Trào lưu phục dựng cổ phục thu hút được đông đảo sự quan tâm, nhất là từ các bạn trẻ, trong những năm trở lại đây. Nhưng, việc để đưa tà áo xưa cũ này "sống lại" trong xã hội đương đại hẳn còn gặp nhiều khó khăn.
“Dần dần nhiều năm nữa, trang phục dân tộc ta qua các triều đại sẽ được tái hiện một cách rất công phu và sinh động…” – Nguyễn Đức Lộc (Giám đốc) và Nguyễn Văn Hiệu (chuyên viên nghiên cứu) đến từ Công ty Ỷ Vân Hiên chia sẻ giấc mơ của mình trong cuộc trò chuyện với Thể thao & Văn hóa (TTXVN).
Xuất phát từ niềm “tự tôn và tự ái” dân tộc, những người Việt trẻ đã bắt tay vào nghiên cứu phục dựng, sản xuất và tìm cách đưa cổ phục đến với đời sống đương đại. Để rồi, họ đã có được những kết quả bước đầu…
“Chúng ta từng có những phim lịch sử làm rất sơ sài. Ở đó, đạo diễn và diễn viên phải mượn đại trang phục của các đoàn tuồng, đoàn chèo sao cho có vẻ... cổ cổ một chút để dùng” - Giáo sư sử học Lê Văn Lan kể trong buổi một buổi tọa đàm về cổ phục Việt vào cuối tuần qua.
“Cổ phục Việt - từ đời sống đến điện ảnh” là chủ đề cuộc tọa đàm diễn ra tại Hà Nội ngày 8/8, với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử và ê kíp thực hiện bộ phim “Phượng khấu”. Đặc biệt, tọa đàm có sự tham gia của mệ Công Tôn Nữ Trí Huệ - chắt nội của vua Minh Mạng, năm nay đã 97 tuổi - nghệ nhân đã gắn bó với Ỷ Vân Hiên, đơn vị thực hiện trang phục cung đình cho phim “Phượng khấu”.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất