'Cuộc chiến' bảo vệ lòng sông ở Hà Nội: Bài 2 - Quyết liệt vào cuộc

Tài nguyên bị thất thoát, môi trường các dòng sông bị hủy hoại, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị sạt lở. Đó là những hậu quả do hoạt động khai thác cát trái phép gây ra.
04/04/2017 13:08

(Thethaovanhoa.vn) - Tài nguyên bị thất thoát, môi trường các dòng sông bị hủy hoại, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị sạt lở. Đó là những hậu quả do hoạt động khai thác cát trái phép gây ra. Mặc dù việc khai thác cát trái phép trên địa bàn Hà Nội cơ bản được ngăn chặn, tuy nhiên theo ghi nhận tại một số địa bàn giáp ranh, nguy cơ tái bùng phát nạn khai thác cát trái phép vẫn còn hiện hữu nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành.

Vẫn còn nguy cơ tái diễn

Xã Hồng Vân huyện Thường Tín, Hà Nội có hơn 3 km sông Hồng chảy qua. Là địa bàn giáp ranh giữa tỉnh Hưng Yên và Hà Nội nên những năm trước đoạn sông Hồng qua Hồng Vân là điểm nóng của nạn khai thác cát trái phép. Có thời điểm, đoạn sông này lúc nào cũng ngầu đục, ầm ĩ tiếng động cơ của nhiều máy bơm hút. Đã có những mâu thuẫn xảy ra do tranh giành lãnh địa khai thác cát, khiến tình hình an ninh trật tự địa bàn giáp ranh thêm phức tạp. Năm 2014, lúc đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn là Phó Thủ tướng đã về "mục sở thị" khu vực khai thác cát ở khúc sông giáp ranh giữa 2 tỉnh Hưng Yên và Hà Nội và đã có những chỉ đạo dẹp “cát tặc”.

Hiện nay khúc sông này đã yên ả không còn nạn khai thác cát trái phép. Nhưng theo một số người dân ở Hồng Vân, nguy cơ tái diễn nạn khai thác cát trái phép vẫn còn. Bởi hiện nay, khu vực này có nhiều bãi tập kết vật liệu xây dựng. Chỉ cần tầu hút cắm vòi xuống sông là có thể tuồn cát vào các bãi tập kết.

Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân, Nguyễn Văn Ngần cho biết, trước kia khi “cát tặc” hoành hành, chính quyền đã nhiều lần kết hợp với lực lượng liên quan tổ chức vây bắt. "Nhưng đó là có sự kết hợp nhưng còn trường hợp chính quyền xã tự đứng ra để tổ chức bắt giữ thì bị thiếu lực lượng cũng như phương tiện, chỉ xua đuổi cát tặc, nên hiệu quả không cao", Phó Chủ tịch xã Hồng Vân nói.


Tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Không chỉ có xã Hồng Vân mà nhiều địa phương khác của Hà Nội khi phát hiện "cát tặc" chỉ biết báo cáo cấp trên vì thiếu lực lượng, phương tiện để xử lý hoặc có xử lý thu giữ phương tiện cũng khó có kinh phí để trông nom, bảo vệ tang vật bắt giữ. Có lẽ vì điều này khiến cho việc đấu tranh với nạn khai thác cát khó khăn hơn.

Hay như đầu năm 2017, nhiều người dân xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì cũng phản ánh việc lợi dụng tình trạng nạo vét luồng thuỷ có khai thác tận thu cát nhiều tầu hút không phép của tư nhân cũng trà trộn ồ ạt hút cát tại sông Hồng đoạn qua địa phương dẫn đến mất an ninh trật tự, gây bức xúc trong dư luận. Chỉ đến khi thành phố Hà Nội yêu cầu kiểm tra, lực lượng chức năng mới bắt giữ tàu số hiệu HN - 0279 đang hút cát trái phép thì khu vực này mới tạm yên ắng.

Đáng chú ý, Công ty nạo vét luồng đường thuỷ trên địa bàn xã Vạn Phúc không thông báo cho chính quyền địa phương và người dân biết, thiếu minh bạch trong quá trình thực hiện như không cắm biển báo, phao mốc giới, không công bố số lượng, biển hiệu tàu tham gia nạo vét…

Mới đây nhất, ngày 30/3, Công an thành phố Hà Nội đã bắt một loạt tàu hút cát cùng khối lượng cát lớn do đơn vị đang khai thác tại huyện Ba Vì, bất chấp quy định của Chính Phủ về dừng mọi hoạt động khai thác. Qua đây cho thấy, xuất phát từ lợi ích cũng như coi thường pháp luật, “cát tặc” có thể xuất hiện trở lại bất cứ lúc nào nếu chính quyền lơi lỏng.

Truy trách nhiệm, chặn nguy cơ

Quan ngại trước sự hoành hành của "cát tặc", mới đây, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã yêu cầu Bộ Công an đẩy mạnh công tác nghiệp vụ cơ bản, thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép tại các địa phương. Trước mắt, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các địa phương mở đợt cao điểm đấu tranh chống “cát tặc” đến ngày 1/6. Bộ cần xem xét khởi tố một số vụ án trọng điểm để góp phần răn đe, giáo dục phòng ngừa chung.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu nơi nào để xảy ra vi phạm kéo dài, gây bức xúc trong dư luận thì kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền quản lý địa bàn. Trường hợp phát hiện cán bộ, đảng viên có hành vi “bảo kê”, tiếp tay, bao che, dung túng thì tùy tính chất, mức độ vi phạm phải xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng và quy định của pháp luật...Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải tạm dừng cấp mới giấy phép các dự án xã hội hóa tận thu cát nhiễm mặn để bù chi phí nạo vét, duy tu các tuyến luồng đường thủy.

Những chỉ đạo trên hoàn toàn phù hợp với mong muốn của địa phương. Huyện Phúc Thọ cũng đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về xem xét lại việc triển khai các dự án nạo vét luồng đường thuỷ nội địa quốc gia kết hợp tận thu sản phẩm, cần thiết phải điều chỉnh luồng đoạn này về phía bờ tả để đảm bảo an toàn tuyến kè trên địa bàn huyện.

Lý do của địa phương đưa ra là ngoài việc ngăn chặn hành vi trà trộn hút cát lòng sông còn để tránh gây sạt lở hệ thống đê kè trước mùa mưa bão đến. Bởi thực tế hiện nay, luồng nạo vét này đang đi sát với các mỏ cách chân kè từ 50 - 70m, nạo vét như vậy sẽ gây sạt lở hệ thống kè tại các xã Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc.

'Cuộc chiến' bảo vệ lòng sông ở Hà Nội: Bài 1 - 'Toạ độ chết'

'Cuộc chiến' bảo vệ lòng sông ở Hà Nội: Bài 1 - 'Toạ độ chết'

Coi thường pháp luật, thách thức chính quyền, tận thu tài nguyên để trục lợi, đó là những biểu hiện thường thấy của vấn nạn 'cát tặc' - một vấn đề hết sức nóng bỏng ở nhiều địa phương.


Trên địa bàn Hà Nội hiện có 15 tuyến sông, trong đó, có 7 tuyến sông có hoạt động khai thác cát, nạo vét cát lòng sông. Do nhu cầu và lợi nhuận lớn nên tình trạng khai thác cát trái phép trên các tuyến sông diễn biến rất phức tạp. Vì vậy, nhiều địa phương ở Hà Nội đã kiến nghị Công an thành phố bổ sung biên chế, đặc biệt là lực lượng cảnh sát môi trường cho các tuyến đường sông; tăng cường tổ chức tuần tra, mật phục, cắm chốt trên sông để kịp thời phát hiện và giải quyết triệt để tình hình khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép trên sông Hồng.

Mặt khác, thành phố cần sớm xây dựng địa điểm trông giữ phương tiện tuần tra; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

Khẳng định quyết tâm trong cuộc chiến với "cát tặc", lãnh đạo thành phố Hà Nội đã mạnh mẽ yêu cầu các cơ quan liên quan công bố công khai các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát lòng sông; trên cơ sở đó, không cho phép các đơn vị vi phạm tham gia đấu thầu các dự án khai thác cát, sỏi trên địa bàn.

Đối với những khó khăn, bất cập trên, Công an thành phố Hà Nội đã có công văn đề nghị Công an các tỉnh lân cận thiết lập đường dây nóng, công khai tại địa bàn giáp ranh để người dân kịp thời thông báo về các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật. Cuối năm 2016, Công an Hà Nội đã ký quy chế phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự trên lĩnh vực đường thủy nội địa với công an 8 tỉnh có địa bàn giáp ranh gồm: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Theo đó, một trong các nội dung phối hợp là xử lý tiêu cực trong việc cấp phép và khai thác cát, sỏi cũng như tài nguyên khoáng sản.

UBND thành phố Hà Nội cũng đã phê duyệt quy hoạch sử dụng cát, sỏi, bãi trung chuyển vật liệu xây dựng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đặc biệt tới đây, Hà Nội sẽ tổ chức đấu thầu khai thác theo quy hoạch để tăng nguồn thu, qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, đồng thời quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên quốc gia này. Cách làm trên cho thấy Hà Nội đang quyết tâm mạnh mẽ nhằm ngăn chặn, đẩy lùi nạn khai thác cát trái phép.

TTXVN/Minh Nghĩa - Mạnh Khánh

Tin cùng chuyên mục

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiến thêm 1 bước trong nỗ lực ngăn chặn các khoản “phí rác” khi Ủy ban thương mại liên bang (FTC) yêu cầu minh bạch hơn về giá đối với những người mua vé hòa nhạc, sự kiện cũng như thuê phòng khách sạn.

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 17/12 thông báo đã cùng đối tác là công ty khai phá không gian SpaceX ấn định thời điểm triển khai chuyến bay có người lái tiếp theo, mang mã hiệu Crew-10, lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Tối 17/12 (sáng 18/12 theo giờ Việt Nam), các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã công bố một dự luật chi tiêu ngắn hạn để ngăn chặn nguy cơ chính phủ đóng cửa vào cuối tuần này.

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Theo nhà kinh tế Mark Zandi của Moody's Analytics, kinh tế Mỹ đang đạt được những kết quả "đặc biệt tốt" khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 17/12, tàu Volgoneft-109, chở 4.000 tấn dầu, đã phát tín hiệu cấp cứu trên Biển Đen.

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, người dùng Facebook ở Australia có thể sẽ nhận được khoản thanh toán bồi thường thiệt hại liên quan đến vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica sau khi Meta (công ty mẹ của Facebook) vừa đạt được thỏa thuận dàn xếp mang tính bước ngoặt trị giá 50 triệu AUD (31,69 triệu USD) với Ủy ban thông tin Australia (OAIC).

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

Năm 2024 "chắc chắn" là năm nóng nhất từ trước đến nay và cũng là năm đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Ngày 15/12, Quốc hội Hàn Quốc đã đồng thuận khôi phục cơ chế "9 người" cho Tòa án Hiến pháp trong bối cảnh đang diễn ra quy trình luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.