Đờn ca tài tử Việt Nam vào 'chặng nước rút'
(Thethaovanhoa.vn) - Khai mạc vào hôm nay (2/12), phiên họp của UNESCO tại Azerbaijan về các vấn đề Di sản Văn hóa Phi vật thể sẽ chính thức quyết định số phận của Đờn ca tài tử Việt Nam trong lộ trình trở thành Di sản Thế giới. Dự kiến, kết quả cuộc họp xét duyệt danh sách các di sản cần bảo vệ khẩn cấp và di sản phi vật thể có tính tiêu biểu của nhân loại, trong đó có Đờn ca tài tử, sẽ được đưa ra vào giữa tuần này.
Đờn ca tài tử được trình diễn rộng rãi tại các tỉnh phía Nam. Ảnh: TTXVN |
Xuất hiện từ hơn 100 năm trước tại khu vực Nam Bộ, Đờn ca tài tử là nghệ thuật phối hợp giữa đàn và ca, thường được cư dân tại đây trình diễn một cách tự nhiên sau những giờ lao động. Từ 20 "bản tổ" ban đầu, hiện đờn ca tài tử đã có hàng trăm bản nhạc khác nhau và vẫn được sử dụng một cách cực kì rộng rãi tại các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống niêm luật chặt chẽ và đồ sộ, cũng như những sáng tạo rất phong phú của loại hình âm nhạc này là lý do khiến hầu hết các chuyên gia đều tin chắc vào khả năng Đờn ca tài tử được UNESCO vinh danh lần này.
Thể thao & Văn hóa