Chữ và nghĩa: Cưới vợ không cheo, mười heo cũng mất

"Mười con heo" (tức mười con lợn), ngày xưa (và cả bây giờ nữa) là một tài sản lớn. Vậy mà chuyện ai đó lấy vợ sẽ khó được yên tâm, không được trọn vẹn, thậm chí hôn nhân không có giá trị, nếu không nộp cheo kèm theo.
10/01/2024 11:17
PGS-TS Phạm Văn Tình

"Mười con heo" (tức mười con lợn), ngày xưa (và cả bây giờ nữa) là một tài sản lớn. Vậy mà chuyện ai đó lấy vợ sẽ khó được yên tâm, không được trọn vẹn, thậm chí hôn nhân không có giá trị, nếu không nộp cheo kèm theo.

"Cheo" là "khoản tiền hoặc hiện vật mà người con trai phải nộp cho làng của người con gái khi cưới, theo tục lệ cũ" (Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020).

Trong bài ca dao Tát nước đầu đình, chàng trai nọ (nhân cớ "bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen") đã ngỏ ý, nếu cô nào nhặt được "cho anh xin" anh sẽ đền bù thật xứng đáng. Anh không chỉ giúp em "một thúng xôi vò, một con lợn béo, một vò rượu tăm, đôi chiếu em nằm, đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo" mà còn giúp cho em (cái này mới quan trọng): "quan tám tiền cheo" (quan: đơn vị tiền tệ thời phong kiến xưa, thường rất có giá trị)…

Chữ và nghĩa: Cưới vợ không cheo, mười heo cũng mất - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

"Tiền cheo" quan trọng thế sao? Nguyễn Đức Dương (trong Từ điển tục ngữ Việt, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2010) đã giải thích câu tục ngữ "Cưới vợ không cheo mười heo cũng mất" là "Cưới vợ mà không nộp cheo cho làng thì cả mười con heo (làm lễ vật dẫn cưới) cũng có cơ bị mất hết".

Tiền cheo phải đem nộp cho làng của cô dâu. Nếu cô dâu là người cùng làng thì gọi là cheo nội. Cô dâu ở xa (khác làng) thì gọi là cheo ngoại.

Cheo phải đóng bao nhiêu (tiền, có thể quy ra gạo, rượu, thịt, bánh trái…) tùy theo định mức từng nơi. Nhưng dù thế nào, cheo ngoại bao giờ cũng cao hơn cheo nội.

Có những làng, ngoài tiền ra còn có quy định bổ sung: Chú rể (hoặc gia đình chú rể) phải chịu trách nhiệm lát một đoạn đường làng (bằng gạch) để giúp cho giao thông đường sá trong thôn tốt hơn và làm đẹp cảnh quan nơi ở. Nhà có nghèo mấy thì nghèo chứ chuyện nộp cheo là bất di bất dịch.

Xưa, "phép vua còn thua lệ làng". Lệ làng bắt phải nộp cheo. Dù đám cưới nhà nọ có linh đình đến mấy (giết gà, mổ lợn, mổ trâu, mâm cao cỗ đầy…) mà không nộp cheo cho đủ thì coi như làng chưa thừa nhận cuộc hôn nhân của đôi trai gái nọ là chính đáng. (Ngày xưa không có thủ tục cô dâu chú rể ra ủy ban xã làm giấy đăng ký kết hôn, một chứng chỉ pháp lý quan trọng).

Làng không thừa nhận hôn thú thì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy. Cô dâu không được thừa nhận là "công dân" của làng, không được làng bảo vệ, không được hưởng các chế độ theo hương ước, và nếu gia đình có chuyện gì (hiếu, hỷ, hoặc mừng nhà mới, mừng thọ…) làng sẽ không cử đại diện đến dự cũng như không phân công người chung tay lo liệu sự kiện.

Cùng với tục ngữ này, còn tồn tại một số biến thể đồng nghĩa: "Cưới vợ không cheo như cù nèo không mấu" (Cù nèo là "đoạn cây có móc ở một đầu, dùng để móc lấy vật ở cao hoặc ở xa". Nếu cù nèo không có móc (mấu) thì khác gì cây sào, không làm gì được). Hoặc "Cưới vợ không cheo tiền gieo xuống bể"/ "Cưới vợ không cheo tiền gieo xuống ngòi" (không nộp cheo khi cưới vợ thì bao nhiêu tiền bạc chi ra làm đình đám cũng vô ích, khác nào tiền ném xuống bể, xuống ngòi, xuống giếng).

Đấy là câu chuyện từ thuở xa xưa. Bây giờ, chuyện nộp cheo cho các làng ở nông thôn của chú rể, nhà trai đã gần như không còn nữa. Chúng ta tìm hiểu để biết một luật lệ cưới xin đang trôi dần về quá khứ.

Nếu anh không chịu nộp cheo

Chuyện chúng mình sẽ "phăng teo" với làng

Tin cùng chuyên mục

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì khai mạc Giao lưu quân nhạc quân đội các nước ASEAN năm 2024 với chủ đề "Âm nhạc kết nối tình hữu nghị".

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 2): Cần thực tế và thực tâm

Những năm qua, đã có rất nhiều chương trình, đề án phát triển công nghiệp văn hóa của từng địa phương cũng như cả nước.

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

5 yếu tố quen thuộc trong câu chuyện Giáng sinh không xuất hiện trong kinh Thánh

Mỗi mùa Giáng sinh, hàng triệu trẻ em trên khắp toàn cầu hồ hởi tham gia vào vở kịch Giáng sinh tại trường học. Vở kịch này - thường được biết đến như câu chuyện Giáng sinh - nhằm tái hiện sự ra đời của Chúa Jesus Christ.

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Mường Nhé là huyện biên giới của tỉnh Điện Biên, có đường biên tiếp giáp hai nước bạn Lào và Trung Quốc, cũng là điểm cực Tây Bắc Tổ quốc, được mệnh danh nơi "một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe".

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.