Hình tượng con trâu trong văn hóa Việt

Hình ảnh con trâu siêng năng, cần cù gắn liền với người nông dân, lũy tre làng đã khắc sâu trong tâm thức của bao thế hệ người Việt và được thể hiện trên nhiều phương diện từ văn học, hội họa, phong tục,...
12/02/2021 17:20

(Thethaovanhoa.vn) - Ở Việt Nam, trâu đã đi vào đời sống của người dân từ bao đời nay. Theo các di chỉ khảo cổ, hàng vạn năm trước, người Việt cổ đã thuần hóa trâu rừng thành trâu nhà và biến nó trở thành con vật gần gũi, thân thiết. Hình ảnh con trâu siêng năng, cần cù gắn liền với người nông dân, lũy tre làng đã khắc sâu trong tâm thức của bao thế hệ người Việt và được thể hiện trên nhiều phương diện từ văn học, hội họa, phong tục,...

'12 con giáp 2021': Xuân Bắc - Tự Long dựng show diễn 'làm mới' con trâu

'12 con giáp 2021': Xuân Bắc - Tự Long dựng show diễn 'làm mới' con trâu

Trong 12 con giáp 2021, nghệ sĩ Xuân Bắc - Tự Long đóng vai cụ ông và cụ bà, quyết tâm khôi phục lại nghề rối nước truyền thống, bằng cách xây dựng một show trình diễn hấp dẫn, lôi kéo khán giả trở về với cái đẹp của múa rối nước, hay rộng hơn, là cái đẹp trong văn hóa truyền thống.

Một biểu tượng đẹp

Trong văn hóa dân gian, con trâu được thức nhận, chiêm nghiệm sâu sắc và đa dạng, đa chiều. Tri thức về con trâu xuất hiện sớm nhất trong tri thức về loài vật của người Việt. Hình ảnh con trâu được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần và lao động sản xuất từ hàng ngàn năm đã đi vào ca dao tục ngữ, trở thành đề tài, nguồn cảm hứng phong phú của văn học, hội họa, điêu khắc, âm nhạc…

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Võ Văn Sen, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hình ảnh con trâu có mặt trong các tác phẩm văn hóa dân gian, trong các bức điêu khắc tại đình làng, tượng trâu bằng đất nung, đầu trâu bằng đá có niên đại hàng ngàn năm. Đó là hình ảnh “Trâu cõng chú bé thổi sáo trong tranh Đông Hồ”, “Trâu vàng đẫm mình tại Hồ Tây” hay trong truyện cổ tích Kim Ngưu, chờ bà mẹ nào sinh đủ 10 con trai thì ra kéo trâu về; con trâu mưu trí đánh bại hổ dữ trong câu chuyện cổ tích “Trí khôn của ta đây”; truyện ngụ ngôn “Lục súc tranh công” cũng nhắc tới trâu là con vật đầu tiên, cùng với các vật nuôi trong nhà có công sinh ra thóc, gạo, ngô, đỗ cho con người. Trong nhiều câu ca dao, tục ngữ, hình ảnh trâu còn xuất hiện để răn dạy người đời, hoặc truyền đạt các kinh nghiệm sống như “Làm ruộng phải có trâu/ Làm dâu phải có chồng”, “Tậu trâu xem vó, lấy vợ xem nòi”, “Làm ruộng không trâu như làm giàu không thóc”,…

Tương tự, Tiến sỹ Mai Mỹ Duyên, nguyên Phó Trưởng khoa sau Đại học, Giảng viên trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, có lẽ không người Việt nào không biết đến những câu ca chan chứa tình cảm như "Trâu ơi ta bảo trâu này/Trâu ra ngoài ruộng cấy cày với ta/Cấy cày vốn nghiệp nông gia/Ta đây trâu đấy ai mà quản công/Bao giờ cây lúa còn bông/Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn" cùng nhiều câu chuyện cảm động về mối quan hệ giữa con người với loài vật hiền lành này được lưu truyền trong dân gian.

Chính nhờ sự gần gũi đã tạo nên mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa người với trâu. Nhưng có lẽ chính quá trình lao động cùng nhau, những nét tương đồng về số phận, tính cách giữa người nông dân và con trâu mới là yếu tố quan trọng khiến cho trâu và người trở thành đôi bạn thân thiết, thủy chung. Trâu cũng là con vật tình nghĩa, dù xa cách nhiều năm vẫn nhớ chủ, đi xa vẫn nhớ đường về, trả công cho người chăm sóc hậu hĩnh, xứng đáng.

Chú thích ảnh
Con trâu, một biểu tượng đẹp của văn hóa Việt

Không chỉ gắn liền với nền kinh tế, trâu còn là biểu tượng của sức mạnh, tượng trưng cho sự bền bỉ. Vào các lễ hội mùa xuân, trâu còn là linh vật trong các lễ tạ ơn trâu của đồng bào Thái ở vùng núi Tây Bắc, lễ hội chọi trâu của người dân xứ biển Đồ Sơn (Hải Phòng); Bắc Ninh, Thái Nguyên, lễ hội đâm trâu truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên...

Với bản chất hiền lành, hòa đồng và chăm chỉ, lấy tên là “Trâu Vàng” (còn gọi là Kim Ngưu) từng được chọn làm linh vật cho SEA Games 22 tổ chức tại Việt Nam năm 2003 với ước vọng về mùa màng tốt đẹp, ấm no, hạnh phúc, tượng trưng sức mạnh và tinh thần thượng võ của người Việt.

Phát huy tinh thần “văn hoá Trâu”

Hiện nay, dù đất nước đã đổi mới rất nhiều nhưng con trâu vẫn luôn là hình tượng gần gũi, thân thiết với người nông dân. Ở những vùng sâu, vùng xa, không có điều kiện kinh tế phát triển cơ giới hóa sản xuất thì con trâu vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng, là sức kéo chủ yếu, là đầu cơ nghiệp để giảm nghèo, phát triển kinh tế. 

Lúc sinh thời, Bác Hồ dù bận trăm công ngàn việc nhưng vẫn luôn nhắc nhở mọi người chú ý chăm sóc nguồn sức kéo quan trọng của nhà nông, bởi đó là tài sản lớn. Bác đã viết bài "Cần chăm sóc trâu bò trong vụ rét sắp tới". Bài báo của Bác có đoạn: "Việc chăm sóc trâu, bò là nhiệm vụ chung của cả hợp tác xã. Cán bộ địa phương đều ra sức làm tốt. Đó cũng là một cách thiết thực của đồng bào nông dân ở hậu phương tham gia sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước". Đối với Bác, không có việc nào là nhỏ, nếu như mỗi người, từ những người nông dân chăn trâu, bò nếu làm tốt công việc của mình đều góp phần vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.

Tương tự, theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Võ Văn Sen, dưới thời nhà Lý-Trần, với chính sách trọng nông, khuyến nông, nhà nước phong kiến rất quan tâm tới việc bảo vệ nguồn sức kéo. Năm 1123, vua Lý Nhân Tông xuống chiếu nhắc nhở: “Trâu là con vật quan trọng cho việc cày cấy, lợi cho người. Từ nay cấm không được giết trâu ăn thịt. Ai làm trái thì trị tội theo pháp luật. Luật Hình (thời Lý), Hình luật (thời Trần) đều có những điều khoản cụ thể quy định hình phạt về tội ăn trộm và giết hại trâu bò, những nhà láng giềng biết mà không tố giác cũng bị trừng phạt. Vào đầu xuân, theo lệ, nhà vua thân chinh làm lễ tế Thần nông và cày ruộng Tịch điền, trâu cày ruộng tịch điền phải là trâu đực.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trong thời đại phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thì hình ảnh con trâu kềnh càng, chậm chạp không còn phù hợp. Thời đại mới, tất cả phải nhanh chóng, “siêu tốc”, “phi mã” nên đều trở nên gọn nhẹ, tinh xảo hơn…

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, người đã dành hơn 60 năm nghiên cứu về lịch sử Việt Nam nhận định, biểu tượng con trâu rất thích hợp với xu hướng phát triển "chậm mà chắc", với xu hướng coi trọng những giá trị tinh thần làm nền tảng của đạo đức xã hội như hiền lành, hài hòa, chất phác, chăm chỉ, cần cù lao động, tình nghĩa thủy chung, kiên cường. Gốc có bền, cây mới vươn cao, nền móng có chắc chắn thì ngôi nhà mới vững chãi được. Dân giàu, nước mạnh; dân yên, nước vững bền. Đó là bài học giản dị, sâu sắc của cha ông mà đôi lúc nhiều người không nhớ. Vì vậy, cần chú trọng chiến lược giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, những giá trị đạo lý truyền thống tốt đẹp đã được vun đắp ngàn đời đến nay.

Trong những ngày đầu năm 2021, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp. Đất nước chào đón năm mới Tân Sửu với tinh thần phát huy văn hóa truyền thống của năm “con trâu”, toàn Đảng, toàn quân và dân ra sức phấn đấu đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng vào cuộc sống, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân. Đây là việc làm có ý nghĩa nhiều mặt, chắc chắn được mọi người dân Việt Nam, trong đó có nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đồng tình, hưởng ứng và sẽ thành công.

Bên cạnh đó, trâu gắn liền với nền văn minh lúa nước, tính cách con người Việt, cũng gắn với sự hiền hòa, đôn hậu và cần mẫn của người nông dân. Hình tượng con trâu trong văn hóa Việt Nam thể hiện sự phấn đấu và vươn lên. Năm 2020 vừa qua, cả nước đã và đang chiến đấu với những khó khăn do dịch bệnh COVID-19, tất cả đều đang chờ đợi một sự khởi động, đột phá trở lại. Và năm con Trâu với hy vọng mang “sức Trâu đẩy lùi đại dịch” dự báo những bước thay đổi, phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Thu Hương - TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nguyễn Đình Thi - nhà văn hoá lớn, "cây đại thụ" của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam

Nói đến Nguyễn Đình Thi là nói đến một nhà văn hoá lớn, một tài năng lớn, "cây đại thụ" của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 3): Hợp tác công tư để tạo đột phá

Hợp tác công tư (Tiếng Anh là Public-Private Partnership, viết tắt là PPP) là các thỏa thuận hợp tác lâu dài được thiết lập giữa các đối tác công và tư nhằm mục đích lập kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng và quản lý các dự án.

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề "Âm nhạc kết nối tình hữu nghị".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Những năm qua, đã có rất nhiều chương trình, đề án phát triển công nghiệp văn hóa của từng địa phương cũng như cả nước.

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Mường Nhé là huyện biên giới của tỉnh Điện Biên, có đường biên tiếp giáp hai nước bạn Lào và Trung Quốc, cũng là điểm cực Tây Bắc Tổ quốc, được mệnh danh nơi "một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe".

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tin mới nhất

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.