GS-TS Huỳnh Như Phương: Yêu, thương và 'có trách nhiệm' với văn chương

Tôi có duyên may khi được học thầy Phương ở đại học và ra trường, thầy trò vẫn gặp nhau trong một số tọa đàm, hoặc hoạt động của Hội Nhà văn TP.HCM.
01/11/2023 11:36
Khôi Nguyên Thảo

Tôi có duyên may khi được học thầy Phương ở đại học và ra trường, thầy trò vẫn gặp nhau trong một số tọa đàm, hoặc hoạt động của Hội Nhà văn TP.HCM. Nơi cả thầy và trò đều là hội viên ở đó. Nhưng duyên may nhất có lẽ vẫn là những buổi được ngồi cà phê bên thầy, được nghe nhiều câu chuyện văn chương, chuyện dạy/học văn trong nhà trường.

GS-TS Huỳnh Như Phương có 2 tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa. Tác phẩm nghị luận Hãy cầm lấy và đọc- trích từ cuốn sách cùng tên - được giảng dạy trong sách Ngữ văn 7, tập 2, bộ Kết nối tri thức và cuộc sống. Tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà- một thể loại thế mạnh của thầy - trong Ngữ văn 7, tập 2, bộ Cánh diều.

Mềm mại, nhưng quả quyết

Với tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc, không hề lên gân, giáo điều, Huỳnh Như Phương chinh phục người đọc bằng những nhận định sắc bén, nhưng điềm đạm, với một kiểu văn phong mềm mại, nhưng quả quyết. Tác phẩm mang đến độc giả những suy ngẫm, chiêm nghiệm của ông trong nhiều năm giảng dạy, viết báo, viết sách về văn hóa đọc, cũng như nhận định của tác giả về những sựkiện nổi bật trong đời sống văn hóa, xuất bản.

GS-TS Huỳnh Như Phương: Yêu, thương và 'có trách nhiệm' với văn chương - Ảnh 1.

GS-TS Huỳnh Như Phương

Đây là bài viết nghị luận mang tinh thần chung của cuốn sách. Đây cũng là lời thì thầm của một em bé mà thánh Augustinus do nghe được mà thúc đẩy đi sâu vào nghiên cứu triết học và trở thành nhà tư tưởng hàng đầu của thời trung đại...

Dẫn dắt độc giả vào bài viết bằng một câu chuyện có màu sắc huyền bí, nhưng đầy tính thuyết phục, tác giả chia sẻ: "Vượt qua tính chất huyền bí của câu chuyện ấy, Hãy cầm lấy và đọc trở thành lời mời gọi trân trọng người ta đọc một cuốn sách. Đây có thể xem là một thông điệp: Hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào. Cùng với thức ăn để duy trì sự sống của cơ thể, con người cũng cần thức ăn nuôi dưỡng tinh thần. Đọc là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần. Người tuyệt thực, không ăn uống, có thể chết. Người không đọc, không xem, không nghe cũng có thể "chết", cái chết dần dần, êm ái, không dễ nhận ra".

GS-TS Huỳnh Như Phương: Yêu, thương và 'có trách nhiệm' với văn chương - Ảnh 2.

Tác phẩm "Hãy cầm lấy và đọc"

Nếu biết Huỳnh Như Phương ngoài đời, trên giảng đường hoặc đọc văn của ông, rất dễ nhận ra sự đồng nhất trong chữ nghĩa và ngoài cuộc sống của một người thầy điềm đạm, hiền lành, yêu sách vở, chữ nghĩa đến mức có cảm giác như bất cứ câu chuyện nào cũng dẫn về chữ nghĩa.

Hãy cầm lấy và đọc là tác phẩm thể hiện rất rõ những tâm tư, đau đáu về mong muốn có một thế hệ những học sinh hiểu và yêu quý sách, coi sách như cơm ăn, nước uống mà tác giả gửi vào đó.

Viết từ nỗi đau của gia đình

Với Người ngồi đợi trước hiên nhà, tản văn có tính tự sự này được viết ra từ chính kỷ niệm riêng. Tác phẩm kể về sự chờ đợi người về sau chiến thắng, ước mơ đoàn viên. Dì Bảy - nhân vật chính của tác phẩm - là dì ruột của tác giả. Dì và dượng Bảy vừa kết hôn được 1 tháng đã phải xa nhau vì đơn vị của dượng Bảy chuyển đi.

Dượng Bảyngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng, nhưng người vợ thủy chung, son trẻ vẫn chờ đợi, một đời "ngồi đợi trước hiên nhà".

GS-TS Huỳnh Như Phương: Yêu, thương và 'có trách nhiệm' với văn chương - Ảnh 3.

Tản văn "Người ngồi đợi trước hiên nhà" trong "Ngữ văn 7", tập 2, bộ Cánh diều

Câu chuyện vọng phu thời hậu chiến không mới, nhưng với sự trắc ẩn, ấm áp trong lòng mình, tác giả đã khắc họa chân dung dì Bảy đọng nhiều ấn tượng về sự thủy chung, bên cạnh sự xót xa, cô độc trong lòng độc giả.

Chọn cách sẻ chia câu chuyện của chính mình, những trải nghiệm đã qua, những người đã gặp, những vùng đã tới... là một phong cách quen thuộc trong tản văn của Huỳnh Như Phương: Dù viết về một điều cụ thể cũng mang tính khái quát cao. Câu chuyện dì Bảy không là chuyện riêng của một nhân vật "tôi", không riêng của gia đình tác giả, mà bao độc giả thấu hiểu, yêu thương và đồng cảm với thân phận người phụ nữ thời hậu chiến.

Hai lời khuyên

"Với tôi, 2 câu nói - cũng là 2 lời khuyên - của thầy Huỳnh Như Phương mà bản thân luôn nhớ và gắng thực hiện: 1) Cố gắng giữ mình khi còn có thể; 2) Chịu khó làm được chút gì đó cho TP.HCM, nhất là trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu văn học.Tôi không có duyên được làm sinh viên, học viên của thầy, nhưng là học trò của thầy, theo đúng nghĩa của từ này" - PGS-TS Bùi Thanh Truyền (Trưởng khoa Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm TP.HCM) chia sẻ.

Học văn để làm giàu tâm hồn và trí tuệ...

Huỳnh Như Phương dễ được sinh viên hoặc người đối diện cảm mến vì vẻ ngoài mẫu mực, điềm đạm. Nhưng những bài giảng của ông không "hiền" như vẻ bề ngoài, mà thú vị và sắc sảo đến bất ngờ.

GS-TS Huỳnh Như Phương: Yêu, thương và 'có trách nhiệm' với văn chương - Ảnh 5.

Tôi nhớ một kỷ niệm trên lớp đại học với thầy Huỳnh Như Phương. Một giảng viên hút hồn học trò, không bao giờ cần nhìn qua giáo án. Người thầy chấm điểm không cần ba-rem, nên sinh viên bước vào môn học của thầy rất thoải mái, mà vẫn hiệu quả.

Một lần, thầy ra đề cho chúng tôi viết về tác phẩm yêu thích đã từng đọc. Một bạn nam trong lớp viết về một tác phẩm chưa được dạy và học. Thầy vẫn cho điểm cao và khen ngợi trước lớp.

GS-TS Huỳnh Như Phương: Yêu, thương và 'có trách nhiệm' với văn chương - Ảnh 6.

Huỳnh Như Phương nhiều lần nhắc với học sinh, sinh viên của mình rằng, học văn ở bậc phổ thông là học làm người, học làm giàu tâm hồn và trí tuệ. Học văn ở bậc đại học là học một nghề nghiệp, học kiến thức và kỹ năng để làm nghề. Dạy văn ở phổ thông chủ yếu là dạy người, còn dạy văn ở đại học chủ yếu là dạy nghề. Dạy văn ở phổ thông chủ yếu là một nghệ thuật, trong khi dạy văn ở đại học chủ yếu là một khoa học.

Việc xác định rõ 2 cấp học giúp cả người dạy lẫn người học hiểu rõ được tầm quan trọng của từng phương pháp tiếp cận và giảng dạy. Tuy tưởng như khác biệt, nhưng học văn ở bậc phổ thông và học văn ở bậc đại học không những không tách rời, mà còn có mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau.

GS-TS Huỳnh Như Phương: Yêu, thương và 'có trách nhiệm' với văn chương - Ảnh 8.

Với học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu

Bàn về văn học trong nhà trường, Huỳnh Như Phương cho rằng: "Có lẽ chưa bao giờ việc họcvà dạy văn đứng trước một tình thế đầy mâu thuẫn như hiện nay. Chưa bao giờ sách báo, tài liệu tham khảo, phương tiện học tập phong phú, đội ngũ thầy cô giáo đầy nhiệt huyết như hiện nay. Nhưng cũng chưa bao giờ môn văn bị giảm sút uy tín trước mắt nhìn xã hội và bị phàn nàn nhiều trong dư luận như hiện nay".

Những câu chuyện văn chương với thầy Phương - một người dành trọn đời nghiên cứu, giảng dạy và sáng tác văn học - luôn nhiều ưu tư như vậy. Yêu văn chương, thương văn chương và có trách nhiệm với văn chương (gồm cả trách nhiệm của một người dạy với những người học, của người viết với độc giả của mình) - đó chính là cốt lõi của thầy Huỳnh Như Phương.

Trải qua nhiều môi trường giáo dục

Thời đại học, 2 năm đầu, Huỳnh Như Phương học triết tại Đại học Văn khoa Sài Gòn, sau ngày thống nhất, ông được ra Hà Nội học tiếp về văn học.

Ông bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1990 tại Viện Văn học thế giới, thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Lĩnh vực chuyên môn: Mỹ học, lý luận văn học và văn học Việt Nam hiện đại. Nguyên Trưởng khoa Khoa Ngữ văn và Báo chí (1994 - 2001).

Sách đã xuất bản Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986), Những trang viết - những nhịp cầu (đồng tác giả, 1986), Mỹ học đại cương (đồng tác giả, 1994), Những tín hiệu mới (1994), Lý luận văn học - vấn đề và suy nghĩ (đồng tác giả, 1995), Danh lam nước Việt (đồng tác giả, 1995), Ngôi nhà và con người (2006), Trường phái Hình thức Nga (2007), Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008), Lý luận văn học - nhập môn (2010), Bây giờ mà có về quê… (2011), Tiếp nhận tư tưởng văn nghệ nước ngoài: Kinh nghiệm Việt Nam thời hiện đại (đồng chủ biên, 2015), Hãy cầm lấy và đọc (2016), Les Espaces Verts De Saigon (Traduit du vietnamien par Nicole Louis-Hénard et Phan Thanh-Thủy, 2016), Tác phẩm và thể loại văn học (2017), Thành phố - những thước phim quay chậm (2018), Giấc mơ, cảnh tượng và cái nhìn (2019)...

Ông là giảng viên Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM,giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Đà Lạt, Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Đà Nẵng, Đại học Paris Diderot - Paris 7…

Ông là ủy viên ban biên tập các tạp chí khoa học của ĐHQG TP.HCM, Đại học Giáo dục Hà Nội, Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Đà Lạt, Đại học Văn hiến, Đại học Paris Diderot - Paris 7…

(Còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Những năm qua, đã có rất nhiều chương trình, đề án phát triển công nghiệp văn hóa của từng địa phương cũng như cả nước.

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Mường Nhé là huyện biên giới của tỉnh Điện Biên, có đường biên tiếp giáp hai nước bạn Lào và Trung Quốc, cũng là điểm cực Tây Bắc Tổ quốc, được mệnh danh nơi "một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe".

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Kiểm tra thực hiện Chương trình số 06 CTr/TU của Thành ủy xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Kiểm tra thực hiện Chương trình số 06 CTr/TU của Thành ủy xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Ngày 18/12, đoàn kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 06 CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.