Đối thủ của Việt Nam: Nhật Bản và chiến thuật củ cà rốt
(Thethaovanhoa.vn) - Juan Antonio Pizzi, HLV của Saudi Arabia, có lẽ sẽ căm ghét Nhật Bản cho đến tận khi ông kết thúc sự nghiệp của mình, sau những gì xảy ra ở sân Al Sharjah.
Các trận đấu vòng 1/8 Asian Cup 2019 được trực tiếp trên kênh VTV6, VTV5, VTV6HD, trên hệ thống VTV Go, FPT Play. Xem lịch thi đấu Asian Cup 2019 và bóng đá trực tuyến hôm nay tại đây:
https://www.vtvgiaitri.vn/xem-tivi-truc-tuyen/vtv6
https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm
18h00 ngày 21/1: Nhật Bản vs Saudi Arabia (trực tiếp VTV6, VTV5)
21h00 ngày 21/1: Úc vs Uzbekistan (trực tiếp VTV6, VTV5)
00h00 ngày 22/1: UAE vs Kyrgyzstan (trực tiếp VTV6)
Một ngày bất thường với những gì mà HLV người Argentina đã tìm hiểu về ứng viên vô địch này. Ông có thể lường trước được sự nguy hiểm của đối thủ, nhưng không bao giờ dự đoán được chính xác những gì mà chiến lược gia Moriyasu sẽ tạo ra ở trận đấu này: Nhật Bản chơi phòng ngự phản công.
Đội bóng hai mặt ở UAE
Đây không phải là World Cup 2018, và Saudi Arabia không phải là Bỉ, Senegal hay Colombia. Nhưng HLV Moriyasu, trong một chiều nóng oi ả ở Al Sharjah đã khiến Juan Pizzi phải phát sốt lên vì cách chơi của Nhật Bản. Đội bóng của ông có thể chơi tấn công và giành chiến thắng theo cách áp đặt trận đấu, nhưng có vẻ như đó là kiểu chơi quá dễ dàng, ông muốn các học trò cảm nhận chiến thắng theo một cách khác: Phòng ngự lùi sâu, chịu đựng, và phản công.
Có những nguyên tắc rất đơn giản cho chiến thuật này, tạo ra một hệ thống phòng ngự hai lớp, quây chặt khu trung tuyến, sử dụng những đường chuyền dài, hướng bóng ra hai biên để khai thác vào những khoảng trống mà Saudi Arabia để lộ ra ở /3 phần sân nhà, tận dụng triệt để những tình huống cố định, mà bàn thắng của trung vệ Takehiro Tomiyasu ở phút 20 gần như đã kết thúc cuộc chơi của đối thủ.
Không đập nhả ở khu vực trung lộ, không chạm bóng quá hai nhịp trước khung thành của Shuichi Gonda, lược bỏ tối đa những pha tấn công nhiều chạm, và giữ nhịp độ trận đấu ở mức tuyệt vọng với đối thủ. Nhật Bản thật sự là những người trình diễn một vở kịch bóng đá siêu hạng, mà họ tự đặt mình vào cửa dưới, để quan sát, nhìn rõ từng chuyển động của Saudi Arabia và lạnh lùng bóp nghẹt từng hơi thở mà đối thủ tạo ra.
Những con số thống kê sau trận đấu sẽ tạo ra sự lừa dối cho phần lớn những người không theo dõi những diễn biến trên sân Al Sharjah. Kiểm soát bóng 23% so với 77% của Saudi Arabia dường như là rất khổ sở với các bậc thầy về kĩ thuật của Nhật Bản. Nhưng thật ra, họ rất thảnh thơi với trận đấu của mình, quẳng trái bóng cho Saudi Arabia và xem đối thủ tự hủy hoại một cách cay đắng.
Cuộc chơi của Nhật Bản
Juan Pizzi đã khiến Argentina của Leo Messi phải ôm hận ở Copa America 2016 vì kiểu chơi này, trước khi “dìu” đối thủ đến loạt sút luân lưu và kết liễu giấc mơ của xứ sở Tango. Nhưng làm sao ông có thể ngờ được rằng, vào một ngày kia, ở nửa bán cầu xa lạ, phương pháp chiến thắng của ông được áp dụng triệt để, bởi một đội bóng mà trình độ kĩ thuật của họ đã đạt đến đẳng cấp thế giới.
Có lẽ, tầm suy nghĩ của HLV Moriyasu đã vượt quá xa các đối thủ của ông ở Asian Cup 2019, ông muốn thử thách năng lực, sức chịu đựng, sự lì lợm và khả năng thích ứng của các học trò trước mọi đối thủ.
Ông thích các ngôi sao đang chơi bóng ở châu Âu kiểm soát trạng thái tâm lý hơn là giữ trái bóng trong chân, bất chấp điều đó đi ngược lại với triết lý làm việc của mình. Tỉ số 1-0 ở trận thắng Saudi Arabia là thứ gì đó rất kích thích và khó chịu, giống như củ cà rốt trước mắt con lừa, nó buộc đối thủ của họ phải chạy theo một cách vô vọng, mà không làm thế nào để bắt kịp được mình. Một kiểu chơi đưa đối thủ đến chỗ tự sát, trong khi chỉ cần họ ung dung chờ đợi con mồi sa vào bẫy.
Một đội bóng như vậy, có thể sẽ là quá sức chịu đựng với thầy trò HLV Park Hang Seo?
Highlights: Nhật Bản 1-0 Saudi Arabia
Nhật Minh