Đọc 'Người Việt nói tiếng Việt': Mỗi ngày sống là một ngày điền dã

Nếu đọc Người Việt nói tiếng Việt chỉ như là giải mã một chuyện luận khoa học ngôn ngữ thì đọc chưa kĩ, chưa hết! Đó còn là một tác phẩm văn chương. Những trang văn được "sợi chỉ" thành ngữ, tục ngữ ngữ xâu chuỗi lại, đóng thành sách.
22/07/2023 08:04
Trần Quốc Toàn

Cho dù mục lục sách Người Việt nói tiếng Việt của Nguyễn Quang Thọ nối nhau hơn 500 thành ngữ, tục ngữ, và dưới tiêu đề còn phụ đề "Sưu tập, khảo cứu về thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt trước nay bị các từ điển bỏ sót, hoặc trao đổi lại phần giải nghĩa" thì người viết bài này vẫn cho rằng, nếu đọc Người Việt nói tiếng Việt chỉ như là giải mã một chuyện luận khoa học ngôn ngữ thì đọc chưa kĩ, chưa hết! Đó còn là một tác phẩm văn chương. Những trang văn được "sợi chỉ" thành ngữ, tục ngữ ngữ xâu chuỗi lại, đóng thành sách.

1. Cầm sách này, người đọc theo các nẻo thành ngữ, tục ngữ, du khảo vùng đất Hà Nội 36 phố phường, bắt đầu từ điểm "chính hiệu con nai vàng" (tr.154) và biết  "Thời còn thuộc Pháp ở Hà Nội có một hiệu thuốc cam trẻ em rất nổi tiếng với nhãn hiệu con nai vàng. Khi nhà có trẻ bị bệnh người ta tìm mua bằng được thứ thuốc cam chính hãng ở phố Hàng Bạc" (nơi có rạp Chuông Vàng của cặp tài sắc cải lương Kim Xuân - Mồng Dần).

Từ đây bạn đọc rẽ qua Tạ Hiện nghe "hét như ông tưởng Quảng Lạc" ở  sân khấu tuồng tọa lạc nơi này, và "trong các vở diễn của gánh hát này các ông tướng đều "hét ra lửa" (tr.32).

Từ Tạ Hiện qua nhà ga xe điện đầu Cầu Gỗ là ra Hồ Hoàn Kiếm, ta nhảy tàu điện chợ Mơ "đi cây đa Nhà Bò" ( tr.265) trên phố Lò Đúc, nơi "có mấy cây đa cổ thụ bọn cò kéo về làm tổ rất đông", "có một bệnh viện phụ sản người ta quen gọi là nhà thương cây đa Nhà Bò"; "Người đi đẻ thường mang theo lỉnh kinh nhiều thứ nên trông lôi thôi luộm thuộm…"trông như "đi cây đa Nhà Bò". Vậy mà "không tác giả nào đưa hai thành ngữ này vào từ điển, mặc dù nếu hỏi lại, có thể có ai đó đã chào đời ở Cây đa Nhà Bò".

Đọc 'Người Việt nói tiếng Việt': Mỗi ngày sống là một ngày điền dã - Ảnh 1.

Tác giả Nguyễn Quang Thọ (ở giữa) giao lưu với độc giả về cuốn “Người Việt nói tiếng Việt”

Lại nhảy xe điện ngược lên Bờ Hồ, tìm nơi tác giả Nguyễn Quang Thọ từng có trải nghiệm kinh hoàng tới mức "cho ăn kẹo cũng không dám" nữa (tr 36). Ông kể: "…hồi chừng 6,7 tuổi. Đêm Quốc khánh, mấy đứa nhóc bạn tôi rủ nhau lên Bờ Hồ xem bắn pháo hoa. Tàn cuộc người đổ túa ra các ngả đường, chen vai thích cánh, cứ xô nhau mà đi. Mấy đứa chúng tôi xuýt bị "chen bẹp ruột". May sao có mấy anh thanh niên nhận ra tình huống hiểm nghèo. Họ đứng quây lại thành một vòng tròn che chở cho chúng tôi, mặc dòng thác người cứ quần quận chảy, nhồi đập. Thoát chết tôi chỉ kịp nhìn xuống chân thấy một hàng đinh dành cho người đi bộ. Ngẩng lên thì các anh ấy đã đi rồi".

Người Hà Nội vậy đó, biết xếp đội hình sống đẹp, chứ không chỉ sống khôn, "nhà mặt phố, bố làm quan" như một thành ngữ đúc kết ở tr.82 sách này.

2. Đúng là "cũ người mới ta" (tr.42)! Đọc Người Việt nói tiếng Việt tôi mới biết, Hà Nội có suối nước nóng lộ thiên dành cho con em nhà nghèo.

Tác giả kể: "Nhà tôi ở phố Châu Long, chỉ cách Nhà máy Điện Yên Phụ có một dãy phố Cửa Bắc, cách hồ Trúc Bạch cũng chỉ một dãy nhà. Mỗi lần nhà máy điện xả nước qua cái cống phía sau Câu lạc bộ nhà máy là bọn trẻ chúng tôi có thể tắm nước nóng miễn phí giữa mùa Đông".

Lũ trẻ vừa tắm vừa săn cá úi, thứ cá vật vờ trên mặt nước chờ lên thớt, vào nồi: "Cá lớn cá bé cá mẹ cá con cứ nhao lên ngáp dưỡng khí. Những đứa lớn bơi giỏi thì cầm đinh ba bơi ra đâm, được cả thùng tô nô. Ăn không hết, bán không hết thì làm mắm. Đứa nhỏ mà nhát như tôi thì chỉ lặn xuống mò những con đã chết chìm, nhưng chưa kịp thối, cũng được tí chất tươi".

Đọc 'Người Việt nói tiếng Việt': Mỗi ngày sống là một ngày điền dã - Ảnh 2.

“Người Việt nói tiếng Việt” là những trang văn được “sợi chỉ” thành ngữ, tục ngữ ngữ xâu chuỗi lại, đóng thành sách

"Ở gần nhà máy điện chỉ ghét mỗi tội nhiều bụi. Bụi rơi rào rào ngày đêm, nhà nào cũng bẩn, cũng nhơm nhếch. Nhưng được cái xỉ than thải ra hồ lại đem về cho dân chúng nguồn chất đốt. Thứ than bùn múc từ dưới lòng hồ được nặn thành bánh, rẻ hơn than đá, lại đỡ hại nồi. Ngồi trong lớp học, nhiều lần tôi đãng trí, chỉ mải ngắm những chiếc thuyền vớt bùn khi mờ khi tỏ trong làn sương mù sáng mùa Đông. Hồi bọn Mỹ ném bom Hà Nội, cả khu vực Châu Long, Ngũ Xã phải đi sơ tán vì sợ nhà máy bị ném bom. Bom rơi, đạn lạc biết đâu mà lường. Được cái may là cả khu phố đã xám màu bụi than, khỏi cần phải ngụy trang".

Đã đành trang "cũ người mới ta" mở ra một cửa sổ lịch sử cho những ai chưa được khỏa mình trong suối nước nóng kia, nhưng dòng sử liệu chất thải này có mất đi, người Hà Nội cũng chẳng nên tiếc!

Nếu "cũ người mới ta" có thể coi là một hồi tưởng mang chất tản văn, thì ở trang 40 Người Việt nói tiếng Việt, tác giả nối vài ba thành ngữ, tục ngữ các kiểu, để có cho bạn đọc một "truyện cực ngắn" độc đáo, với một số đông nhân vật vô danh và một ông thủ trưởng. Truyện có mô tả khuôn mặt nhân vật, có nhịp điệu ngôn ngữ dồn dập khi muốn đẩy truyện lên cao trào.

Truyện ấy tên là "Vợ ở mô thủ đô ở đó" (tr.40). Chuyện rằng: "Từ điển thành ngữ Việt Nam thâu nạp Mắt thứ hai tai thứ bảy, một thành ngữ rất hay. Chợt nhớ một thời nhiều anh làm ở Hà Nội, nhưng có vợ ở nhà quê. Vợ ở mô thủ đô ở đó. Những anh này chỉ mong tới ngày thứ bảy […] để lên đường về "thủ đô". Cái quy trình cắt cơm, bơm xe, nghe thời tiết, liếc đồng hồ, vồ phiếu gạo, cạo râu, tâu thủ trưởng… của họ không biết có được coi là thành ngữ hay không"?

"Vốn từ của một dân tộc là vô cùng lớn, không ai biết hết được. Muốn biết nhiều thì phải học nhiều" - tác giả Nguyễn Quang Thọ.

 3. Nhìn rộng ra ngoài giới hạn địa lí Hà Nội, hướng vào đời sống dân Việt, sách Người Việt nói tiếng Việt giúp bạn đọc sống lại, sống kĩ những từ khoá cơ bản của một đời người theo quan niệm dân gian, làm thành chuỗi "tứ khoái" - ăn, ngủ, giao hoan và bài tiết. Bắt đầu từ chữ "ăn":

Dân Việt từng được ăn "ngon nứt nách" (tr.137) "Ngon quá, cứ đưa tay lấy hoài làm cái nách đau nhức"; từng phải ăn lấy được, ăn thí dụ, ăn cho qua cái đói bằng món "mì không người lái" (tr.21) thời "ở một số cửa hàng ăn tại Hà Nội [thời chống Mỹ] có bán loại mì này, tô mì có "chạy qua hàng thịt" thì gọi là "mì có người lái". Loại mì nấu suông thì dân ta gọi là "mì không người lái".

Trong cái khoái thứ nhất này, thành ngữ, tục ngữ không quên những kẻ phàm phu tục tử, không phân biệt được "sống để ăn" hay "ăn để sống" cứ ngấu nghiến "ăn giầy, ăn tất, ăn cả đất chung quanh", "ăn không từ một thứ gì của dân" (tr.65).

Từ miếng ăn nghĩa đen, chuyện qua nghĩa bóng để trong sách Người Việt nói tiếng Việt xuất hiện thế trận "ăn cơm Bắc đánh giặc Nam" để đối phương kinh hoàng…

Theo hướng đi tìm xuất xứ của nhiều thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt, tác giả có dịp đưa vào sách cuả mình nhiều câu chuyện văn nhân, khi thì như một giai thoại văn nghệ sĩ, khi như một đính chính văn liệu. Ở tr. 36 kể chuyện "rửa tay gác kiếm", liên quan tới danh họa người đức E.O Plauen người "… từng vẽ một họa sĩ vô danh đứng đái, đái mà vẽ thành hình chữ thập ngoặc của Đức quốc xã. Tác phẩm ấy được in trên một tờ tuần báo. Ông không bị "bắt quả tang"nhưng một thời gian sau thì bị tống giam theo lời tố cáo của một gã hàng xóm". Ông bị giết vì cái chữ khai mò viết bằng thứ mực hạng bét dành cho bọn sát nhân kia!

Qua chuyên văn nhân, tác giả muốn bạn đọc của mình trong khi nói tiếng Việt, đừng quên ghi công cho đại thi hào Nguyễn Du khi ông đưa vào kho từ vựng nước nhà thành ngữ "chết đứng như Từ Hải" (tr.303); ghi công thi sĩ Vũ Hoàng Chương dám tự nhận "Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỉ" (tr.33); ghi công thi sĩ Đỗ Trung Quân người bằng thành ngữ, đã định nghĩa "quê hương là chùm khế ngọt" và cả một thế hệ hát ca (tr.48).

 4. Ở bìa 4 sách này, tác giả Nguyễn Quang Thọ bộc bạch: "Vốn từ của một dân tộc là vô cùng lớn, không ai biết hết được. Muốn biết nhiều thì phải học nhiều. Học từ lúc nằm nôi cho tới khi xuống lỗ. Mỗi ngày sống là một ngày điền dã".

Người viết bài đã say sưa "điền dã" qua hơn 300 trang Người Việt nói tiếng Việt (NXB Tổng hợp TP.HCM, 2023) để có thêm hiểu biết về tiếng mẹ đẻ, đặng mà có dịp thì "để Mỵ nói cho mà nghe", cùng nói với cô người tình của chàng A Phủ, người đã mang vào sách này một thành ngữ (ở tr. 164) thật dễ nghe - "để Mỵ nói cho mà nghe"!

Nguyễn Quang Thọ sinh 1949 tại Nam Định, có thời học sinh ở Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đức, trường Đại học Tổng hợp Leipzig, Cộng hòa dân chủ Đức. Từng nhập ngũ và đánh giặc thời chống Mỹ. Từng làm báo. Hiện sống ở TP.HCM.

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.