Sống chậm cuối tuần: Về Bến lạ

Tháng 1 năm nay, tập thơ "Bến lạ" của cố nhà thơ Đặng Đình Hưng đã được giới thiệu tại L’Espace (24 Tràng Tiền, Hà Nội), kèm theo màn biểu diễn ấn tượng của con trai ông - danh cầm Đặng Thái Sơn. Nhưng dư âm của "Bến lạ" thì còn tiếp tục kéo dài.
13/03/2021 07:00

(Thethaovanhoa.vn) - LTS: Tháng 1 năm nay, tập thơ Bến lạ của cố nhà thơ Đặng Đình Hưng đã được giới thiệu tại L’Espace (24 Tràng Tiền, Hà Nội), kèm theo màn biểu diễn ấn tượng của con trai ông - danh cầm Đặng Thái Sơn. Nhưng dư âm của Bến lạ thì còn tiếp tục kéo dài.

Triển lãm 'Chuyện ghế': Vẻ đẹp 'tối giản' của Lê Thiết Cương

Triển lãm 'Chuyện ghế': Vẻ đẹp 'tối giản' của Lê Thiết Cương

Sau 18 năm, những chiếc ghế trong bộ sưu tập dài hơi của họa sĩ Lê Thiết Cương được mang ra trưng bày trong triển lãm tại Galery 39 Lý Quốc Sư (Hà Nội) - nơi thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm và điểm tụ họp nổi tiếng của giới văn nghệ sĩ Hà thành.

18h chiều 12/3, một triển lãm cá nhân mang tên Về Bến lạ của họa sĩ Lê Thiết Cương sẽ được khai mạc tại L’Espace. Triển lãm này, như tự bạch của Lê Thiết Cương, "là lời cảm ơn của tôi với ông - thầy Đặng Đình Hưng - người đã tặng tôi con đường tối giản để tôi về với bến của mình". Xin giới thiệu những chia sẻ của anh về triển lãm.

1. Minh họa cho thơ? Gọi là những bức tranh vẽ trên cảm hứng từ thi ca hoặc là cuộc đối thoại giữa hội họa và thi ca thì đúng hơn chăng?

Tranh không thể minh họa cho thơ được. Mỗi một loại hình nghệ thuật đều có ngôn ngữ riêng của nó. Cho dù với thi ca, hội họa là người hàng xóm nhưng nó vẫn sống độc lập. Nếu giả sử hội họa sống tầm gửi vào thi ca thì nó sẽ chết.

Chú thích ảnh
Họa sĩ Lê Thiết Cương

Bức tranh vẽ trên cảm hứng từ 1 bài, 1 câu thơ nên được coi là văn bản 2 của bài thơ đó hoặc một cách hiểu, cách cảm khác về bài thơ đó. Qua bức tranh bài thơ sẽ dài rộng ra, bài thơ ấy sẽ sống thêm một đời sống khác, một đời sống bằng hình màu mà chỉ hội họa mới tạo ra được.

Có lẽ do hữu duyên, năm 1984 sau khi xuất ngũ về nhà, tôi được làm hàng xóm của nhà thơ Đặng Đình Hưng ở khu Giảng Võ, Hà Nội cho tới khi ông mất, tháng 12/1990.

Nhà tôi ở giữa nhà ông và một cái chợ cóc, chiều chiều ở chợ về, ông hay tạt vào nhà tôi, uống thêm vài chén, hút mấy vê thuốc lào, trò chuyện. Chính xác là tôi được nghe ông nói về thi ca, âm nhạc, về nghệ thuật… hoặc xem ông vẽ. Tôi luôn chuẩn bị sẵn một xấp giấy tận dụng, chỉ còn 1 mặt và 1 cái bút mực.

Chú thích ảnh
Triển lãm "Về Bến lạ"

Tôi để ý ông không vẽ những gì ông thấy trước mắt mà ông vẽ những gì ông đang nghĩ, rất nhanh, vài ba nét. Đôi khi vẽ xong một bức, ông lẩm nhẩm một câu thơ của ông: “Ca zao chui vào nằm bên củ khoai. Vén vú, ca zao bú”. Cũng có khi ông đọc rồi mới vẽ: “Thì ra thèm muốn là 1 thỏi phấn tắm nước nóng cọ bàn chân khô lau cái khăn không”. Ông thường vẽ “cái lúc nẫy”, chẳng hạn cái chợ: “Tôi đã tiếp đau thương - nhỏ nhỏ - thường thường/ đã húp ra đi từng bát những nhạt nhạt - mềm mềm”.

Cũng lại là nhiều khi, ông gọi tôi sang nhà ông, nhờ tôi dán mấy bức tranh giấy lên tường hoặc sửa soạn mầu bút, căng tấm toan cho ông vẽ, vẽ/ viết một câu thơ. Ví dụ bức tranh/ thơ

“Hễ mưa,

một cái túi to, tôi ra đường vồ sẹo”

Hoặc bức

“Miệng liệng chớp mây mây

Mắt đòng đòng đọng sấm”

Chú thích ảnh
Những bức tranh của Lê Thiết Cương được gợi hứng từ thơ Đặng Đình Hưng nên dưới mỗi bức sẽ in kèm câu thơ thay cho tên tranh. "Tôi đi đây, từ mỗi ngón tay rút ra 1 chiếc chìa khóa chuông lách cách tra vào ổ khóa"

Ở tầng trên căn hộ của ông có một bác, trước làm nhân viên văn phòng Bộ Ngoại giao, khi về hưu, bác ấy làm thêm nghề đánh máy. Ô maiBến lạ là do bác ấy đánh. Tôi đã được nghe chính nhà thơ Đặng Đình Hưng đọc lại bản đánh máy để soát lỗi…

Nhớ lại kỷ niệm này, năm 2013, tôi đã tổ chức một buổi trình diễn thơ Bến lạ tại L’Espace cùng một số nghệ sĩ.

Trong 6 năm gần ông, tôi đã nhiều lần được phụ giúp ông tổ chức những bữa uống, ông mời bạn bè văn nghệ tới nhà, những thi sĩ Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt… Họ nói chuyện về thi ca và đọc cho nhau nghe những bài thơ mới.

2. Sở dĩ phải dài dòng như vậy là bởi ngần ấy năm tháng sống cạnh ông, sống với thơ ông nó như mưa dầm, như phù sa mỗi ngày một chút, thơ ông thấm vào tôi tự nhiên. Sự tự nhiên đi qua thích và không, hiểu hoặc không hiểu, cảm được hay không cảm được v.v... Vì nó là như không. “Không biết”. Là “ban đầu”, là “áo trắng khỏa vào chậu trắng”.

Chú thích ảnh
"Tôi lại đi ... cái nong hình dáng lưng tôi, 1 bảng đen trước mặt"

Tuy nhiên, nếu chỉ vậy thì cũng chưa đủ để vẽ những bức tranh trên cảm hứng từ thơ của ông. Như đã kể ở phần đầu, ông đâu chỉ nói với tôi về thi ca của ông. Ông còn nói với tôi về âm nhạc, văn chương, triết học, mỗi ngày mỗi chuyện. Hình như ông muốn bảo tôi rằng nên làm cái nền tri thức trước khi xây ngôi nhà nghệ thuật? Ông là người đã phát hiện ra hạt tối giản trong tôi và vun đắp tôi đi theo con đường này.

Tôi không chắc rằng liệu nếu không phải là hội họa tối giản thì có thể vẽ được những bức tranh từ thơ ông hay không, đối thoại với thi ca của ông được không?

20 bức tranh và 8 tác phẩm gốm của triển lãm Về Bến lạ là lời cảm ơn của tôi với ông - thầy Đặng Đình Hưng - người đã tặng tôi con đường tối giản để tôi về với bến của mình.

Triển lãm Về Bến lạ của Lê Thiết Cương trưng bày 16 bức tranh chất liệu bột màu trên giấy dó bồi vải màn, chất liệu gắn với tên tuổi của anh giai đoạn 1991 - 2001, cùng với 8 bức tranh sơn dầu trên toan và 7 tác phẩm gốm. Đây là những tác phẩm họa sĩ chọn ra từ khoảng hơn 30 bức, được vẽ trong thời gian từ 2007 tới nay.

Triển lãm sẽ kéo dài đến hết 4/4.

Lê Thiết Cương (họa sĩ)

Tin cùng chuyên mục

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Câu chuyện về vấn đề tin giả, tin xấu, tin độc đã “đốt nóng” dư luận cuối tuần qua khi xuất hiện trên nghị trường của kỳ họp Quốc hội thứ 4, khóa XV.

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Cuộc ra mắt lần đầu tại Thủ đô của 6 họa sĩ Bắc Kạn trong đó ba họa sĩ người Tày, Nùng, còn ba người Kinh. Hai họa sĩ Trần Giang Nam, nhà giáo, Trần Ngọc Kiên công tác Hội.

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Sophia mến! Đôi khi tôi nghĩ cái thế giới robot của Sophia thật đơn giản biết bao vì không tồn tại giới tính, màu da, tuổi tác, giàu nghèo…

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Ngày 8/11 tới, cuộc triển lãm “Bia đá kể chuyện” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội sẽ kết thúc, khép lại đúng một tháng trưng bày đáng chú ý về câu chuyện của những tấm bia đá ở đây.

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Câu tục ngữ có hai vế điệp và đối nhau (lợn chuồng chái/ gái cửa buồng). Mỗi vế là một danh ngữ (ngữ mở rộng có danh từ làm trung tâm). Người đọc sẽ ngạc nhiên lấy làm lạ là 2 đối tượng đem ra bàn ở đây lại là “lợn” và “gái”.

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Những bảo vật quốc gia cần được số hóa để giới thiệu cùng khán giả qua các thiết bị công nghệ, thay vì mãi lưu trữ trong kho. Các di tích, danh thắng cũng cần được số hóa về hình ảnh.

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Ở Việt Nam, hiếm có loài cây nào gây “chia rẽ nhân tâm” hơn loài hoa sữa. Dẫu có cái tên gợi hương tinh khôi, thơ ngây, hoa sữa thật không dễ chịu gì cho những người vốn không ngửi nổi mùi hương ấy, thậm chí là dị ứng phấn hoa, hoặc những cơn đau đầu, chóng mặt.

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Hôm qua vào Huế được bạn chiêu đãi bữa nhậu trong đó có món đặc sản canh chua cá ngạnh sông Hương. Đúng là tôi chưa từng bắt gặp loài cá này, nói gì được ăn.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.