Chào tuần mới: Bệnh hiếu kỳ

Cho đến ngày hôm qua, 16/2, câu chuyện về vụ vây bắt Tuấn “khỉ” vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt: khi các cơ quan chức năng vừa mở các rào chắn, người dân lại lũ lượt kéo tới xem hiện trường tại Hóc Môn (TP.HCM), nơi đối tượng này bị bắn hạ.
17/02/2020 08:00

(Thethaovanhoa.vn) - Cho đến ngày hôm qua, 16/2, câu chuyện về vụ vây bắt Tuấn “khỉ” vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt: khi các cơ quan chức năng vừa mở các rào chắn, người dân lại lũ lượt kéo tới xem hiện trường tại Hóc Môn (TP.HCM), nơi đối tượng này bị bắn hạ.

Công an Thành phố Hồ Chí Minh: Lê Quốc Tuấn chống trả quyết liệt, bắn 3 phát đạn

Công an Thành phố Hồ Chí Minh: Lê Quốc Tuấn chống trả quyết liệt, bắn 3 phát đạn

Chiều 14/2, Công an Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông tổ chức họp báo về quá trình truy bắt đối tượng giết 5 người ở Củ Chi. Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, quá trình vây bắt đối tượng Lê Quốc Tuấn (tự Tuấn "khỉ", sinh năm 1987, ngụ tại huyện Củ Chi), đối tượng chống trả quyết liệt, bắn 3 phát đạn (trong đó có 1 phát lép) vào lực lượng chức năng. Trước sự manh động của đối tượng, Công an phải tiêu diệt đối tượng. Không có cán bộ, chiến sĩ hay người dân nào bị thương.

Trước đó không lâu, bên cạnh Tuấn “khỉ”, chính những dòng người này cũng trở thành “nhân vật chính” trên các mặt báo, trong sự ngán ngẩm của độc giả. Bởi, song song với việc truy lùng một kẻ sát nhân vừa lấy mạng 5 người, các cơ quan chức năng cũng rất vất vả để giữ trật tự và giải tán một đám đông đang háo hức đổ tới mọi điểm nóng trong quá trình vây bắt…

Như những gì được chia sẻ, trong đám đông ấy có người vượt cả trăm km để đến hiện trường. Có người đưa cả gia đình tới nơi, thức xuyên đêm xem cho “đã”. Có người tranh thủ cuối tuần, ở liền tại đó 2 ngày đêm để hóng bắt Tuấn “khỉ” và có cả những người chen chúc nhau livestream bất chấp dịch Covid-19...

Tưởng lạ, nhưng tất cả những câu chuyện ấy cũng không gây ngạc nhiên, nếu chúng ta nhìn lại những ví dụ đã có về tính hiếu kỳ của một bộ phận trong cộng đồng.

Với tính hiếu kỳ ấy, người ta có thể giành giật nhau vị trí “đẹp”' để xem cơ quan chức năng trục vớt một quả bom dưới sông Hồng, tụ tập giữa đường để “thưởng lãm” một vụ tai nạn giao thông hay trèo lên tận cột điện để xem một vụ bắt đối tượng buôn ma túy...

Chú thích ảnh
Người dân hiếu kỳ tập trung đông tại khu vực lực lượng chức năng làm nhiệm vụ sáng 14/2. Ảnh: Thành Chung - TTXVN

Chẳng cần phải nói nhiều về những hệ quả của hiếu kỳ - khi mà trong nhiều trường hợp, nó không chỉ gây khó khăn cho các cơ quan chức năng, cho người gặp nạn, mà còn là tác nhân đem lại tai ương cho chính những người mắc phải “căn bệnh” ấy. Để rồi, với những câu chuyện lặp đi lặp lại về thói quen này, đã có lúc, dư luận chán nản và coi đó là căn bệnh “nan y” của người Việt.

***

Sự tò mò, hiếu kỳ là bản tính chung của con người. Vậy nhưng, tại sao chúng ta lại hiếu kỳ một cách... đặc biệt, tới mức vượt qua những nguyên tắc cơ bản về ứng xử theo trật tự xã hội như vậy?

Thực tế, trong những lần “mổ xẻ” vấn đề này, một số chuyên gia về tâm lý và xã hội học đã thử đưa ra những kiến giải theo cách riêng của mình. Chẳng hạn, quan điểm phổ biến nhất cho rằng: điều này đến từ cơ cấu xã hội cũ - khi đời sống nông nghiệp của người Việt được gắn với thành tố xã hội là những cụm làng, xã nhỏ. Trong bối cảnh làng xã với không gian sống được bó gọn sau lũy tre làng, cộng đồng thường giữ mối quan tâm chặt chẽ tới đời sống của nhau. Để rồi, khi xã hội phát triển hơn, quán tính của thói quen ấy vẫn tồn tại, với mặt trái là nhu cầu bàn tán, theo dõi và chia sẻ về những điều tưởng như rất vụn vặt quanh mình.

Chú thích ảnh
Lực lượng công an khám nghiệm hiện trường, truy tìm chứng cứ vụ án. Ảnh: Thành Chung - TTXVN

Và ngược lại, cũng có những ý kiến khẳng định: chính quá trình đô thị hóa, với sự phát triển mạnh trong đời sống vật chất, là tác nhân khiến người ta dần trở nên nhàm chán - và từ đó, khiến căn bệnh hiếu kỳ, tò mò có thêm chỗ “trú chân”. Nhất là khi, ở bối cảnh bùng nổ về thông tin, cộng đồng sẽ có những “lần đầu tiên” được biết tới một cách rộng rãi và trực tiếp về thảm sát hàng loạt, truy nã tội phạm, tai nạn thảm khốc... - những điều vốn ít được phản ánh một cách cặn kẽ trong quá khứ.

Nhưng, dù với lý do gì, rõ ràng trong một xã hội đang phát triển, “căn bệnh” hiếu kỳ, tò mò thái quá ấy sẽ tới lúc phải được điều chỉnh để phù hợp với những nguyên tắc cần có của sự hợp lý và văn minh.

Có thể, đó vẫn là một chặng đường dài - nếu chúng ta chưa ý thức được một cách tự thân rằng: sự tò mò chỉ phát huy giá trị khi gắn với việc khám phá tri thức, chứ không phải gắn với những thứ giật gân trong một giai đoạn mà thông tin lan tràn một cách vô tội vạ.

Sơn Tùng

Tin cùng chuyên mục

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Câu chuyện về vấn đề tin giả, tin xấu, tin độc đã “đốt nóng” dư luận cuối tuần qua khi xuất hiện trên nghị trường của kỳ họp Quốc hội thứ 4, khóa XV.

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Cuộc ra mắt lần đầu tại Thủ đô của 6 họa sĩ Bắc Kạn trong đó ba họa sĩ người Tày, Nùng, còn ba người Kinh. Hai họa sĩ Trần Giang Nam, nhà giáo, Trần Ngọc Kiên công tác Hội.

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Sophia mến! Đôi khi tôi nghĩ cái thế giới robot của Sophia thật đơn giản biết bao vì không tồn tại giới tính, màu da, tuổi tác, giàu nghèo…

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Ngày 8/11 tới, cuộc triển lãm “Bia đá kể chuyện” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội sẽ kết thúc, khép lại đúng một tháng trưng bày đáng chú ý về câu chuyện của những tấm bia đá ở đây.

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Câu tục ngữ có hai vế điệp và đối nhau (lợn chuồng chái/ gái cửa buồng). Mỗi vế là một danh ngữ (ngữ mở rộng có danh từ làm trung tâm). Người đọc sẽ ngạc nhiên lấy làm lạ là 2 đối tượng đem ra bàn ở đây lại là “lợn” và “gái”.

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Những bảo vật quốc gia cần được số hóa để giới thiệu cùng khán giả qua các thiết bị công nghệ, thay vì mãi lưu trữ trong kho. Các di tích, danh thắng cũng cần được số hóa về hình ảnh.

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Ở Việt Nam, hiếm có loài cây nào gây “chia rẽ nhân tâm” hơn loài hoa sữa. Dẫu có cái tên gợi hương tinh khôi, thơ ngây, hoa sữa thật không dễ chịu gì cho những người vốn không ngửi nổi mùi hương ấy, thậm chí là dị ứng phấn hoa, hoặc những cơn đau đầu, chóng mặt.

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Hôm qua vào Huế được bạn chiêu đãi bữa nhậu trong đó có món đặc sản canh chua cá ngạnh sông Hương. Đúng là tôi chưa từng bắt gặp loài cá này, nói gì được ăn.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.