đó, phố Yên Phụ và Nghi Tàm ngày nay xưa là đê.

Đầu thập niên 1990, ở Yên Phụ nổi lên chuyện lấn chân đê làm nhà. Cả một đoạn đê khoảng hơn cây số qua địa phận phường Yên Phụ bị người ta đua nhau làm nhà hai bên thân đê, xây bậc lên xuống, lối ngõ vào nhà ngay thân đê hoặc bạt mái đê, cuốc xới trồng rau.

Sau khi “dẹp loạn” nạn lấn chiếm đê xong, Nhà nước cắm mốc, vạch rõ các chỉ giới, làm đường rộng 5m lưu thông ngay sát chân đê thì chẳng còn mấy ai vi phạm cái mốc đó nữa.

Từ đầu những năm 2000, sông Hồng gần như không còn lũ và những con đê lừng lừng từng che chắn lũ cho Thăng Long - Hà Nội trong nhiều thế kỷ giờ chỉ còn là những bức tường đất ngăn cách thành phố nhìn ra sông con, sông mẹ.

Làng chơi hoa thủy tiên và gây cá cảnh đầu tiên ở miền Bắc

Xa xưa Yên Phụ có nghề làm hương. Tương truyền nghề làm hương ở Yên Phụ có từ thế kỷ 13. Thời bao cấp Yên Phụ còn một hai nhà làm nghề này. Hương se xong mang ra đê phơi. Lời lãi không nhiều, lại tranh nhau chỗ phơi nên người ta bỏ nghề.

Thời Nguyễn, đàn ông trong làng chủ yếu đánh cá ở Hồ Tây vì quan tỉnh cho các làng ven hồ được hưởng hoa lợi từ hồ. Nhưng khi Pháp chiếm Hà Nội, chính quyền thành phố đấu thầu đánh cá nên họ không được tự do bắt cá nữa. Từ đó, đàn ông, đàn bà trong làng làm công nhân ở các nhà máy, xí nghiệp quanh vùng, trong đó một số ít vào làm công ở vườn gây giống rau và hoa ở Laforge phố Thụy Khuê.

Từ làm công họ trở thành cai, trong đó có ông Trưởng Thụ người xóm Giữa. Ông không chỉ thông thạo kỹ thuật, cách thức chăm bón sao cho hoa nở đẹp mà còn biết người Pháp có nhu cầu cắm hoa hàng ngày, ông mua giống về trồng ở vườn nhà rồi truyền nghề này cho em là Hương Hồi. Thấy họ hàng nhà Trưởng Thụ khấm khá hơn nhờ hoa, nhiều gia đình có đất cũng bắt chước và năm 1924-1925, Yên Phụ trở thành làng trồng hoa Tây.

Tuy không nức tiếng như Ngọc Hà, Hữu Tiệp nhưng Yên Phụ lại hơn vì biết tỉa thủy tiên để bán trong dịp Tết. Nghề buôn giống hoa thủy tiên bắt đầu từ Yên Phụ. Họ nhập giống từ Thượng Hải, Hương Cảng mang về bán củ và tỉa. Vì nghề cần nhiều vốn nên trong làng chỉ ba nhà có máu mặt là Trưởng Cộng, Trưởng Hán và Trưởng Canh làm được. Nghề tỉa thủy tiên gặp thời tiết thuận lợi và gặp năm khách chơi nhiều thì kiếm vài trăm đồng vụ hoa Tết là bình thường. Giá giò đẹp từ 10-15 đồng, gần bằng một tháng lương thợ khi đó.

Thế chiến II nổ ra, nguồn cung cấp giống bị cắt nên Yên Phụ chuyển sang ươm hoa giống. Cùng với buôn thì họ cũng chơi thủy tiên. Hội thi hoa thủy tiên được tổ chức vào dịp Tết tại đình làng Yên Phụ, Ngũ Xã, đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm) và Văn Miếu.

Nghề nuôi cá cảnh ở Yên Phụ bắt đầu từ nhà Hương Hồi. Nhà này thuộc hàng khá giả ở làng. Năm 1930, trong lần đi sang Hương Cảng mua giống thủy tiên, Hương Hồi đã mua cá vàng về chơi. Ban đầu chỉ là chơi sau thấy có thể kinh doanh được đã mày mò tìm cách cho sinh sản.

Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng Hương Hồi cũng đã thành công. Hương Hồi đặt hãng thủy tinh Thanh Đức làm cóng tròn để người chơi thả cá trong đó. Nhiều người làng cũng muốn bắt chước Hương Hồi nhưng khó nhất là khâu sinh sản và cuối cùng thì có hai người có máu mặt trong làng là Trưởng Thành và Trưởng Hán cũng học được nghề này. Từ cá vàng, họ sang Hương Cảng mua thêm các loại mới như: kiếm, chọi, khổng tước, vạn long, mã giáp... Từ kinh nghiệm nuôi và cho cá vàng đẻ, họ mày mò tìm ra bí quyết cho các giống này sinh sản nên không phải sang Hương Cảng mua giống nữa.

Năm 1948-1950, chơi cá cảnh đã trở thành phong trào ở Hà Nội rồi lan ra các thành phố lớn ở miền Bắc khiến làng Yên Phụ trở thành trung tâm cung cấp giống cá cảnh lớn nhất miền Bắc. Sợ bị mất nghề nên các gia đình gây giống thống nhất giấu kín và chỉ đàn ông mới giữ bí quyết này. Thế nhưng, một vài cô gái về làm dâu làng Nghi Tàm cũng trộm được nghề, xúi chồng xây bể nuôi cá.

Thập niên 1940, làng Nghi Tàm đã có vài nhà biết gây một vài giống cá, việc đó khiến người Yên Phụ tức tối. Nhưng sau họ cũng nguôi vì mang nghề cho nhà chồng, con gái Yên Phụ không bị coi thường. Tuy nhiên hai bên thống nhất phải giấu kín, vì thế nghề gây giống cá cảnh suốt một thời gian dài chỉ có ở Yên Phụ và Nghi Tàm.

Năm 1958, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp và tiểu thủ công diễn ra rầm rộ khắp nơi, ở Hà Nội, xích lô, cắt tóc, vận tải thô sơ… đều vào hợp tác xã nhưng riêng nghề nuôi cá cảnh thì không. Chính quyền xã vận động nhưng những người nắm bí quyết cho cá sinh sản lý sự nghề này không phải là thủ công nghiệp và các cửa hàng mậu dich quốc doanh lại không thể bán được cá nên việc thành lập hợp tác xã nuôi và gây giống cá cảnh không thành.

Ngày nay, Yên Phụ không còn nhà nào gây cá cảnh giống nữa, họ nhập cá cảnh từ các nơi về để bán lẻ và bán buôn.

(Còn nữa)

Nguyễn Ngọc Tiến

Tin cùng chuyên mục

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.