Thư gửi robot Citizen: Hạt bụi nào... phát tán từ tôi?

Tuần này, câu chuyện ô nhiễm không khí, rồi tác hại của bụi mịn đã gây chấn động đến từng gia đình ở Hà Nội, TP.HCM với hình ảnh "bầu trời mù mịt", cùng các khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài...
04/10/2019 07:02

(Thethaovanhoa.vn) - Sophia thân mến!

Xem chuyên đề "Thư gửi robot Citizen tại đây"

Vì sao ô nhiễm không khí tại Hà Nội kéo dài?

Vì sao ô nhiễm không khí tại Hà Nội kéo dài?

Hà Nội đang trải qua đợt ô nhiễm không khí kéo dài, kể từ 13/9 tới nay. Ngày 29/9, chỉ số chất lượng không khí (AQI) đo được từ các trạm quan trắc ở Hà Nội cũng ở mức kém từ 131 tới 174, ngưỡng gây hại sức khỏe đối với nhóm người nhạy cảm như mắc các bệnh hô hấp, tim mạch, người già và trẻ em...

Tuần này, câu chuyện ô nhiễm không khí, rồi tác hại của bụi mịn đã gây chấn động đến từng gia đình ở Hà Nội, TP.HCM với hình ảnh "bầu trời mù mịt", cùng các khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài...

Các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là bụi mịn, đương nhiên không phải tự dưng mà có. Sophia biết không, tại cuộc họp báo mới đây, Văn phòng UBND TP Hà Nội đã khẳng định có 12 nguyên nhân tác động chính khiến tình trạng ô nhiễm không khí tăng cao. Trong 12 nguyên nhân đó, tôi nhận thấy có hai nguyên nhân ít nhiều từng liên quan đến... chính tôi. Đó là tình trạng nhiều hộ dân vẫn còn đun bếp than tổ ong và việc quản lý phá dỡ các công trình xây dựng, quá trình vận chuyển phế thải từ công trường ra khỏi nội thành chưa kiểm soát chặt chẽ.

Sophia thân mến!

Tôi là một trong nhiều người làm than tổ ong từ những ngày đầu - khoảng đầu những năm 1980 thế kỷ trước. Khi đó bên khu tập thể nơi tôi ở có một hợp tác xã sản xuất loại chất đốt này. Là người trực tiếp làm ra viên than để bán, cho nên gia đình tôi cũng sử dụng luôn bếp than đun nấu hàng ngày. Nói thật với Sophia thời điểm ấy sản xuất được viên than tổ ong là một sáng kiến hay, một giải pháp hiệu quả cho các hộ gia đình trong công việc bếp núc hàng ngày vì chất đốt lúc đó rất khan hiếm.

Chú thích ảnh
Các công trình xây dựng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí ở thủ đô. Ảnh: Danh Lam – TTXVN

Thời đó, than tổ ong trở thành chất đốt chính cho nhiều hộ gia đình vì nó tiết kiệm, bếp nhỏ rất cơ động, có thể đưa ra một góc vỉa hè, che tấm bìa là đun nấu được rồi. Khi ấy chẳng có ai quan tâm đến vấn đề khí thải của bếp sẽ ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe của mọi người ra sao, chỉ thấy rẻ là dùng.

Cho đến khi rất nhiều người trong khu tập thể chúng tôi mắc bệnh về hô hấp, rồi nhiều đồ dùng bằng kim loại trong khu vực có bếp than bị ăn mòn, mủn hết cả ra, môi trường những nơi có bếp than nồng nặc mùi CO2… thì nhiều người mới nhận ra mức độ nguy hại khi đun than tổ ong. Tính toán ra thì đúng là tiền tiết kiệm được từ đun than tổ ong chẳng bõ bèn gì so với chi phí phải bỏ ra đi khám chữa bệnh.

Tưởng chừng sau gần 40 năm, bếp than tổ ong sẽ không còn hiện diện trong đời sống của dân cư trong nội thành, nhưng không phải. Hà Nội vẫn còn đang phải đặt mục tiêu vận động để đến ngày 31/12/2020 không còn hộ sử dụng bếp than tổ ong, nghĩa là số người "chung thủy" với cái bếp lò nồng nặc này vẫn còn khá nhiều. Thống kê cho thấy cuối năm 2017, toàn thành phố có khoảng 55.000 bếp than tổ ong! Thời điểm đó, mỗi ngày người dân Thủ đô sử dụng 528 tấn than, tương đương với 1.872 tấn khí CO2 phát thải ra môi trường. Thật là đáng ngại phải không Sophia?

Còn chuyện phá dỡ công trình, vận chuyển vật liệu xây dựng có lẽ là chuyệnđau đầu nhất với những gia đình ở trong ngõ nhỏ như nhà tôi.

Vì lối đi trong ngõ rất nhỏ, ô tô không vào được, cho nên bên phá dỡ phải dùng xe rùa hoặc thúng vận chuyển phế thải ra đường lớn. Rồi chuyên chở vật liệu vào. Quá trình di chuyển như thế, phế thải, cát sỏi rơi vãi rất nhiều do thợ thuyền làm ẩu, không che đậy cẩn thận, chỉ cần nhanh cho xong việc.

Mà điều kỳ lạ nhất là nhiều con ngõ dường như không bao giờ hết cảnh xây, sửa, đập phá... Nhà nọ khánh thành thì nhà kia lại bắt đầu đào móng hoặc sửa nhà. Mình làm phiền hàng xóm, thì đến lúc lại bị hàng xóm làm phiền. Cứ quanh năm suốt tháng làm khổ nhau như thế, đến nỗi có người phát bực, phải bán nhà ra chung cư sống.

Thế đấy, Sophia ạ. Cũng vì thế mà mỗi người hãy bắt tay vào cuộc chiến chống ô nhiễm không khí bằng cách xem lại chính mình: Có những hạt bụi nào... phát tán từ tôi? Ở nhà đun nấu, thu gom rác ra sao? Ra đường, mình vẫn đi xe động cơ xăng hay đã chuyển sang xe điện hoặc sử dụng phương tiện công cộng? Nếu đi xe máy thì đã có được thói quen tắt máy khi dừng đèn đỏ chưa?...

Mỗi người giữ gìn một chút, cộng với kế hoạch quyết liệt của thành phố, hy vọng bầu không khí dần sẽ tươi sạch trở lại.

Mà cũng qua việc này mới thấy, chúng ta không chỉ cần ăn sạch, uống sạch, ở sạch mà còn cần cả thở sạch nữa. Không khí sạch để thở có lẽ phải được xếp thứ nhất về tầm quan trọng.

Xin chào Sophia, hẹn gặp lại thư sau.

Quốc Khánh

Tin cùng chuyên mục

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Câu chuyện về vấn đề tin giả, tin xấu, tin độc đã “đốt nóng” dư luận cuối tuần qua khi xuất hiện trên nghị trường của kỳ họp Quốc hội thứ 4, khóa XV.

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Cuộc ra mắt lần đầu tại Thủ đô của 6 họa sĩ Bắc Kạn trong đó ba họa sĩ người Tày, Nùng, còn ba người Kinh. Hai họa sĩ Trần Giang Nam, nhà giáo, Trần Ngọc Kiên công tác Hội.

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Sophia mến! Đôi khi tôi nghĩ cái thế giới robot của Sophia thật đơn giản biết bao vì không tồn tại giới tính, màu da, tuổi tác, giàu nghèo…

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Ngày 8/11 tới, cuộc triển lãm “Bia đá kể chuyện” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội sẽ kết thúc, khép lại đúng một tháng trưng bày đáng chú ý về câu chuyện của những tấm bia đá ở đây.

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Câu tục ngữ có hai vế điệp và đối nhau (lợn chuồng chái/ gái cửa buồng). Mỗi vế là một danh ngữ (ngữ mở rộng có danh từ làm trung tâm). Người đọc sẽ ngạc nhiên lấy làm lạ là 2 đối tượng đem ra bàn ở đây lại là “lợn” và “gái”.

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Những bảo vật quốc gia cần được số hóa để giới thiệu cùng khán giả qua các thiết bị công nghệ, thay vì mãi lưu trữ trong kho. Các di tích, danh thắng cũng cần được số hóa về hình ảnh.

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Ở Việt Nam, hiếm có loài cây nào gây “chia rẽ nhân tâm” hơn loài hoa sữa. Dẫu có cái tên gợi hương tinh khôi, thơ ngây, hoa sữa thật không dễ chịu gì cho những người vốn không ngửi nổi mùi hương ấy, thậm chí là dị ứng phấn hoa, hoặc những cơn đau đầu, chóng mặt.

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Hôm qua vào Huế được bạn chiêu đãi bữa nhậu trong đó có món đặc sản canh chua cá ngạnh sông Hương. Đúng là tôi chưa từng bắt gặp loài cá này, nói gì được ăn.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.