Họa sĩ Phạm Tô Chiêm: Phải cởi mở thì biếm họa mới khởi sắc

Nếu hỏi những người cầm cọ ở Hà Nội về cái tên Phạm Tô Chiêm, thường sẽ nhận được câu trả lời khá thú vị: Có hai Phạm Tô Chiêm. Hai người cùng huyết thống, cùng ở một nhà, cùng nghề vẽ… Một người đã mất, còn một người hiện đang “vẽ vời” tại NXB Kim Đồng.
26/07/2018 14:15

(Thethaovanhoa.vn) - Nếu hỏi những người cầm cọ ở Hà Nội về cái tên Phạm Tô Chiêm, thường sẽ nhận được câu trả lời khá thú vị: Có hai Phạm Tô Chiêm. Hai người cùng huyết thống, cùng ở một nhà, cùng nghề vẽ… Một người đã mất, còn một người hiện đang “vẽ vời” tại NXB Kim Đồng.

Hóa ra, họa sĩ Phạm Tô Chiêm mà người viết cần gặp là con trai của cố họa sĩ Phạm Tô Chiêm (tên thật là Phạm Văn Tự).

Vẽ nhiều nhưng thiếu sân chơi

“Bố tôi được mọi người biết đến với bút danh Tô Chiêm hơn là tên thật. Vì rất thích bút danh ấy nên bố tôi lấy đặt tên cho tôi luôn. Thế nên, mỗi khi ai đó hỏi thăm đến cái tên ấy, nhất là những người lần đầu hoặc chưa biết bố tôi đã mất, cũng đều bị hỏi ngược lại: Gặp Chiêm bố hay Chiêm con?” - họa sĩ kể.

Chú thích ảnh
Họa sĩ Phạm Tô Chiêm

Chiêm "con" theo học ngành đồ họa và thừa nhận có chút ảnh hưởng nghề nghiệp từ bố mình. Từ ngày ra trường, anh đã kinh qua rất nhiều nghề: Dạy học, đi vẽ, làm sân khấu...

Đến khoảng năm 1993, anh bắt đầu minh họa cho báo Văn nghệ, sau đó về Kim Đồng, làm trình bày và minh họa cho NXB. Ngoài vẽ, anh còn là một cây bút văn hóa văn nghệ cho nhiều tờ báo như Tuổi trẻ, Văn nghệ Công an, Nhân dân hàng tháng, Đại đoàn kết, Gia đình Trẻ em với bút danh Tô Chiêm, Anh Chi. Thời còn sung sức, gần như tuần nào cũng có 1 - 2 bài trên mỗi báo.

Biếm họa là thể loại Phạm Tô Chiêm vẽ khá nhiều. Bất kể thứ gì diễn ra trong cuộc sống khiến cho anh cảm thấy nghịch mắt, thấy buồn cười... là anh lập tức sẽ đưa nó lên mặt giấy. Dẫu vậy, những tác phẩm biếm họa của Phạm Tô Chiêm sau khi hoàn thành thường anh chỉ lưu trong ổ cứng hoặc thi thoảng đăng facebook.

"Trước kia, “đất đai” trên các báo dành cho biếm họa rất được chú trọng, nhưng bây giờ không còn nhiều tờ báo “chơi” thể loại này nữa. Việc mang tiếng cười, sự châm biếm đến công chúng vì thế cũng bị hạn chế" - họa sĩ Phạm Tô Chiêm nói - "Các giải thưởng thì tôi mới chỉ tham dự Giải Biếm họa Báo chí Việt Nam - Cúp Rồng tre từ mùa đầu tiên. Ngoài ra chưa thấy giải nào khác cho biếm họa. Vẽ xong mà không có báo đăng, không có sân chơi thì còn động lực đâu để vẽ?!".

Chú thích ảnh
 "Những lời dặn dò sau World Cup", tranh biếm của họa sĩ Phạm Tô Chiêm

Cần cởi mở hơn với biếm họa

Theo họa sĩ Phạm Tô Chiêm, các họa sĩ trẻ bây giờ không nhiều người quan tâm đến thể loại biếm họa. Ở các sân chơi cho thể loại này, theo như anh tìm hiểu, số lượng các tác giả trẻ tham gia rất ít, phần lớn là các "bậc lão thành" U50 - 60, thậm chí già hơn.

Nói như thế không có nghĩa họa sĩ Phạm Tô Chiêm "buồn lòng" với những tác giả trẻ. "Biếm họa cần sự chín, chín trong suy nghĩ, chín trong cách đặt vấn đề đối với mỗi hiện tượng của xã hội. Với những người trẻ, khi mà độ chín chưa tới hoặc ít quan tâm đến diễn biến của cuộc sống thì rất khó để làm nhà báo vẽ" - anh triết lý.

Anh cũng đồng tình với quan điểm rằng để biếm họa khởi sắc trở lại, từ cơ quan quản lý đến công chúng cần phải có cái nhìn khác, cởi mở hơn với thể loại biếm họa.

"Cái việc đối nghịch trong bức tranh là điều bắt buộc trong biếm họa. Mục đích của người họa sĩ vẽ biếm là phê phán những thói hư, tật xấu của xã hội, nhưng lại bị suy diễn hay nghiêm trọng hóa vấn đề lên để quy kết thì ai còn dám vẽ?! Vì thế, để biếm họa khởi sắc hơn, ngoài các sân chơi, các tờ báo cần có chỗ cho biếm họa còn rất cần các cơ quan quản lý quan tâm và có cái nhìn cởi mở hơn với thể loại này" - họa sĩ bày tỏ.

Giúp các em nhỏ "Vẽ nên cổ tích"

Họa sĩ Phạm Tô Chiêm "có chân" trong quỹ từ thiện "Thiện Nhân và Những người bạn", mỗi năm đều tổ chức tổ chức chương trình “Vẽ nên cổ tích” cho các em thiếu nhi, sau đó bán tranh lấy tiền góp vào quỹ để hỗ trợ chi phí phẫu thuật cho các bệnh nhi (khoảng 40 triệu đồng/ca).

Tháng 9 tới đây, quỹ từ thiện "Thiện Nhân và Những người bạn" sẽ phối hợp với NXB Kim Đồng và Báo Thiếu Niên tiếp tục tổ chức cuộc thi là viết và vẽ "Vẽ nên cổ tích" để tiếp tục gây quỹ.

"Các em thiếu nhi có thể vẽ, có thể viết và tranh có thể đem bán đấu giá hoặc in thành postcard, truyện có thể đăng báo, in thành tuyển tập. Tất cả đều nhằm mục đích giúp các họa sĩ nhí tài năng có thêm động lực để thực hiện ước mơ của chính mình và giúp sức “vẽ” nên câu chuyện cổ tích cho những bạn nhỏ trong chương trình “Thiện Nhân và những người bạn” – họa sĩ Phạm Tô Chiêm cho biết.

Triển lãm của 4 họa sĩ ĐH Mỹ thuật Công nghiệp

Triển lãm của 4 họa sĩ ĐH Mỹ thuật Công nghiệp

30 tác phẩm trên các chất liệu như kim loại, gốm, sơn mài, sơn dầu, acrylic trên toan của 4 họa sĩ giảng viên ĐH Mỹ thuật Công nghiệp: Trịnh Tuân, Nguyễn Ngọc Quân, Vũ Hữu Nhung, Lê Anh Vũ được trưng bày từ 26/12 đến 6/1/2018 tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc (49 Nguyễn Du, Hà Nội).

Phạm Huy

Tin cùng chuyên mục

Chùm tranh biếm họa dự thi của họa sĩ Đức Trí

Chùm tranh biếm họa dự thi của họa sĩ Đức Trí

Lễ trao Giải biếm họa báo chí Việt Nam - Cúp Rồng tre lần V - 2018 và triển lãm tranh Biếm họa chủ đề Ứng xử văn hoá; Xã hội văn minh do Báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN) tổ chức diễn ra chiều 11/1 tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (5- Lý Thường Kiệt, Hà Nội).

Chùm tranh biếm họa dự thi của họa sĩ Đồng Thanh Lộc

Chùm tranh biếm họa dự thi của họa sĩ Đồng Thanh Lộc

Lễ trao Giải biếm họa báo chí Việt Nam - Cúp Rồng tre lần V - 2018 và triển lãm tranh Biếm họa chủ đề Ứng xử văn hoá; Xã hội văn minh do Báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN) tổ chức diễn ra chiều 11/1 tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (5- Lý Thường Kiệt, Hà Nội).

Chùm tranh biếm họa dự thi của họa sĩ Trần Hải Nam

Chùm tranh biếm họa dự thi của họa sĩ Trần Hải Nam

Lễ trao Giải biếm họa báo chí Việt Nam - Cúp Rồng tre lần V - 2018 và triển lãm tranh Biếm họa chủ đề Ứng xử văn hoá; Xã hội văn minh do Báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN) tổ chức diễn ra chiều 11/1 tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (5- Lý Thường Kiệt, Hà Nội).

Chùm tranh biếm họa dự thi của họa sĩ Nguyễn Hữu Đức

Chùm tranh biếm họa dự thi của họa sĩ Nguyễn Hữu Đức

Lễ trao giải Biếm họa báo chí Việt Nam - Cúp Rồng tre lần V - 2018 và triển lãm tranh Biếm họa chủ đề Ứng xử văn hoá; Xã hội văn minh do Báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN) tổ chức diễn ra chiều 11/1 tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (5- Lý Thường Kiệt, Hà Nội).

Chùm tranh biếm họa dự thi của họa sĩ Hà Xuân Nồng (NOP)

Chùm tranh biếm họa dự thi của họa sĩ Hà Xuân Nồng (NOP)

Lễ trao Giải biếm họa báo chí Việt Nam - Cúp Rồng tre lần V - 2018 và triển lãm tranh Biếm họa chủ đề Ứng xử văn hoá; Xã hội văn minh do Báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN) tổ chức diễn ra chiều 11/1 tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (5- Lý Thường Kiệt, Hà Nội).

Họa sĩ Duy Sơn: Được vẽ biếm họa là niềm hạnh phúc

Họa sĩ Duy Sơn: Được vẽ biếm họa là niềm hạnh phúc

Trong danh sách các tác giả đoạt giải Biếm hoạ Báo chí Việt Nam - Cúp rồng tre lần thứ V vừa qua (do báo Thể thao & Văn hoá, TTXVN tổ chức) có một gương mặt khá đặc biệt: họa sĩ Nguyễn Duy Sơn. 61 tuổi, cùng đại gia đình với con gái, con rể và cháu ngoại lên Hà Nội nhận giải, ông hồ hởi nói rằng được vẽ biếm họa là niềm hạnh phúc.

Bế mạc Triển lãm Giải Biếm họa báo chí Việt Nam - Cúp Rồng tre lần V-2018

Bế mạc Triển lãm Giải Biếm họa báo chí Việt Nam - Cúp Rồng tre lần V-2018

Diễn ra trong 2 ngày 12 và 13/1/2019, tại phố đi bộ Hồ Gươm (Hà Nội), triển lãm 60 bức tranh thuộc giải biếm họa báo chí Việt Nam - Cúp Rồng tre lần V - 2018 (báo Thể thao và Văn hóa)với chủ đề “Ứng xử văn hóa; Xã hội văn minh” đã được người dân, du khách nước ngoài tới thưởng lãm đón nhận và quan tâm nhiệt thành.

Giải Biếm họa Báo chí Cúp Rồng tre đã khôi phục lại cho biếm họa vị trí xứng đáng

Giải Biếm họa Báo chí Cúp Rồng tre đã khôi phục lại cho biếm họa vị trí xứng đáng

Ngày 11/1 Lễ tổng kết, trao giải và triển lãm Giải Biếm họa báo chí Việt Nam lần V – Cúp Rồng Tre lần V - 2018 do báo Thể thao và Văn hóa, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã diễn ra tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội).

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.