Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam: Người đẹp không rèn giũa mới lạ!

Vào nghề từ năm 1997, hơn 15 năm qua, bằng công việc của mình, nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam liên tục tạo ảnh hưởng đến diện mạo của vô số người đẹp.
14/12/2014 10:23
(Thethaovanhoa.vn) - Vào nghề từ năm 1997, hơn 15 năm qua, bằng công việc của mình, nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam liên tục tạo ảnh hưởng đến diện mạo của vô số người đẹp. Từ năm 2012, anh tham gia “bộ tứ quyền lực” của Vietnam’s next top model, sức ảnh hưởng đó càng rõ ràng hơn. Xung quanh các tranh luận về sắc đẹp và trí tuệ trong các cuộc thi hoa hậu, người đẹp, Phạm Hoài Nam chia sẻ quan điểm của mình.

“Cứ coi các người đẹp, các thí sinh thi người mẫu, hoa hậu như những đứa trẻ còn thơ dại đi, tất nhiên phải cần giáo dục, cần kiến thức, cần rèn giũa… Những điều này nhằm giúp các em phát triển lành mạnh hơn, có nghề hơn, vì suy cho cùng, người mẫu/hoa hậu cũng chỉ là một công việc mà thôi. Mà đã là nghề nghiệp thì cần phải học, phải có kỹ năng, cứ để tự nhiên sẽ dễ trở thành thói quen không chuẩn, khó uốn nắn được nữa”, Phạm Hoài Nam nói.

* Người mẫu là một nghề khắc nghiệt, cần nhiều kỹ năng để tồn tại, phải rèn giũa thì đã rõ rồi, nhưng các hoa hậu thì trong mắt nhiều người chỉ cần đẹp mà thôi. Đẹp càng tự nhiên càng tốt.

- Nếu như có một người đẹp tự nhiên hoàn hảo như bạn nói, thì xin lỗi, chẳng cần các cuộc thi hoa hậu, thi người đẹp để làm gì. Mục đích của việc thi (trừ những chuyện tiêu cực) vẫn là tìm kiếm, nghĩa là người đẹp tự nhiên đó không sẵn có. Mà thử hỏi cuộc sống mấy khi có được một người đẹp tự nhiên hoàn hảo, chính nhờ giáo dục, sự rèn giũa mà nên thôi. Đó là chưa nói nếu có người đẹp tự nhiên như vậy, chắc chi họ chịu đi thi, nên mới có chuyện vào chung kết các cuộc thi người đẹp vẫn thấy đa phần là người chưa đẹp. Ngay cả Mai Phương Thúy, rời cuộc thi với vương miện nhưng chưa hẳn đã đẹp bằng sau này, cô ấy đã dần hoàn thiện mình hơn.


Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam. Ảnh: NVCC

* Anh vừa nói đến tỷ lệ đẹp/xấu trong các cuộc thi người đẹp, chắc là anh thiên về phía vẻ đẹp bên trong (trí tuệ, tâm hồn, ứng xử…) nhiều hơn các số đo bên ngoài đúng không?

- Các cô mà tôi hay gọi là “bánh bèo”, có thân thể mà không có nội tâm (tạm gọi là “đầu đất”), thì phải chiếm hơn 90% các cuộc thi. Chúng ta có lịch sử thi hoa hậu tương đối dài nhưng chưa có một hoa hậu thực thụ, nên việc bồi dưỡng, rèn giũa ngay cả sau khi trao vương miện vẫn rất cần thiết và gần như bắt buộc phải làm.

Còn nhớ khi Võ Hoàng Yến đại diện Việt Nam thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 2009, về khuôn mặt, số đo, vóc dáng có nhiều triển vọng, nhưng giao tiếp kém, tiếng Anh lại yếu, nên kết quả không có mặt trong Top 15 người đẹp nhất. Nếu rèn giũa tiếng Anh, bổ túc hiểu biết và nuôi dưỡng nội tâm phong phú, chắc Võ Hoàng Yến đã đi xa hơn. Đúng là “ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”.

* Theo anh thì tại sao người đẹp của chúng ta cứ rơi vào tình huống mà như ông bà ta thường nói: “Trời cho cái mẽ bề ngoài/ Để che đậy cái sơ sài bên trong”?

- Tôi cho rằng không chỉ hoa hậu, người mẫu, mà còn nhiều người và nhiều nghề của công chúng khác cũng cần phải được rèn giũa lại các kỹ năng ứng xử, đối đáp, giao tế. Chúng ta từng bị muối mặt vì các đại diện hình ảnh đã ứng xử ngây ngô, ấu trĩ trên trường quốc tế, dẫn đến cái nhìn không thiện chí về Việt Nam.

Lý do chính vẫn xuất phát từ hệ thống giáo dục con người, chúng ta vẫn còn đặt nặng từ chương, cào bằng, học sao trả thầy như vậy, mà chưa chú trọng phát triển năng khiếu cá nhân, chưa tôn trọng sự khác biệt về sở thích, về tâm hồn của mỗi người. Học vấn là thứ mà mỗi cá nhân còn sử dụng được về sau này, nền giáo dục của chúng ta quá nặng nề, nhưng lại chưa hiệu dụng ở điểm này, nên học nhiều mà khả năng ứng dụng lại ít, yếu, và lệch lạc.


Nguyễn Cao Kỳ Duyên - tân Hoa hậu Việt Nam 2014. Ảnh: Việt Cường

* Theo anh thì Việt Nam đang có quá nhiều hay quá ít các cuộc thi người đẹp, hoa hậu?

- Vừa nhiều vừa ít.

Nhiều vì nó quá đơn điệu, khi mà các cuộc thi khá giống nhau về tiêu chí, về gu thẩm mỹ, trong khi các cuộc thi tiêu biểu của thế giới thì lại khác nhau. Cứ nhìn vào tiêu chí của Hoa hậu Thế giới (Miss World, từ năm 1951), Hoa hậu Hoàn vũ (Miss Universe, từ năm 1952), Hoa hậu Quốc tế (Miss International, từ năm 1960), Hoa hậu Trái đất (Miss Earth, từ năm 2001)… thì sẽ thấy sự khác nhau về gu tuyển chọn. Vậy với cách tuyển chọn như Việt Nam hiện nay thì có đáp ứng đủ hay chưa, theo tôi là chưa. Đó là chưa kể tình trạng lạm dụng danh hiệu. Tôi từng ngớ người khi gặp những danh hiệu thật kêu (từ cuộc thi Hoa khôi Trang sức, từ Hoa hậu Các dân tộc Việt Nam…), thật sự không phải lỗi của họ, mà do cuộc thi không biết lăng-xê, nuôi dưỡng hình ảnh về sau.

Còn ít, đến từ chuyện 2 năm mới có một cuộc thi (như Hoa hậu Việt Nam chẳng hạn), trong khi thế giới thì tổ chức năm một, chúng ta làm sao đủ nhân sự để thi thố, cạnh tranh. Đấy chưa nói chuyện con gái có thì, một cô gái 16-17 tuổi rất khác 18-19 tuổi, nên để hai năm là hơi lâu. Giả dụ chúng ta tìm được một hoa hậu toàn năng đi nữa thì một cô đại diện thi 4 cuộc lớn của thế giới sẽ rất nhàm chán, xác suất đoạt giải rất thấp, nên ít là đương nhiên. Với tôi Mai Phương Thúy là hoa hậu của 6 năm liền, vì hai hoa hậu kế theo gần như không “phát sáng”. Đây là cơ may của riêng Thúy, nhưng lại là không may với hình ảnh chung. Thử nghĩ mà xem, 6 năm với một cô gái thì sao nhỉ, khá dài đấy chứ.

* Anh có nói đến chuyện gu thẩm mỹ, nhìn chung là thế nào?

- Hầu hết hoa hậu Việt Nam có khuôn mặt tròn tròn, ánh mắt hiền hiền, những khuôn mặt vuông vức, góc cạnh, mắt sắc (như Võ Hoàng Yến) thì hiếm thấy. Tùy tiêu chí và gu của từng cuộc thi mà chúng ta có thể tuyển lựa ra con người phù hợp. Thế nhưng hoa hậu Việt Nam đang sử dụng những thước đo có vẻ không cập nhật với xu thế chung của thế giới, nên khi chúng ta nhập cuộc thường bất lực trong việc tìm kiếm thành tích.

Chúng ta đang sống trong một thế giới lệch chuẩn, mà truyền thông, báo chí cũng phải chịu một trách nhiệm to lớn, phải cùng nhau sửa sai để 5-10 năm nữa bớt lệch chuẩn. Không khéo thì trẻ em lớn lên cứ thấy mọi thứ dễ dàng quá, nữ hoàng này, hoa khôi kia, người mẫu nọ… cứ gặp các ông bà bầu là được... Công bằng nhìn nhận thì việc lũng đoạn, mua giải là có, nhưng theo tôi, tỷ lệ phần trăm không nhiều, nhưng cứ được các ông bà bầu lén rêu rao để câu mồi, thành ra ô ế. Trong khi phẩm chất tự nhiên về hình thể, Việt Nam hiện nay có dư thừa cho các ứng viên, nhưng do công tác tuyển trạch và rèn giũa, giáo dục có vấn đề, thành ra vẫn chưa chọn đúng, chưa hiệu quả.

* Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện thẳng thắn này.

Văn Bảy (thực hiện)
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Tin cùng chuyên mục

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Câu chuyện về vấn đề tin giả, tin xấu, tin độc đã “đốt nóng” dư luận cuối tuần qua khi xuất hiện trên nghị trường của kỳ họp Quốc hội thứ 4, khóa XV.

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Cuộc ra mắt lần đầu tại Thủ đô của 6 họa sĩ Bắc Kạn trong đó ba họa sĩ người Tày, Nùng, còn ba người Kinh. Hai họa sĩ Trần Giang Nam, nhà giáo, Trần Ngọc Kiên công tác Hội.

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Sophia mến! Đôi khi tôi nghĩ cái thế giới robot của Sophia thật đơn giản biết bao vì không tồn tại giới tính, màu da, tuổi tác, giàu nghèo…

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Ngày 8/11 tới, cuộc triển lãm “Bia đá kể chuyện” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội sẽ kết thúc, khép lại đúng một tháng trưng bày đáng chú ý về câu chuyện của những tấm bia đá ở đây.

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Câu tục ngữ có hai vế điệp và đối nhau (lợn chuồng chái/ gái cửa buồng). Mỗi vế là một danh ngữ (ngữ mở rộng có danh từ làm trung tâm). Người đọc sẽ ngạc nhiên lấy làm lạ là 2 đối tượng đem ra bàn ở đây lại là “lợn” và “gái”.

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Những bảo vật quốc gia cần được số hóa để giới thiệu cùng khán giả qua các thiết bị công nghệ, thay vì mãi lưu trữ trong kho. Các di tích, danh thắng cũng cần được số hóa về hình ảnh.

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Ở Việt Nam, hiếm có loài cây nào gây “chia rẽ nhân tâm” hơn loài hoa sữa. Dẫu có cái tên gợi hương tinh khôi, thơ ngây, hoa sữa thật không dễ chịu gì cho những người vốn không ngửi nổi mùi hương ấy, thậm chí là dị ứng phấn hoa, hoặc những cơn đau đầu, chóng mặt.

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Hôm qua vào Huế được bạn chiêu đãi bữa nhậu trong đó có món đặc sản canh chua cá ngạnh sông Hương. Đúng là tôi chưa từng bắt gặp loài cá này, nói gì được ăn.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.