Căn nhà cổ rộng 3 mẫu đất được trả 1 tỷ NDT cũng không chịu phá bỏ ở Trung Quốc: Bí mật đằng sau khiến chủ đầu tư "5 lần 7 lượt" tìm đến thương lượng nhưng phải chịu thua gia chủ
Theo Sohu, gia trang của gia đình ban đầu có diện tích hơn 30 mẫu đất. Tuy nhiên theo dòng chảy lịch sử, dòng họ này chỉ giữ lại ngôi nhà tứ hợp viện với diện tích hơn 3 mẫu này.
Thành phố Trịnh Châu thuộc tỉnh Hà Nam là một trong những thành phố có nhiều di tích lịch sử ở Trung Quốc. Theo dòng chảy phát triển của xã hội, nhiều công trình cổ nơi đây đã bị biến mất, thay vào đó là những khu đô thị hiện đại. Dẫu vậy, vẫn có một căn nhà cổ đã có tuổi đời hơn 200 năm tồn tại bất chấp giữ rừng cao ốc tại làng Đông Sử Mã. Câu chuyện về ngôi nhà này đến nay vẫn còn được lưu truyền. Không những thế, nó còn trở thành một địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng tại đất nước tỷ dân.
Chuyện cụ già ngoài 60 và khoản bồi thường 1 tỷ NDT
Vào năm 2007, khu vực làng Đông Sử Mã thuộc Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc, thuộc diện được quy hoạch và sẽ sớm được phá bỏ và tái xây dựng nhằm mục đích phát triển đô thị. Người dân địa phương ở đây rất vui mừng trước thông tin này. Bởi không chỉ được chuyển đến nơi ở có môi trường sống tốt hơn mà họ còn có thể nhận được một khoản tiền đền bù thỏa đáng.
Dẫu vậy, có một gia đình tại đây tỏ ý không muốn chuyển đi, đó là gia đình cụ Nhậm Kim Lãnh, đã ngoài 60 tuổi. Ngôi nhà của gia đình ông nằm ngay trung tâm và là ngôi nhà lớn và cổ kính nhất ở làng. Khi chủ đầu tư lần đầu tiên đến làng để thương lượng, cụ đã từ chối việc phá dỡ căn nhà.
Từng gặp nhiều trường hợp tương tự, chủ đầu tư nghĩ rằng gia chủ không hài lòng với số tiền đền bù nên mới ngoan cố không chịu dọn ra ngoài. Sau đó, kể từ năm 2009, họ nhiều lần cử người đến thương lượng và đưa ra những con số cao hơn để thuyết phục gia đình ông Lãnh. Tuy nhiên, ngay cả khi căn nhà của gia đình ông Nhậm là căn nhà cuối cùng chưa chịu chuyển đi, và số tiền đền bù đã tăng từ 5 triệu NDT lên 30 triệu, rồi 100 triệu, thậm chí lên 1 tỷ NDT nhưng ông Nhậm vẫn nhất không chịu thỏa hiệp.
“Không chuyển! Dù các cậu có đưa giá 10 tỷ NDT tôi cũng không chuyển đi!”, cụ Nhậm quát lớn khi thấy bên chủ đầu tư lại tới nhà thương lượng.
Thái độ cương quyết của gia chủ khiến chủ đầu tư rất bất lực. Nhiều người cùng thôn cũng thuyết phục ông Nhậm vì cho rằng đó mà một khoản tiền lớn, đủ cho gia đình sống sung túc lâu dài, tuy nhiên ông cụ không hề thay đổi ý định của mình.
Bí mật ngôi nhà cổ
Trước số tiền đền bù khổng lồ, nhiều người thắc mắc lý do khiến ông Nhậm lại tỏ thái đội kiên quyết đến như vậy. Thế nhưng khi biết được nguyên nhân, nhiều người tán thành với cách làm của ông cụ.
Theo gia chủ chia sẻ, ngôi nhà mà gia đình ông sống bao nhiêu đời qua chính là một di tích văn hóa lịch sử, là nơi mà dòng họ nhà ông nhiều đời cùng nhau sống và giữ gìn những kỷ vật của tổ tiên nên không thể bị phá dỡ. Khi biết được thông tin này, chủ đầu tư đã báo cáo với các đơn vị liên quan ở địa phương và mời các nhà chuyên môn đến xác định, từ đó giải đáp được bí ẩn đằng sau ngôi nhà này.
Theo Sohu, khi các nhà khảo cổ đến và nghiên cứu, họ đã xác định được nhiều đồ vật có niên đại hàng trăm năm trong ngôi nhà này. Dưới con mắt của các chuyên gia, đây đều là những di tích văn hóa vô cùng quý giá. Chúng đã "ghi lại" đời sống của bảy đời tổ tiên nhà họ Nhậm, đồng thời cũng là chứng nhân lịch sử ghi lại quá trình phát triển không ngừng của Trung Quốc từ xã hội phong kiến cổ đại đến thời đại mới.
Hơn nữa, theo các chuyên gia, không chỉ riêng những "cổ vật" mà ngay cả ngôi nhà cũng là "bảo vật" vô giá. Ngay trước cổng nhà cũng có treo tấm bảng gỗ đề 4 chữ: “Phụ Dực Quốc Chính” (tước hiệu được hoàng đế ban cho người có công với đất nước), chứng tỏ chủ nhân của ngôi nhà có thân thế không tầm thường.
Lúc này, gia chủ cũng kể rõ gia thế của mình. Theo ông Nhậm, ngôi nhà của gia đình ông được xây dựng từ thời vua Càn Long vào năm 1775, chủ nhân ban đầu là Nhậm Quân Tuyển, một quan chức cấp cao của nhà Thanh nên nơi ở cũng được xây dựng rất đồ sộ và bề thế. Gia trang của họ ban đầu có diện tích hơn 30 mẫu đất, gồm 38 khu nhà có kết cấu tương tự.
Tuy nhiên theo dòng chảy lịch sử với nhiều biến cố xã hội, dòng họ này chỉ giữ lại ngôi nhà tứ hợp viện với diện tích hơn 3 mẫu này. Ngôi nhà được các thế hệ sau cùng sinh sống và giữ gìn vì lời hứa với gia tiên sẽ bảo vệ mảnh đất của gia tộc. Hiện nó thuộc quyền thừa hưởng của ông Nhậm - con cháu nhiều đời của Nhậm Quân Tuyển.
Qua bao nhiêu niên đại, ngôi nhà không bị thay đổi hay làm mới mà vẫn giữ dáng vẻ nguyên sơ nhất của nó. Mặc dù hiện tại đã cũ kỹ và hư hỏng ít nhiều nhưng vẫn mang một vẻ đẹp rất riêng của một di sản cổ. Hơn nữa, trong văn hóa Trung Quốc, "kế thừa" là một điều rất quan trọng. Việc ngôi nhà bị phá bỏ đồng nghĩa với việc lịch sử của một gia tộc sẽ mất dần trong tương lai.
Vì vậy, sau khi các chuyên gia kết luận rằng ngôi nhà của gia đình họ Nhậm thực sự là một di tích văn hóa và không thể phá bỏ, chính quyền Hà Nam đã chọn cách thay đổi kế hoạch ban đầu, họ giữ lại và phát triển ngôi nhà này. Năm 2017, được sự chấp thuận của Cục Di tích Văn hóa tỉnh Hà Nam, ngôi nhà được chuyển thành "Bảo tàng tư nhân Thiên Tường" và mở cửa miễn phí cho khách du lịch tham quan. Ông Nhậm và vợ cũng chính là "hướng dẫn viên" cho bảo tàng nhỏ này.
Mặc dù trở thành bảo tàng mở cửa cho du khách tham quan, song cả gia tộc họ Nhậm vẫn còn bốn gia đình sinh sống ở trong ngôi nhà này. Du khách sẽ không được phép đi vào khu vực sinh hoạt chung của các gia đình này để tránh làm xáo trộn cuộc sống bình thường của họ.
Bước vào ngôi nhà, bạn sẽ được du hành trở về quá khứ và được ngắm nhìn không gian đậm chất lịch sử thời nhà Thanh chỉ trong một giây. Nếu được tận mắt chứng kiến những điều này, bạn sẽ hiểu được tại sao ông Nhậm lại kiên trì và "ương ngạnh" đến vậy khi cố bảo vệ "bảo vật" của gia tộc mình.
Những màn "đổi nhà" siêu đỉnh của dàn MC Việt: Người từ căn nhà 800 triệu đồng ở phố cổ chuyển sang penthouse tiền tỷ, người sở hữu 2 cơ ngơi ở Bắc lẫn Nam