Công điện khẩn yêu cầu tăng cường phòng chống mưa lũ cho người dân
(Thethaovanhoa.vn) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã có công điện yêu cầu các địa phương tăng cường thông báo, cảnh báo để nâng cao kỹ năng phòng chống mưa lũ cho người dân.
- Mưa lũ và sạt lở đất làm 12 người chết, thiệt hại trên 20 tỷ đồng
- Lai Châu: Nhiều tuyến giao thông huyết mạch bị sạt lở do ảnh hưởng mưa lũ
- Thời tiết tuần tới: Bắc Bộ rét về đêm và sáng, Nam Trung Bộ còn mưa lũ
Ngày 11/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã có công điện yêu cầu Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh miền núi phía Bắc, các Bộ: Công an, Giao thông Vận tải, Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tăng cường thông báo, cảnh báo nâng cao kỹ năng phòng chống mưa lũ cho người dân.
Nội dung công điện nêu rõ, từ đầu tháng 6 đến nay, các tỉnh miền núi phía Bắc xảy ra mưa vừa, mưa to trên diện rộng gây lũ, lũ quét, sạt lở đất làm thiệt hại về người và tài sản. Theo báo cáo của các địa phưong, tính đến hôm nay (11/7), mưa lũ đã làm 19 người chết và mất tích, nguyên nhân chủ yếu là do bất cấn bị cuốn trôi khi đi qua các ngầm tràn lũ đang dâng cao, đặc biệt nghiêm trọng vụ việc là 4 người trong 1 gia đình bị lũ cuốn khi đi ô tô trên cầu tràn qua suối tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Để nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai khi mưa lũ xảy ra nhằm hạn chế thiệt hại về ngưòi và tài sản, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai yêu cầu Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh miền núi phía Bắc và các Bộ ngành tăng cường cập nhật, phổ biến các bản tin cảnh báo, dự báo tình hình mưa, lũ đến cộng đồng đế chủ động các biện pháp ứng phó; Chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn triển khai việc cắm biến cảnh báo, tuần tra, canh gác, cảnh báo cho người dân tại các điềm xung yếu, bến đò ngang, ngầm tràn giao thông, các đoạn đưòng bị ngập sâu, nước chảy siết khi có lũ; kiên quyết không cho các phương tiện, nhất là các xe chở khách đi qua các đoạn đường không đảm bảo an toàn.
Tổ chức hướng dẫn, phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm bị ngập lụt, chia cắt. Bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện tại các khu vực xung yếu đê kịp thời trên khai phương án khắc phục, thông tuyến khi xảy ra sự cổ sạt lơ gây ách tắc giao thông.
Các cơ quan thông tin truyền thông, đặc biệt là tại cơ sở tăng cường tuyên truyền cho người dân về tình hình thiên tai, hướng dẫn, phổ biến các kỹ năng ứng phó với mưa, lũ. Rà soát và sẵn sàng phương án ứng phó đảm bảo an toàn hạ du; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến để tránh thiệt hại cho các phương tiện, công trình xây dựng trên sông, lồng bè nuôi trồng thủy sản, người dân sống ven sông,... khi các hồ chứa xả lũ.
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tăng cưòng phát các bản tin dự báo, cảnh báo, các chương trình hưóng dẫn kỹ năng cho người dân đề chủ động phòng tránh và úng phó có hiệu quả với mưa lũ.
H.V/Báo Tin Tức