Con trai tiến sĩ mua nhà ở thành phố lớn: Cha mẹ tưởng được hưởng phúc tuổi già, không ngờ gánh nặng đè nặng 2 thế hệ, cuộc sống 'chẳng bằng ở quê'
Tưởng rằng sở hữu một ngôi nhà ở Bắc Kinh là cơ hội để đổi đời nhưng thực tế, gia đình bà Vương phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn thế.
Vương Nhã là một phụ nữ sinh ra và lớn lên ở nông thôn. Dù chỉ làm nông nhưng bà bằng mọi giá đều phải nuôi con cái ăn học nên người. Nhờ có mẹ, con trai của bà Vương là Cao Tuấn đã trưởng thành, đã có bằng tiến sĩ hiện đang sinh sống tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Có thể nói, việc có một cậu con trai như Vương Nhã là một niềm tự hào lớn. Những người xung quanh đều ngưỡng mộ và khen nhà bà “tốt số".
Sau khi con trai lập gia đình, bà Vương dọn đến Bắc Kinh 5 để đỡ đần việc nhà cũng như chăm sóc cháu trai. Trước khi đến thành phố, bà luôn tự hào vì con trai cuối cùng cũng “thoát nghèo", giúp gia đình nở mày nở mặt.
Mua nhà thành phố giá “trên trời" nhưng chẳng được khang trang
Theo nhà cung cấp dữ liệu Sandalwood Advisors, ngày càng nhiều người Trung Quốc tìm mua nhà cũ, với tỷ lệ xem nhà cũ ở mức cao nhất kể từ ít nhất là tháng 9/2021.
Tại các thành phố lớn nhất, bao gồm Thâm Quyến và Thượng Hải, trung bình mỗi tuần có khoảng 178.000 lượt đến xem nhà cũ trong tháng 2, tăng 86% so với tháng 11. Sự quan tâm đến phân khúc này cũng tăng lên ở các thành phố cấp 2, chủ yếu là tại trung tâm của khu vực đó.
Con dâu của bà Vương không có học vị cao hay tốt nghiệp trường danh giá. Cô xuất thân từ chuyên ngành kế toán. Cả Cao Tuấn và bà xã đều không cầu kỳ, chỉ mong có một căn nhà nhỏ ở Bắc Kinh để an cư lạc nghiệp. Nhưng việc mua một căn nhà tại thành phố lớn không phải chuyện dễ.
Bà Vương luôn kỳ vọng con trai có thể phát đạt. Khi Cao Tuấn ngỏ ý mua nhà, bà và chồng đã đem tất cả tiền để dành đưa cho con trai. Kể từ ngày đó, áp lực đè nặng lên hai thế hệ! Từ lúc con trai mua nhà, gia đình không còn bất kỳ tài sản nào trong nhà.
Điều đáng nói, số tiền của họ tích góp chỉ đủ mua một căn hộ cũ, có một phòng ngủ. Có thể nói, ngôi nhà mới không đủ cho các thành viên trong gia đình sinh hoạt thoải mái.
Bên cạnh đó, Cao Tuấn còn phải vay thêm tiền ở ngoài. Vì còn đang nợ nần chồng chất nên không thể chểnh mảng công việc. Tuy vị trí của anh không có nguy cơ bị sa thải nhưng vẫn phải cố gắng để được thăng chức, tăng lương. Vì công ty ở xa nên hàng ngày anh về đến nhà cũng đã là đêm muộn.
Trước đó, con dâu của bà Vương phụ trách ở nhà lo toan cho gia đình. Nhưng vì áp lực kinh tế, cô cũng phải tìm kiếm công việc để trang trải.
Chồng của bà Vương cũng không ngoại lệ. Ở tuổi 64, khi đã lên chức ông nội, có con trai làm tiến sĩ thì ông vẫn phải làm bảo vệ. Công việc của ông không nặng nhọc mà vẫn có thể mang về nguồn thu nhập hàng tháng là 4.000 nhân dân tệ. Số tiền này dùng để chu cấp cho gia đình nhỏ đang sống giữa thành phố.
Cuộc sống thành phố chẳng được như ở quê
Người ta nói “nuôi con trông già”, nhưng những ngày sau khi đến Bắc Kinh, bà Vương lại một lần nữa phải lo toan. Khi con trẻ, bà làm việc để nuôi con ăn học. Bước vào tuổi trung niên, bà vẫn tiếp tục phải tính toán.
Cuộc sống ở thành phố không giống ở quê nhà. Bà không có hàng xóm để hàn huyên, tâm sự. Hàng ngày, cuộc sống của bà chỉ gói gọn trong ngôi nhà nhỏ và đứa cháu mới chập chững.
Vì căn hộ chỉ có một phòng ngủ chưa đầy 15 mét vuông nên chỉ có chiếc giường đôi.
Để đủ cho các thành viên trong gia đình, họ phải kê thêm những chiếc giường tạm bợ ở bên ngoài. Phần lớn diện tích để kê đồ đặc, cả gia đình hầu như không thể di chuyển.
Vì ngôi nhà quá chật, bà Vương đã hình thành một thói quen, chỉ cần không nấu cơm làm việc nhà, về cơ bản bà đều ở bên ngoài.
Bà Vương trước đây chỉ làm việc tay chân nên không có lương hưu. Toàn bộ số tiền bà dành dụm được đều đã đưa cho con, vì vậy trong tay bà gần như không còn bất cứ tài sản gì.
Khi đi ra ngoài, điều bà sợ nhất là người khác nói chuyện về lương hưu.
Dù cuộc sống vẫn có nhiều khó khăn, nhưng cả gia đình bà Vương Nhã vẫn quyết ở lại. Mục đích chính của họ là để cho con cái có được môi trường tốt nhất.
Căn nhà cổ rộng 3 mẫu đất được trả 1 tỷ NDT cũng không chịu phá bỏ ở Trung Quốc: Bí mật đằng sau khiến chủ đầu tư "5 lần 7 lượt" tìm đến thương lượng nhưng phải chịu thua gia chủ