Cốt lõi của người trí tuệ: Trước học kiểm soát thời gian, sau mới học cách kiếm tiền
Chúng ta chỉ nên đo lường thành công bằng chất lượng của sự hiểu biết, mà không phải là tốc độ hoàn thành các công việc còn tồn đọng của mình.
Tôi vẫn nhớ mình đã ngạc nhiên như thế nào khi lần đầu tiên nghe nói rằng Warren Buffett dành 80% thời gian của mình để đọc và suy nghĩ.
Và trong suốt quá trình gầy dựng sự nghiệp của mình, ông ấy đã luôn làm như vậy.
Điều làm tôi ngạc nhiên hơn nữa là lịch trình hàng tuần được tiết lộ bởi đối tác kinh doanh của ông ấy.
Bạn đừng nghĩ người giàu sẽ bận tối mặt mỗi ngày. Sự thật Buffett vẫn dành cho mình thời gian riêng tư để nghỉ ngơi, giải trí, cắt tóc.
Đó là lý do tại sao ông ấy lại trở thành người kinh doanh thành công nhất thế giới. Bởi vì ông ấy biết dành thời gian để tập trung, suy nghĩ.
"Vậy tại sao một CEO công ty lớn như vậy, lại có thể dư dả thời gian, trong khi nhiều nhân viên văn phòng lương bèo bọt hơn nhưng lịch làm việc lại vô cùng dày đặc."
"Các nhà đầu tư khác có gặp phải tình huống này không?"
Sau khi xem gần như mọi cuộc phỏng vấn của Buffett, đọc từng lá thư hàng năm ông gửi cho các cổ đông và nhiều cuốn tiểu sử về ông, từ đó áp dụng các bài học của ông vào cuộc sống của chính mình, tôi nghĩ rằng cuối cùng tôi đã hiểu tại sao Buffett có thể làm được như vậy.
Điều đầu tiên, bạn cần có một tư duy cơ bản về công việc tri thức:
"Kiến thức là sức mạnh, và nó kiểm soát cơ hội và sự tiến bộ của bản thân."
Tóm lại, nghiên cứu về Buffett khiến tôi nhận ra hai điều:
Thứ nhất, trong xã hội ngày nay, việc học tập, tư duy chính là khoản đầu tư dài hạn tốt nhất mà bạn có thể thực hiện trong sự nghiệp của mình.
Học tập và suy nghĩ sẽ quyết định định hình phương hướng của bạn trong tương lai.
Thứ hai, bạn không chỉ cần có kế hoạch và suy nghĩ trong thời điểm bạn muốn, mà quá trình này phải liên tục và không ngừng, thậm chí tiếp diễn ra suốt đời, đó mới chính là chìa khóa của những người thành công.
Năm 2009, Paul Graham đã viết một bài báo mang tính bước ngoặt có tên "Maker's Schedule, Manager's Schedule".
Trong bài báo này, ông đã minh họa sự khác biệt giữa các lịch trình trong nền kinh tế tri thức:
Lịch trình của người quản lý (Dành cho các nhà lãnh đạo): Được phân chia thành các cuộc họp, mỗi ngày đều dành riêng 1 giờ để bản thân tự lên lịch về nhiệm vụ cần làm.
Lịch trình của nhà sản xuất (Thích hợp cho nhà văn, lập trình viên): Họ thường thích ở trong các đơn vị ít nhất nửa ngày. Thế nên đừng cho họ "1 giờ đồng hồ" lên lịch. Mà đây là khoảng thời gian mới bắt đầu!
Buffett thuộc loại thứ ba, tự mình sắp xếp lịch trình, tối ưu hóa nó sao cho đem lại hiệu quả nhất. Muốn làm được như vậy, đòi hỏi người lên lịch phải có cái nhìn sâu sắc.
Sự khác biệt này trông đơn giản, nhưng nó lại rất sâu sắc.
Khi chúng ta "thiết kế" lại cuộc sống của mình, mọi thứ sẽ đi vào kỉ luật hơn. Vì vậy tận dụng tốt hơn thời gian biểu, không bận rộn mù quáng.
Môi trường làm việc cũng là điều rất quan trọng, nên tạo cho mình một môi trường thoải mái để sự sáng tạo được phát huy tối ưu nhất.
Có rất nhiều người thành công, ý tưởng của họ bắt nguồn khi đi ngủ, hoặc đang đi dạo, không nhất thiết phải ở góc nhỏ của tòa nhà văn phòng nào đó.
Học tập là cách tiếp thu các khối kiến thức đa dạng, giúp con người chủ động nâng cao giá trị và kinh nghiệm của chính mình. Suy nghĩ là sự kết hợp của các khối kiến thức này lại với nhau. Thử nghiệm là để xem các kết hợp này hoạt động như thế nào trong thế giới thực.
Thế nên, chúng ta phải biết rằng, chúng ta chỉ nên đo lường thành công bằng chất lượng của sự hiểu biết, mà không phải là tốc độ hoàn thành các công việc còn tồn đọng của mình.
Trong thời đại ngày nay, nhiều công nhân tri thức quản lý công việc của họ giống như những người lao động thủ công, hầu như chỉ tập trung vào hiệu quả và sự chăm chỉ.
Thế nhưng chất lượng thực sự quan trọng hơn số lượng rất nhiều.
Chất lượng là bản chất của đầu ra.
Ví dụ: Khi đánh giá hiệu quả hoạt động của một phòng thí nghiệm y tế, câu hỏi về số lượng xét nghiệm mà phòng thí nghiệm đó có thể thực hiện thông qua các máy của mình chỉ là thứ yếu so với việc có bao nhiêu kết quả xét nghiệm hợp lệ và đáng tin cậy.
Vì vậy, năng suất lao động tri thức trước hết phải hướng tới chất lượng, không phải chất lượng thấp nhất mà là chất lượng tốt nhất.
Đây cũng là cách mà Buffett làm nên sự khác biệt. Ông biết dùng khoản đầu tư nhỏ để đem lại nguồn lợi lớn.
Đáng ngạc nhiên là Buffett đã không đầu tư trong nhiều năm. Bạn có thể tưởng tượng việc thức dậy mỗi ngày trong nhiều năm mà không đầu tư sẽ khó khăn như thế nào nếu bạn là một nhà đầu tư chuyên nghiệp hay không?
Phong cách sống của Buffett chính là: "Người có học, nên biến thời gian thành thứ giá trị, đừng vay mượn thời gian như những người lao động chân tay bình thường khác."
Doanh nhân tỷ phú Mark Cuban cũng chỉ làm việc hơn 3 giờ mỗi ngày. Tỷ phú Dan Gilbert còn đáng ngạc nhiên hơn, làm việc chỉ 1 – 2 tiếng/ ngày.
Thế nhưng để làm được điều phi thường đó, Jeff Bezos đã phải học hàng trăm cuốn sách khoa học viễn tưởng khi mới 13 tuổi. Hay giám đốc điều hành Disney cũng phải dậy từ sớm 4 giờ 30 sáng mỗi ngày.
Đã từng có một nhà máy điện ngừng hoạt động do sự cố máy móc. Bạn có thể tưởng tượng ra, lâu dài nhà máy sẽ tổn thất bao nhiêu tiền.
Trong vài ngày liền, nhân viên đã cố gắng hết sức để giải quyết vấn đề, nhưng không ai có thể tìm ra lí do.
Quá tuyệt vọng, người quản lý nhà máy đã tìm đến một nhà tư vấn.
Không lâu sau, nhà tư vấn bước vào nhà máy với một phong thái tự tin. Anh dành vài giờ đi bộ xung quanh để tìm hiểu về mọi thành phần và cách chúng tương tác, vận hành.
Sau đó, anh ấy lại dành thêm vài giờ nữa để hỏi các nhà quản lý và nhân viên của nhà máy về quá trình sự việc.
Cuối cùng, anh quay lại nơi đã kiểm tra trước đó và nhấn một cái nút.
Thật ngạc nhiên, máy móc đã bắt đầu hoạt động, vấn đề nhanh chóng được giải quyết khiến người quản lý phải kinh ngạc thốt lên:
"Chúa ơi! Tôi nên trả cho anh bao nhiêu tiền đây? Thật tốt quá!"
"100.000 đô la", nhà tư vấn trả lời một cách tự tin.
"Cái gì? 100.000 đô la. Nhưng anh chỉ cần nhấn một cái nút!"
Người cố vấn bình tĩnh lấy ra một cây bút chì và tờ giấy từ trong túi của mình.
Tiếp theo, ông viết như sau:
Ấn nút: $1
Biết nên nhấn nút nào: 99.999 USD.
Câu chuyện ngụ ngôn này chính là hiện thân cốt lõi của tri thức.
Kiến thức chính là chìa khóa để khiến chúng ta không bị "lỗi thời". Thế nên, hãy không ngừng học hỏi để nâng cao giá trị của chính bản thân mình.
Phạm Lãi - người tình của đại mỹ nữ Tây Thi được tôn là Thần Tài, để lại trí tuệ kinh doanh xuất chúng cho hậu thế