Cung điện Phật giáo cao nhất thế giới là nơi cất giữ hơn một nửa số vàng của hành tinh?

Nền văn minh Trung Hoa trải dài 5.000 năm lịch sử, để lại vô số giá trị văn hóa và công trình kiến trúc cổ cho đến ngày nay, trong đó nổi tiếng nhất là Tử Cấm Thành (Cố cung) ở Bắc Kinh và Cung điện Potala.
12/10/2022 18:25

Nền văn minh Trung Hoa trải dài 5.000 năm lịch sử, để lại vô số giá trị văn hóa và công trình kiến trúc cổ cho đến ngày nay, trong đó nổi tiếng nhất là Tử Cấm Thành (Cố cung) ở Bắc Kinh và Cung điện Potala.

Thắt lưng thời nhà Đường, người có tiền có quyền cũng chưa chắc mua được

Thắt lưng thời nhà Đường, người có tiền có quyền cũng chưa chắc mua được

Ngày nay, ai cũng có thể mua thắt lưng. Nhưng thời nhà Đường (Trung Quốc), việc sử dụng thắt lưng còn khó khăn hơn nhiều.

Cung điện Potala tọa lạc ở vùng đất Tây Tạng xa xôi nên ít ai biết đến.

Cung điện Potala (Bố Đạt La cung) được xây dựng sớm hơn cả Tử Cấm Thành, có lịch sử hơn 1.300 năm, đứng vững chãi trên ngọn núi Hồng Sơn (Lhasa - thủ phủ Tây Tạng) ở độ cao khoảng 3.700 mét cách mực nước biển. Người xưa đồn đoán rằng một nửa số vàng trên thế giới nằm trong Cung điện Potala thời bấy giờ. 

Chú thích ảnh
Cung điện Potala

Vậy phải bỏ ra bao nhiêu kim ngân châu báu để xây dựng nên cung điện uy nghiêm này?

Lý do Cung điện Potala được xây dựng

Mỗi cung điện uy nghiêm đều có câu chuyện đằng sau.

Tử Cấm Thành là nơi ở của Hoàng đế và vương thân quý tộc. Thế thì Cung điện Potala được xây dựng với mục đích gì? 

Muốn biết về quá trình xây dựng Cung điện Potala, chúng ta phải quay ngược thời gian trở về thời Vương triều Thổ Phồn Tây Tạng. Đây là triều đại cực kỳ phồn thịnh được cai trị bởi vị Tạng vương Songtsen Gampo. 

Chú thích ảnh

Ở nơi khắc nghiệt cả về địa hình lẫn khí hậu như Tây Tạng, Tạng vương vẫn đảm bảo người dân của mình không phải chịu đói. Bất kể về phương diện kinh tế, lịch sử văn hóa hay quân sự, Tạng vương đều điều hành và đưa ra những quyết định một cách xuất sắc. Tất cả những điều này đã làm Vương triều Thổ Phồn trở thành giai đoạn lẫy lừng và sáng chói.

Cung điện Potala không phải được xây một lần mà thành, hơn nữa ban đầu được gọi là “Hồng Sơn cung”. Đây cũng là nơi sinh hoạt hàng ngày của Tạng vương. 

Ở thời bấy giờ, Songtsen Gampo kết hôn với Bhrikuti Devi (công chúa vương quốc Licchavi  của Nepal, bà cũng được xem là hóa thân của Đa La Bồ Tát). Bà chính là Tán Phổ đầu tiên của Đế quốc Thổ Phồn.

Chú thích ảnh

Vì muốn củng cố địa vị của Tạng vương, Songtsen Gampo đã cầu hôn với nhà Đường để kết hôn với công chúa Văn Thành. Lý Thế Dân đồng ý yêu cầu của Songtsen Gampo và hứa hôn công chúa Văn Thành cho Tạng vương.

Để kết hôn với công chúa Văn Thành và bày tỏ thiện chí với nhà Đường, Songtsen Gampo đã quyết định tổ chức một đám cưới hoành tráng. Do đó, ông cho mở rộng Hồng Sơn cung và đổi tên thành Cung điện Potala.

Vì ở thời nhà Đường, Phật giáo phát triển cực thịnh nên công chúa Văn Thành đã mang Phật giáo đến Tây Tạng. Hơn nữa, công chúa Bhrikuti Devi của Nepal cũng tin vào Phật giáo ở đất nước mình nên bà đã truyền bá cho người dân. 

Dưới sự ảnh hưởng của hai người vợ, Songtsen Gampo vốn không quan tâm đến Phật giáo, dần có niềm tin và quyết định xây dựng Cung điện Potala mang yếu tố Phật giáo. Từ đó, Cung điện Potala còn được mệnh danh là "Trái tim của Phật giáo Tây Tạng".

Cung điện Potala - nơi cất giữ kho ngọc ngà châu báu khổng lồ

Đối với việc xây dựng Cung điện Potala, Songtsen Gampo vô cùng hào phóng. Ông ra lệnh cho thợ xây biến Hồng Sơn cung trở thành cung điện nguy nga mang âm hưởng Phật giáo, có tổng diện tích là 360.000 mét vuông. 

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh

Việc tìm được một địa điểm rộng lớn như vậy để xây dựng cung điện trên núi cao hùng vĩ đã là một kỳ công. Càng đáng giá hơn khi Tạng vương thổi hồn văn hóa chùa miếu vào cung điện của mình. 

Songtsen Gampo cho xây dựng chính cung của Cung điện Potala nằm ở vị trí cao ít nhất 200m, bên ngoài có 13 tầng và bên trong có 9 tầng, từ sàn cho đến trần và tranh tường, đâu đâu cũng lấp lánh ánh hoàng kim và toát ra vẻ hào nhoáng lộng lẫy. 

Trong "Tây Tạng vương thống ký", Cung điện Potala được mô tả như sau: “Cổng cung điện tọa Bắc hướng Nam, Hồng cung (một cung trong Cung điện Potala) có hơn 900 phòng, cộng thêm những gian ở các cung khác, tổng cộng lên đến 1.000 phòng”.

Các vật phẩm liên quan đến Phật giáo do hai người vợ của Tạng vương mang theo, cũng như vô số báu vật quý hiếm và đồ trang sức vàng bạc của hồi môn, đều được cất giữ trong Cung điện Potala. 

Không cần mô tả cũng đủ biết, cảnh tượng bên trong cung điện xa hoa đến mức khiến người ta không tin vào mắt mình.

Nhưng trong Cung điện Potala, thứ quý giá nhất chính là một "linh tháp" cao 14,85 mét. Chi phí xây dựng tòa tháp này tiêu tốn 1,04 triệu lượng bạc và 110.000 lượng vàng, cùng với hơn 15.000 viên trân châu, đá quý và mã não.

Ngoài những bảo vật quý giá này, thứ có giá trị lưu niệm nhất là sách đại xá của Hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh, cùng những bức hoành phi viết tay do các vị Thổ Phồn vương để lại và kinh thư pháp khí nhà Phật bị thất truyền từ lâu.

Kinh phí xây dựng Cung điện Potala là con số “trên trời”, không thể đếm xuể. 

Chú thích ảnh

Tuy nhiên, dân chúng nơi đây luôn tin rằng: một nửa số vàng trên thế giới nằm trong cung điện Potala. Mặc dù lượng vàng thời bấy giờ không thể nhiều bằng thời nay nhưng có thể nói, sự tráng lệ của Cung điện Potala không chỉ ở vẻ bề ngoài mà còn có ý nghĩa lịch sử và giá trị kinh tế.

Trải qua nhiều thăng trầm của dòng lịch sử, Cung điện Potala ngày nay đã trở thành thánh địa trong mắt nhiều người. Thế nhưng, nơi này đã từng hứng chịu nhiều thiệt hại lớn và được tu bổ bằng công nghệ, máy móc hiện đại.

Được biết, những Tạng vương đời sau cũng nhiều lần cải tạo Cung điện Potala, đến nay chiều cao cung điện đạt 110 mét với 13 tầng.

Trung Hạ

Tin cùng chuyên mục

Phổ Nghi chơi trốn tìm ở Dưỡng Tâm điện, không ngờ tìm thấy mật chiếu của hoàng đế Ung Chính: Đó là gì?

Phổ Nghi chơi trốn tìm ở Dưỡng Tâm điện, không ngờ tìm thấy mật chiếu của hoàng đế Ung Chính: Đó là gì?

Phổ Nghi và em trai ông không ngờ trong một lần đi chơi trốn tìm ở Dưỡng Tâm điện lại tìm thấy mật chiếu của hoàng đế Ung Chính. Rốt cục trong đó viết gì?

4 sao nam hiền lành, giản dị nhất Vbiz: Ở nhà nghìn cây vàng vẫn ăn cơm hộp, mặc áo 100 nghìn

4 sao nam hiền lành, giản dị nhất Vbiz: Ở nhà nghìn cây vàng vẫn ăn cơm hộp, mặc áo 100 nghìn

Họ đều là những sao nam hiền lành, dễ mến bởi lý lịch sạch, cuộc sống bình dị và lối ứng xử mẫu mực từ không gian mạng đến bên ngoài cuộc sống.

So kè nhan sắc 2 sao nữ 9x trong 'Hoa Vương': Người là tình địch của Chi Pu, người nổi tiếng từ khi 15 tuổi

So kè nhan sắc 2 sao nữ 9x trong 'Hoa Vương': Người là tình địch của Chi Pu, người nổi tiếng từ khi 15 tuổi

Rima Thanh Vy và Lê Tam Triều Dâng là những cái tên thu hút nhiều sự chú ý khi góp mặt trong phim 'Hoa Vương'.

Chi Pu, Mỹ Tâm, Hồ Ngọc và những màn trình diễn gây ấn tượng tại nước ngoài, ai đẳng cấp hơn?

Chi Pu, Mỹ Tâm, Hồ Ngọc và những màn trình diễn gây ấn tượng tại nước ngoài, ai đẳng cấp hơn?

Qua ba trường hợp Chi Pu, Hồ Ngọc Hà, Mỹ Tâm, có thể thấy, nghệ sĩ Việt hoàn toàn đủ khả năng làm chủ sân khấu và gây ấn tượng với khán giả quốc tế khi bước ra nước ngoài.

Khả Ngân cặp kè bạn diễn mới sau 'Gia đình mình vui bất thình lình', nói gì khi bị chê diễn dở?

Khả Ngân cặp kè bạn diễn mới sau 'Gia đình mình vui bất thình lình', nói gì khi bị chê diễn dở?

Khả Ngân xuất hiện với vẻ ngoài cá tính, cặp kè cùng Trần Phong sau khi gây sốt với phim 'Gia đình mình vui bất thình lình'.

Gia Cát Lượng qua đời, cả Thục Hán để tang, chỉ một người reo hò ăn mừng: Lưu Thiện lập tức xử tử, đó là ai?

Gia Cát Lượng qua đời, cả Thục Hán để tang, chỉ một người reo hò ăn mừng: Lưu Thiện lập tức xử tử, đó là ai?

Gia Cát Lượng qua đời khiến Thục Hán chịu tổn thất lớn. Hậu chủ Lưu Thiện và bá quan văn võ cùng người dân vô cùng đau lòng. Vì sao lại có một người đàn ông vui vẻ ăn mừng? Người này rốt cục là ai?

Ca sĩ Duyên Quỳnh tuổi 33: Xinh đẹp nhưng tình duyên lận đận, bị đồn được đại gia bao nuôi

Ca sĩ Duyên Quỳnh tuổi 33: Xinh đẹp nhưng tình duyên lận đận, bị đồn được đại gia bao nuôi

Duyên Quỳnh đẹp nhưng lại hay bị "bồ đá". Nữ ca sĩ bảo, điều này liên quan tới tính cách mạnh mẽ của cô.

Cuộc sống hạnh phúc của nữ ca sĩ mang hàm trung tá, được phong NSƯT trẻ nhất Việt Nam, lấy chồng Việt lai Pakistan

Cuộc sống hạnh phúc của nữ ca sĩ mang hàm trung tá, được phong NSƯT trẻ nhất Việt Nam, lấy chồng Việt lai Pakistan

Sau những thăng trầm, ca sĩ Phương Anh đã có được cuộc sống êm ấm bên chồng con.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.