Chào tuần mới: Dạy sự trong sáng

Tuần qua, trong không khí khai giảng, lại nổi lên cuộc tranh luận về bài văn “Tôi đi học” trong sách “Tiếng Việt 1” (tập 2), bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”, do PGS Bùi Mạnh Hùng làm Tổng chủ biên.
13/09/2021 06:45

(Thethaovanhoa.vn) - Tuần qua, trong không khí khai giảng, lại nổi lên cuộc tranh luận về bài văn Tôi đi học trong sách Tiếng Việt 1 (tập 2), bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, do PGS Bùi Mạnh Hùng làm Tổng chủ biên.

Ngày khai trường, bồi hồi nhớ lại "Tôi đi học" của Thanh Tịnh

Ngày khai trường, bồi hồi nhớ lại "Tôi đi học" của Thanh Tịnh

"Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mênh mang của buổi tựu trường".

Một bên là những ý kiến phản đối việc “cắt gọt, chỉnh sửa” nguyên tác bài Tôi đi học của Thanh Tịnh để đưa vào sách giáo khoa (SGK). Một bên thì dẫn chứng rằng SGK từ xưa đến nay, từ Tây sang Đông, cũng không hiếm trường hợp “cắt gọt, chỉnh sửa” giống như vậy. Cuộc tranh luận dẫn đến 3 luồng ý kiến khác nhau, đồng ý, không đồng ý và trung lập, kéo dài bằng nhiều bài viết, ai cũng có lý lẽ của mình.

Ở đây xin không bày tỏ quan điểm về việc ai đúng, ai sai trong cuộc tranh luận này, mà chỉ là một suy nghĩ về tính toàn vẹn của tác phẩm, của trích dẫn và sự ảnh hưởng đến trẻ em từ chuyện “cắt gọt, chỉnh sửa” này.

Thanh Tịnh (1911-1988) là nhà văn có bản sắc rất riêng trong việc dùng từ, đặt câu, nổi tiếng với các tác phẩm như Quê mẹ (truyện ngắn, 1941), Tôi đi học (truyện ngắn, 1941), Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943)…

Chú thích ảnh
Văn bản “Tôi đi học” trong Sách giáo khoa lớp 1, tập 2 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống). Ảnh: Vương Thuỷ/Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam

Truyện ngắn Tôi đi học đã được đưa nguyên văn, hoặc trích dẫn nguyên đoạn vào SGK nhiều lần. Nhưng lần này thì nhóm biên soạn của PGS Bùi Mạnh Hùng không làm như vậy, mà cắt ghép 8 câu riêng lẻ rồi dồn thành 2 đoạn và chú thích là theo Thanh Tịnh. Trong khi nguyên tác “Tôi đi học” thì không có chỉnh thể 2 đoạn và cấu trúc giống như việc mới lắp ghép này.

Việc làm này có thể giúp đảm bảo số chữ khi biên soạn SGK, nhưng hoàn toàn chưa đảm bảo cấu trúc, văn phong của Thanh Tịnh. Sao không lựa một đoạn phù hợp hơn về nội dung và dung lượng để trích nguyên văn, rồi chú thích là trích từ Tôi đi học của Thanh Tịnh? Văn của Thanh Tịnh vốn nhẹ nhàng, mới mẻ, có đặc thù riêng về dùng từ (đặc biệt từ láy), về tổ chức câu “nhân quả”, có câu này thì có câu kia, để tạo sự du dương, cân bằng, xúc động. Nói tóm lại, 2 đoạn trong sách Tiếng Việt 1 (tập 2) không còn là văn phong, cấu trúc câu và đoạn văn của Thanh Tịnh nữa, mà là của nhóm biên soạn SGK. Việc “cắt gọt, chỉnh sửa” này có thể làm ảnh hưởng ít nhiều đến tính trong sáng vốn có của một tác phẩm toàn vẹn, đã nổi tiếng từ lâu.

Chưa nói, học sinh lớp 1 giống như tờ giấy trắng, nhiều em thường học thuộc lòng cả đoạn văn hoặc đoạn thơ. Nếu đoạn “cắt gọt, chỉnh sửa” này được các em thuộc lòng, lớn lên sẽ có hình dung văn phong, cấu trúc của “Tôi đi học” chỉ là như vậy. Bởi thực tế cho thấy, không nhiều học sinh tìm đọc toàn văn tác phẩm đã được trích dẫn để in trong SGK.

Đáng lý từ phổ thông đã cần đưa vào SGK dạy cho học sinh những trích dẫn mang tính mẫu mực. Để làm sao truyền tải được tinh thần, hồn cốt của tác phẩm gốc, giúp học sinh thêm yêu mến, ngưỡng mộ tác giả. Văn chương không chỉ là nội dung câu chữ, mà còn là vẻ đẹp của văn phong, là phong cách riêng của tác giả. Thanh Tịnh lôi cuốn độc giả nhiều thế hệ là vì phong cách riêng của mình. Ngoài ra, nếu sau này học sinh có dịp đọc thêm tác phẩm gốc, sẽ thấy được sự trích dẫn bài văn mà mình đã học là mẫu mực, tiêu biểu, có thể học hỏi, làm theo.

Nhìn rộng ra, một tác phẩm được bảo hộ bản quyền và có dấu ấn cá nhân là vì nó có cấu trúc, chỉnh thể hoàn thiện, riêng biệt, hoặc độc đáo. Ví dụ bài thơ thất ngôn bát cú (8 câu, mỗi câu 7 chữ) bị “cắt gọt, chỉnh sửa” thành thất ngôn tứ tuyệt (4 câu, mỗi câu 7 chữ), thì rõ ràng cấu trúc, chỉnh thể đã thay đổi rất lớn.

Vì vậy, với bài văn trong sách Tiếng Việt 1 nêu trên, nếu tự tác giả làm theo yêu cầu của SGK, ghi rõ là một phiên bản khác, thì có thể tạm ổn, chứ Thanh Tịnh đã mất hơn 30 năm, việc “cắt gọt, chỉnh sửa” sẽ rất khó mà ổn thỏa, khoa học…

“Tôi đi học”: Nguyên tác và trong sách “Tiếng Việt 1”

Nguyên văn bài “Tôi đi học” trong sách “Tiếng Việt 1” (tập 2):

Tôi đi học

Một buổi mai, mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi lại nhiều lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi. Hôm nay tôi đi học.

Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân. Thầy giáo trẻ, gương mặt hiền từ, đón chúng tôi vào lớp. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rồi nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn bạn ngồi bên, người bạn chưa quen biết, nhưng không thấy xa lạ chút nào.

(Theo Thanh Tịnh)

Các đoạn tương ứng trong nguyên tác của Thanh Tịnh:

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

[…]

Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

[…]

Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi vào cửa lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ.

[…]

Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng cảm thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có thật.

Vô Ưu

Tin cùng chuyên mục

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Câu chuyện về vấn đề tin giả, tin xấu, tin độc đã “đốt nóng” dư luận cuối tuần qua khi xuất hiện trên nghị trường của kỳ họp Quốc hội thứ 4, khóa XV.

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Cuộc ra mắt lần đầu tại Thủ đô của 6 họa sĩ Bắc Kạn trong đó ba họa sĩ người Tày, Nùng, còn ba người Kinh. Hai họa sĩ Trần Giang Nam, nhà giáo, Trần Ngọc Kiên công tác Hội.

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Sophia mến! Đôi khi tôi nghĩ cái thế giới robot của Sophia thật đơn giản biết bao vì không tồn tại giới tính, màu da, tuổi tác, giàu nghèo…

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Ngày 8/11 tới, cuộc triển lãm “Bia đá kể chuyện” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội sẽ kết thúc, khép lại đúng một tháng trưng bày đáng chú ý về câu chuyện của những tấm bia đá ở đây.

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Câu tục ngữ có hai vế điệp và đối nhau (lợn chuồng chái/ gái cửa buồng). Mỗi vế là một danh ngữ (ngữ mở rộng có danh từ làm trung tâm). Người đọc sẽ ngạc nhiên lấy làm lạ là 2 đối tượng đem ra bàn ở đây lại là “lợn” và “gái”.

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Những bảo vật quốc gia cần được số hóa để giới thiệu cùng khán giả qua các thiết bị công nghệ, thay vì mãi lưu trữ trong kho. Các di tích, danh thắng cũng cần được số hóa về hình ảnh.

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Ở Việt Nam, hiếm có loài cây nào gây “chia rẽ nhân tâm” hơn loài hoa sữa. Dẫu có cái tên gợi hương tinh khôi, thơ ngây, hoa sữa thật không dễ chịu gì cho những người vốn không ngửi nổi mùi hương ấy, thậm chí là dị ứng phấn hoa, hoặc những cơn đau đầu, chóng mặt.

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Hôm qua vào Huế được bạn chiêu đãi bữa nhậu trong đó có món đặc sản canh chua cá ngạnh sông Hương. Đúng là tôi chưa từng bắt gặp loài cá này, nói gì được ăn.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.