Có một Myanmar mới

Thit Ko Ko lúc nào cũng vậy, mặt đầy vẻ nghiêm túc, nói chuyện chậm rãi. Anh nhấp chén rượu nhạt Thai Yee như nhấp chén trà, chẳng có chút gì của một người đang ngồi trong quán rượu.
20/12/2013 13:33
(Thethaovanhoa.vn) - Thit Ko Ko lúc nào cũng vậy, mặt đầy vẻ nghiêm túc, nói chuyện chậm rãi. Anh nhấp chén rượu nhạt Thai Yee như nhấp chén trà, chẳng có chút gì của một người đang ngồi trong quán rượu. Rồi anh chợt hỏi "How do you feel about my country ?" (Anh thấy đất nước tôi thế nào?).

Phải nói thật, tôi hơi bất ngờ về câu hỏi này. Lý do bởi tôi mới chỉ có vài ngày ở Nay Pyi Taw, thủ đô 10 năm tuổi của Myanmar. Nhưng khó hơn bởi cái vẻ ngoài đầy nghiêm túc của Ko Ko. Sau một hồi suy nghĩ, tôi đành trả lời một cách an toàn: “Peaceful” (Thật yên bình).

Ko Ko có vẻ không hài lòng lắm với câu trả lời. Anh lại nhâm nhi cái thứ rượu nhạt thếch, dậy mùi mẻ mà tôi và cậu bạn cũng đang uống. Sau một hồi trầm ngâm, anh lại tiếp câu chuyện theo kiểu nhát gừng. Anh nói gì đó về đất nước, về cuộc sống, cả về giới trẻ đang “lạ” dần theo sự phát triển của đất nước. “Truyền thống của người Myanmar không phải thế này”, anh vừa nói vừa đánh mắt về mấy cậu trai trẻ xăm trổ đầy người, tóc vàng tóc xanh... đang ngồi uống rượu bên chiếu dưới. Tôi cười và giải thích, đất nước nào rồi cũng vậy, có phát triển thì có du nhập những cái tốt cái xấu.



Búng vòng, một trò chơi dân gian của người dân Myanmar. Ảnh: C.M.T


Ko Ko gật gù nhưng tỏ rõ vẻ không hài lòng. Chắc hẳn anh là kiểu người truyền thống, giống như Việt Nam một thời thường hay than thở “Bao giờ cho đến ngày xưa”.

Cuộc sống quanh hồ Ngalike khá yên bình. Cứ qua vài ngôi làng lại mới có một quán nhậu bình dân dạng này để cho những người như Ko Ko ngồi.

“Đối với người nông dân Myanmar thì công việc thường chỉ diễn ra vào buổi sáng. Từ khoảng tầm trưa đổ đi họ đã có thể tụ họp nhau ở quán rượu thốt nốt, nhắm thịt chuột kho, nhằn hạt đậu tương chấm mắm tôm hoặc xe vài con cá đập rán. Mọi thứ rất rẻ, chỉ mất chưa đến 1.000 kyat cho 3-4 người nếu không quan trọng đồ nhậu”, Ko Ko vừa dẫn tôi đi vòng quanh cái quán nhỏ lề đường vừa nói về cách nhậu của người nông dân Myanmar. Anh lấy làm tiếc vì không thể giúp tôi mang loại rượu thốt nốt lên men rất đặc biệt này về Việt Nam vì nó dễ hỏng. Nhưng anh hứa xong niêu rượu này, anh sẽ đưa tôi đến một trang trại nhỏ ở ngoại ô Nay Pyi Taw, nơi những người nông dân mới đang có thu nhập tốt hơn rất nhiều với cách canh tác lúa nước truyền thống.

Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là một trang trại bò sữa. Ông chủ trang trại đi vắng, bà vợ lấp ló từ trong nhà nhìn ra một cách đầy tò mò. Có lẽ đây là lần đầu tiên có khách nước ngoài đến thăm gia đình họ. Ko Ko dường như đã quen với gia đình. Anh móc túi mua 2 hộp sữa chua đông đá mời chúng tôi ăn và luôn ra dấu “rất ngon, rất tốt”. Như anh cho biết, nhờ có sự hỗ trợ của chính phủ, những trang trại như thế này đang giúp nhiều người giàu lên, người dân có nhiều lựa chọn hơn trong ăn uống. Và đặc biệt có thêm món mới, sữa chua đông đá để giải khát trong thời tiết vô cùng nóng nực của Myanmar.

Phyu Thein Soe vẫy tay chào Ko Ko như người trong gia đình. Khó có thể ngờ rằng cô gái trẻ ấy lại là chủ một trang trại lớn trồng rau quả. Ko Ko cho biết, sở dĩ anh dẫn tôi đến trang trại này bởi vì anh muốn tôi biết về một Myanmar mới với những người trẻ, có học và mạnh dạn làm ăn từ nông nghiệp. Phyu Thein Seo cho biết, trang trại của cô cung cấp rau xanh cho hầu hết các khách sạn lớn ở Nay Pyi Taw và luôn đảm bảo đó là rau sạch. Nhờ có trang trại này, gia đình cô hiện đã xây dựng được một cơ ngơi kha khá cùng các trang thiết bị hiện đại. Mặc dù cho rằng việc người nông dân khó có thể thoát nghèo nhờ trồng lúa nhưng Seo vẫn không bỏ nghề này. Với những gì học được, cô mạnh dạn cắt bớt ruộng, mua thêm vài thửa đất để tập trung chính vào trồng bắp cải, ớt, cà chua, súp lơ...

“Tôi không bỏ lúa mà chỉ tập trung làm buổi sáng. Chiều tôi và vài người nữa chủ yếu chăm rau củ quả. Như vậy cơ bản tôi đã giúp được nhiều người không còn rảnh rỗi vào mỗi buổi chiều”, Seo chia sẻ. Và cho đến thời điểm này, cô vẫn thấy mình đi đúng hướng. “Người nông dân Myanmar có quá nhiều thời gian rảnh rỗi. Họ gần như không làm gì ngoài chăm lo mấy thửa ruộng và điều đó tất nhiên dẫn đến nghèo đói. Những gì chúng tôi, những người trẻ Myanmar đang làm sẽ thay đổi điều đó”. Seo tạm biệt chúng tôi bằng một tờ quảng cáo nho nhỏ nông trại của mình và hẹn gặp lại vào một ngày gần nhất với hy vọng, khi nào chúng tôi trở lại Myanmar, người nông dân của đất nước này đã giàu hơn.

Chốt lại chuyến đi không dự tính trước cùng chúng tôi, Ko Ko lại dẫn đến một quán nhậu khác. Nó giống như quán nước đầu làng ở quê Việt Nam vậy. Ở đây lúc xế chiều tụ tập khoảng 10 người đàn ông. Họ đến bởi giờ chẳng còn việc gì để làm. Đang mùa thốt nốt ra quả, đồ uống đương nhiên vẫn là loại rượu lên men từ thứ cây này. Uống đủ “đô”, tất cả kéo nhau ra giết thời gian bằng cách chơi trò bắn vòng. Khoảnh đất rộng hơn chục mét vuông nhanh chóng được chia thành 2 bên với 5 viên đá được dựng đứng. Nhiệm vụ của 2 người mỗi đội là phải bắn 1 chiếc vòng sắt sang phần sân đối phương. Đá của bên nào đổ hết trước coi như thua.

“Trò vui này được người nông dân Myanmar chơi thường xuyên mỗi khi nông nhàn. Dư dả thì đội thắng có vài trăm đồng kyat. Nếu không thì đội thua mời đội thắng uống thai yee miễn phí”, Ko Ko giải thích. Anh cho biết, thường thì thời gian nhàn rỗi của họ khá nhiều.

Mặc dù hay uống rượu nhưng thai yee là loại rượu rất nhẹ, chẳng thể làm ai say được. Chính vì vậy họ vẽ ra rất nhiều trò chơi quanh nhà. Đám trẻ thì thích chơi đẩy vòng với những chiếc lốp. Người lớn thích búng vòng sắt, chơi một trò chơi gần giống cá ngựa nhưng lại có tới 6 viên xúc xắc và quân lại là bất cứ thứ gì có xung quanh. Nếu không có ai chơi cùng thì họ sẽ chẳng biết làm gì ngoài nhai trầu và đi vòng quanh thăm hàng xóm.

Vừa lái xe đưa chúng tôi về khách sạn, Ko Ko vừa trầm tư bằng cách nói chuyện nhát gừng của mình. Anh lo lắng đôi chút với những khu khách sạn cứ mọc lên san sát suốt dọc trục đường chính của Nay Pyi Taw. “Ở đây du lịch không có gì đặc sắc. Những khách sạn đó, những công trình SEA Games sau tháng này sẽ được sử dụng thế nào cho hiệu quả? Tất nhiên Chính phủ sẽ tìm cách lôi kéo các nhà đầu tư, các hội thảo quốc tế... về đây để sử dụng hết công suất các công trình đó. Nhưng nói thực tôi vẫn còn băn khoăn lắm”, Ko Ko tâm sự.

Quả thực, tôi cũng chia sẻ với anh chàng này về những điều đó. Nhưng ngược lại, tôi lại đang thấy một Nay Pyi Taw đầy tiềm năng phát triển với một hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng hoàn toàn mới. Chắc chắn sẽ không có gì bất ngờ nếu chỉ 10 năm nữa thôi, Nay Pyi Taw sẽ trở thành một thành phố hiện đại, đông đúc và giàu có, đặc biệt là khi có những người còn biết trăn trở vì đất nước như Ko Ko, còn có những người dám mạnh dạn áp dụng những suy nghĩ mới như Seo.

Cao Mạnh Tuấn
Từ Nay Pyi Taw, Myanmar

Tin cùng chuyên mục

Ánh Viên giành giải 'Ấn tượng Vàng SEA Games 27' của báo Thể thao & Văn hóa

Ánh Viên giành giải 'Ấn tượng Vàng SEA Games 27' của báo Thể thao & Văn hóa

Với thành tích giành 6 huy chương, trong đó có 3 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, 1 huy chương đồng và phá 2 kỷ lục SEA Games, Nguyễn Thị Ánh Viên đã giành giải "Ấn tượng Vàng SEA Games 27" của Báo Thể thao & Văn hóa.

Chân dung Myanmar

Chân dung Myanmar

Trang phục, lối sống, món ăn, đi lại, giao tiếp... Tất cả những gì thuộc về hành vi của con người trong xã hội đều phản ánh văn hoá của đất nước đó. Và tôi muốn gửi tới các bạn hình ảnh về Myanmar qua chân dung con người nơi đây.

Các nhà vô địch SEA Games rời sân bằng... xe tải

Các nhà vô địch SEA Games rời sân bằng... xe tải

2 tiếng sau khi trận đấu tranh huy chương vàng với đội tuyển Việt Nam kết thúc, các cầu thủ Thái Lan vẫn bị mắc kẹt ở sân.

Vì sao CĐV Myanmar bớt ủng hộ U23 Việt Nam?

Vì sao CĐV Myanmar bớt ủng hộ U23 Việt Nam?

Trong 2 trận đầu tiên ở SEA Games 27 với U23 Brunei và U23 Singapore, các CĐV Myanmar đều cổ vũ cho U23 Việt Nam rất nhiệt tình.

Ghi chép dọc đường: Chuyện về một bức ảnh

Ghi chép dọc đường: Chuyện về một bức ảnh

Lại nói trận bán kết lượt về AFF Cup 2008 với nhà vô địch, ĐT Singapore, chúng ta không mang nhiều kỳ vọng trong chuyến đến đảo quốc sư tử, sau trận hòa không bàn thắng ở Mỹ Đình.

Những cô gái Myanmar xinh đẹp chào đón vị khách SEA Games

Những cô gái Myanmar xinh đẹp chào đón vị khách SEA Games

Trong trang phục truyền thống với nụ cười tươi, những cô gái Myanmar xinh đẹp đã chào đón các vị khách bằng màn trình diễn múa cổ truyền không thể tuyệt vời hơn.

Cuộc sống của người dân nghèo Nay Pyi Taw

Cuộc sống của người dân nghèo Nay Pyi Taw

Có một Nay Pyi Taw khác với những hình ảnh chúng ta thường thấy, một khu dân cư cách trung tâm khoảng gần 1 giờ đi xe. Một Nay Pyi Taw với những con đường đất...

SEA Games quen mà lạ

SEA Games quen mà lạ

Trên danh nghĩa SEA Games là Đại hội thể thao Đông Nam Á, nói một cách bóng bẩy là ngày hội thể thao của khu vực, nhưng SEA Games ngày càng không giống với một sự kiện thể thao đỉnh cao tầm cỡ mà cứ như một hội làng…

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.