Giải đua xe Công thức 1: Đặt cược với chặng đua Las Vegas Grand Prix
Sau nhiều năm mắc kẹt ở trạng thái trung lập, giải đua xe Công thức 1 (F1) cuối cùng cũng bắt đầu tăng tốc ở Mỹ nhờ tốc độ lăn bánh cao với canh bạc hơn 200 km/giờ ở "Sin City", tên lóng của Las Vegas.
Thứ Bảy này, lúc 10 giờ tối, giờ địa phương - tức là 1 giờ sáng Chủ nhật đối với những con cú đêm ở bờ Đông nước Mỹ (13h00 Chủ nhật, giờ Việt Nam), F1 sẽ quay trở lại Sin City sau 40 năm gián đoạn với giải Las Vegas Grand Prix đầu tiên.
Hào nhoáng
Lấy bối cảnh là cảnh quan thành phố ngập tràn ánh đèn neon, khung cảnh có chỉ số octan cao sẽ chứng kiến 20 tay đua thực hiện 50 vòng quanh đường phố dài 6,2km, với 17 khúc cua lượn qua đường MSG Sphere mới. Sau hai khúc cua nhanh và rẽ trái khó là lao thẳng xuống Dải Las Vegas với tốc độ lên tới 341 km/giờ, chạy qua Venice và Cung điện Caesars, đồng thời lao vút qua giữa các đài phun nước Bellagio nổi tiếng và Tháp Eiffel ở Paris Las Vegas.
"Las Vegas sẽ là sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh trong năm nay. Ý tôi là, chặng đua đó sẽ rất điên rồ", Christian Horner, quản lí đội đua vô địch Red Bull Racing, cho biết. "Tôi chưa bao giờ thấy hứng thú với một chặng Grand Prix như giải này".
Với kiểu quảng cáo rầm rộ đó, vé khán đài 3 ngày được bán với giá từ 1.500 USD trở lên - gấp đôi giá vé xem chặng đua F1 vào tháng trước ở Austin, Texas - và giá của các dịch vụ khác đều tăng cao. Chẳng hạn như vé vào Câu lạc bộ Paddock mới được xây dựng - câu lạc bộ bên đường đua F1 trong tòa nhà pit - có giá 15.000 USD mỗi người và được bán hết cách đây 8 tháng. Và đối với các gói bao gồm phòng khách sạn cùng vé đua và bữa ăn, căn hộ áp mái trên bầu trời đều giới hạn. Ví dụ "Gói Hoàng đế" của Cung điện Caesars có mức giá 5 triệu USD và đi kèm 5 đêm trong Biệt thự Nobu Sky rộng hơn 10.000m2 cùng với sân hiên rộng 5.000m2 nằm ở độ cao 150m so với Dải và có thể chứa 75 khách tham dự bữa tiệc xem chặng đua - chưa kể 12 vé tham dự Câu lạc bộ Paddock, bữa tối riêng dành cho 12 người do đầu bếp đạt sao Michelin Nobu Matsuhisa chuẩn bị, cùng một chiếc Rolls-Royce và tài xế riêng cho kỳ lưu trú.
Thực tế thì mọi địa điểm trên Dải đều sẵn sàng tổ chức tiệc tùng, với cơ sở vật chất mới được cải tạo và bầu không khí lễ hội tràn ngập D.J., nghệ sĩ nhào lộn, nghệ sĩ bộ gõ và mọi hình thức giải trí. Buổi lễ bắt đầu vào thứ Tư với lễ khai mạc gồm những cái tên như Keith Urban, will.i.am, Andra Day, Steve Aoki và ban nhạc của Jared Leto, Thirty Seconds to Mars. Và đối với chặng đua thực tế trên đường đua, với các buổi chạy tập vào thứ Năm và vòng loại vào thứ Sáu, bên cạnh chặng đua vào thứ Bảy, còn có nhiều cơ hội xem cao cấp khác. Điều đó bao gồm Club SI ở Dải Strip của tờ Sports Illustrated, như một phần của vé 3 ngày trị giá 7.500 USD, cũng bao gồm vé vào các bữa tiệc do những người như David Beckham và Shaquille O'Neal tổ chức.
Được biết, tạp chí Sports Illustrated đã chi 1 triệu USD để chuyển đổi nhà hàng Margaritaville ba tầng ở Flamingo thành Club SI, và rất nhiều thương hiệu khác đang đổ tiền vào các hoạt động tài trợ và tổ chức khách sạn. Trong khi đó, Cơ quan Quản lý Du khách và Hội nghị Las Vegas (LVCVA), đã cam kết chi khoảng 6,5 triệu USD cho tuần lễ Grand Prix để đảm bảo an ninh.
Ngay cả các đội đua cũng chi tiêu lớn. Quản lí đội Mercedes, Toto Wolff, cho biết đơn vị của ông đang đầu tư gần 15 triệu USD vào một đơn vị khách sạn dự kiến có sức chứa gần 1.000 người, gấp đôi chi phí của trụ sở đắt nhất tiếp theo của đội, tại chặng Grand Prix Miami.
Tuy nhiên, tất cả đều chưa là gì so với con số 400 triệu USD mà chủ sở hữu F1 Liberty Media dự kiến bỏ ra cho sự kiện này, với khoảng 280 triệu USD chi phí vốn trong năm 2023 liên quan đến việc chuẩn bị đường đua và pit ở Las Vegas.
Cơ hội tiềm năng
Không khó để nhận thấy mặt trái của cuộc hôn nhân giữa F1 và Las Vegas nếu xét đến lịch sử của môn đua xe bánh hở ở Mỹ. Trong khi Indianapolis 500 được coi là một phần trong lịch trình của F1 cho mùa giải khai mạc vào năm 1950, môn thể thao này phần lớn đã lan rộng ở Mỹ trong nhiều thập kỉ kể từ đó. Trong số các điểm đến đã tổ chức các chặng đua là Sebring, Florida và Watkins Glen, New York, và từ năm 2008 đến 2011, F1 không hề có chặng đua nào ở Mỹ.
F1 quay trở lại Mỹ vào năm 2012, ở Austin, và sau vài năm tăng trưởng chậm, môn thể thao này bắt đầu cất cánh với buổi ra mắt năm 2019 của loạt phim tài liệu trên Netflix là Drive to Survive. Các chặng đua F1 chứng kiến sự gia tăng khiêm tốn về lượng người xem trực tiếp trung bình ở Mỹ, con số này lần đầu tiên đạt 1 triệu trên ESPN vào năm ngoái và các thương hiệu mới đã tràn vào, khi Mỹ hiện là quốc gia duy nhất tổ chức 3 chặng đua.
Sau cùng thì giá trị vốn hóa thị trường của F1 hiện đạt 15 tỉ USD và 10 đội đua của giải hiện có trị giá trung bình 1,9 tỉ USD, theo ước tính của Forbes, tăng 276% so với mức 500 triệu USD vào năm 2019. Ferrari (ở mức 3,9 tỉ USD) và Mercedes (ở mức 3,8 tỉ USD) hiện nằm trong những đội thể thao có giá trị nhất thế giới. Thế nên, như Wolff cho tờ Forbes biết thì "sự quan tâm và phấn khích dành cho F1 là điều chưa từng có ở Mỹ và mức độ phổ biến đã tăng lên trong vài năm qua đến mức mà tôi không nghĩ là có thể xảy ra".
Và thành phố Las Vegas không thể không tự đổi mới chính mình. Từ lâu đã là một nam châm thu hút cờ bạc, giải trí và hội nghị, Las Vegas đã thu về 79,3 tỉ USD liên quan đến chi tiêu của du khách vào năm 2022. Giờ là thể thao. Một trục chính đã định hình lại Las Vegas thành một điểm đến thể thao đẳng cấp thế giới, vượt ra ngoài các trận đấu quyền anh và võ thuật tổng hợp mà thành phố đã tổ chức từ lâu.
Tuy vậy, giống như bất kì vụ cá cược nào, đầu tư vào F1 ở Las Vegas tiềm ẩn rủi ro. Có một điều, các đội đua không biết chính xác chặng đua sẽ diễn ra như thế nào, với lốp xe của họ hầu như chưa được kiểm tra trong thời tiết giá lạnh dự kiến sẽ diễn ra vào thứ Bảy tới. Và Las Vegas chỉ có hợp đồng 3 năm với F1, khiến tất cả hoài nghi về việc chặng đua có thể không nằm trong lịch trình vào năm 2026.
Mặc dù thế, với F1, ngay cả khi các chặng đua tiếp tục diễn ra ở Austin và Miami, Las Vegas vẫn được nhiều người kì vọng trở thành lá cờ đầu của F1 ở Mỹ.
Xe F1 không được thiết kế để đạt tốc độ đua tối ưu trong thời tiết mát lạnh. Lốp, phanh và thậm chí cả bộ nguồn sẽ mất nhiều thời gian hơn để đạt đến thời điểm vận hành lí tưởng trên đường đua lạnh, điều đó có nghĩa là chúng ta có thể sẽ thấy khá nhiều hiện tượng trượt và bó cứng trên đường đua Las Vegas cuối tuần này. Tất cả chỉ vì dường như không ai nhận ra khí hậu sa mạc cuối Thu diễn ra như thế nào.
Mạnh Hào