Bóng đá đã thay đổi thế nào trong 10 năm qua?
(Thethaovanhoa.vn) - Có vẻ như không phải tất cả mọi thứ đều thay đổi kể từ năm 2010. Thực tế là có, bởi khi chúng ta tiếp tục chờ đợi các môn thể thao trở lại sau quãng nghỉ vì đại dịch Covid-19 bóng đá châu Âu năm 2020 rất khác năm 2010 ở một số điểm.
Bóng đá châu Âu đã thay đổi thế nào trong một thập niên qua? Câu trả lời là rất nhiều.
Jose Mourinho ở đỉnh cao quyền lực
Inter Milan cũng vậy. Ở tuổi 47, Mourinho đã giành chức vô địch Champions League cùng Porto và 2 danh hiệu Premier League với Chelsea. Ông đã đưa Inter vượt qua vòng bảng Champions League 2009-10, sau đó là những điều không tưởng tại vòng knock-out. Ở vòng 1/8, họ đã đánh bại đội bóng cũ của ông, Chelsea, sẽ vô địch Premier League sau đó. Và sau khi dễ dàng vượt qua CSKA Moskva ở tứ kết, ông đã gửi lời cảnh báo nghiêm túc đến triều đại Barca hùng mạnh.
Và Inter đánh bại nhà đương kim vô địch châu Âu, 3-1, tại San Siro, rồi đứng vững sau chuyến đi tới Barcelona chỉ với trận thua 0-1. Kết quả này đưa họ lọt vào trận chung kết Champions League, nơi họ giành chiến thắng 2-0 trước Bayern Munich để hoàn thành cú ăn ba của Italy: Champions League, Serie A và Coppa Italia.
Một tuần sau khi giành cúp, Mourinho đến Real Madrid, nơi ông và Pep Guardiola tạo nên một trong những cuộc đối đầu hấp dẫn nhất mà Barca-Real từng chứng kiến. Thậm chí, từ 2010-12, đây là cuộc đối đầu lớn nhất trên thế giới và nó bắt đầu với Inter 3, Barca 1.
Ngược lại, Inter sa sút dần sau khi Mourinho ra đi. Họ giữ vị trí thứ 2 tại Serie A năm 2011 nhưng không thể đứng cao hơn vị trí thứ 4 hay vào đến tứ kết ở cúp châu Âu kể từ đó. (Hiện họ đứng thứ 3 trong mùa giải này khi Serie A bị hoãn lại bởi virus corona.)
Doanh thu 91 triệu euro được coi là tốt
Theo Báo cáo điểm chuẩn cấp phép Câu lạc bộ hằng năm của UEFA, các đội bóng ở Bundesliga có doanh thu trung bình 91 triệu euro mỗi đội vào năm 2010, xếp thứ 2 trong số các giải đấu châu Âu. Tuy nhiên, năm 2018, thời điểm báo cáo gần đây nhất, Bundesliga chỉ xếp thứ 4.
Chúng ta vẫn gọi 5 giải đấu hàng đầu của châu Âu là "Big Five", nhưng theo một cách nào đó, thật khó để nói vậy trong một thế giới mà đội bóng Premier League trung bình kiếm được doanh thu (272 triệu euro) bằng các đội bóng La Liga và Serie A cộng lại.
Và trong khi Anh tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt so với bất kỳ giải đấu nào khác, Big Five vẫn tự tạo ra những cách biệt với phần còn lại của châu Âu. Mặc dù doanh thu đã tăng gần như toàn cầu, Big Five vẫn tăng trung bình 83% và phần còn lại của châu Âu là dưới 30%.
250 triệu USD từng để mua những siêu sao
Đúng vậy, với số tiền ấy, Real Madrid đã chi ra để mua những hảo thủ hàng đầu là Cristiano Ronaldo, Benzema, Kaka và Xabi Alonso cách đây 10 năm. Bây giờ, đó là khoản tiền được dùng để mua những cầu thủ ít tên tuổi như Luka Jovic, Eder Militao, Ferland Mendy, Rodrygo và Reinier.
Dễ dàng đoán ra là khi doanh thu tăng đồng nghĩa chi phí chuyển nhượng tăng. Theo Transfermarkt, chỉ có 3 vụ chuyển nhượng hơn 40 triệu USD vào mùa hè năm 2009. Lúc đó, Real Madrid mua Ronaldo từ MU với giá 103,4 triệu USD và Kaka từ AC Milan với giá 73,7 triệu USD. Họ cũng đã trả tổng cộng 76,5 triệu USD cho Karim Benzema của Lyon và Xabi Alonso của Liverpool.
Thế nhưng, năm 2019, những khoản tiền đó chỉ xếp thứ 4, 12, 32 và 36. Cụ thể hơn, số tiền Real Madrid chi cho Alonso là tương đương với số tiền mà Valencia đã chi cho thủ môn dự bị 30 tuổi của Barcelona, Jasper Cillessen, vào tháng 6/2019.
Tổng cộng, đã có 27 vụ chuyển nhượng hơn 40 triệu USD trong các kỳ chuyển nhượng 2019-20. Trong khi 20 vụ chuyển nhượng đắt nhất đạt trung bình 36,8 triệu USD cách đây 10 năm thì con số trung bình này vào mùa hè năm ngoái là 77,9 triệu USD. Và Jovic, Militao, Mendy, Rodrygo và Reinier cộng lại vẫn nhiều hơn 3 triệu USD so với bộ tứ đáng sợ của một thập kỷ trước. Họ giỏi hơn? Họ sẽ trở thành Ronaldo, Kaka, Benzema và Alonso? Chắc chắn là không.
PSG vươn lên mạnh mẽ
Ai sẽ bảo rằng đây bảng xếp hạng Ligue 1 mùa tới như thế này: 1. Lyon 2. Bordeaux 3. Marseille 4. Nantes 5. Auxerre 6. Monaco 7. Paris Saint-Germain
Câu trả lời là không khi Auxerre còn đang chơi ở Ligue 2, còn Paris Saint-Germain thống trị Ligue 1 trong nhiều năm qua. Có điều, bảng xếp hạng trên là của thập niên 2000. Thời đó, Lyon đã vô địch 7 lần - họ cũng đã lọt vào bán kết Champions League năm 2010 - còn Marseille, Bordeaux và Nantes mỗi đội vô địch 1 lần.
Và nếu theo dõi Ligue 1 trong 8 năm qua hoặc lâu hơn, giải đấu luôn bị một đội bóng thống trị hằng năm. Đúng là khó tin bởi 10 năm trước, Paris Saint-Germain vẫn là một khái niệm hơn là một ứng cử viên. Chỉ riêng việc nằm ở Paris đã mang lại tiềm năng cho PSG, như Chelsea trước thời Roman Abramovich hay Man City ở Anh, nhưng người Paris giành được Ligue 1 vỏn vẹn 2 lần (1986, 1994) và chỉ đứng cao hơn vị trí thứ 6 có 2 lần trong thập niên 2000. Mãi đến khi Qatar Sports Investments mua CLB vào năm 2011, PSG mới trở thành kẻ thống trị Ligue 1. Họ đã nhảy từ thứ 13 lên thứ 4 vào năm 2011, sau đó là thứ 2 vào năm 2012. Kể từ đó: 1, 1, 1, 2, 1 và 1.
Cũng như vậy, Man City đã chờ đợi rất lâu trước khi tạo ra bước đột phá 10 năm trước. Đội bóng vùng Eastlands được Abu Dhabi United Group mua lại vào năm 2008 và họ chỉ chờ 4 năm nữa để có danh hiệu Premier League đầu tiên. Rồi sau đó là 3 danh hiệu nữa.
Tương tự nhưng có khác rất nhiều. Juventus trở về từ Serie B sau khi bị trừng phạt từ vụ bê bối dàn xếp tỷ số năm 2006. Họ đứng thứ 7 tại Serie A vào năm 2010 và 2011 trước khi đánh dấu giai đoạn thống trị từ năm 2012.
Kì tích Leicester Phải thừa nhận sự lột xác của PSG hay Man City rốt cuộc vẫn là nhờ sự giàu có của các tỉ phú. Còn Leicester lại là câu chuyện khác. Đầu những năm 2010, họ còn vật lộn ở Championship, chưa kể xuống đến League One vào năm 2008. Rồi sau hai thất bại trong các trận play-off năm 2010 và 2013, Leicester cuối cùng lên chơi ở Premier League năm 2014. Tuy nhiên, họ cũng lên xuống giữa Premier League và Championship trong giai đoạn này. Vậy mà sau mùa giải 2014-15 đứng thứ 15, Leicester của Claudio Ranieri đã giành được danh hiệu Premier League đầu tiên, và với những ngôi sao ít tên tuổi như Jamie Vardy, Marc Albrighton, N’Golo Kante, Shinji Okazaki, Riyad Mahrez… Phần nhiều trong số này sẽ rời King Power ngay sau đó nhưng chiến thắng của Leicester vẫn được xem là câu chuyện cổ tích của châu Âu, hơn cả Red Bull hay Leipzig sau này. |
Mạnh Hào