Chấm thiết kế nào để xây sân bay quốc tế Long Thành?
- Trưng cầu ý kiến nhân dân về kiến trúc sân bay Long Thành
- Ngắm sân bay Long Thành qua 9 mẫu thiết kế tuyệt đẹp
- Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng: Đến năm 2019 phải khởi công xây dựng sân bay Long Thành
Phương án LT-03 của HEERIM, Hàn Quốc. Ảnh: Hòa Nguyễn
Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải thành lập Tổ tư vấn lựa chọn 1 phương án trong số 3 phương án thiết kế kiến trúc đã được Hội đồng thi tuyển kiến trúc sân bay Long Thành tuyển chọn và Bộ Giao thông vận tải đề nghị (gồm: Phương án LT-07 của Liên danh CPG giữa Singapore, Việt Nam và Nhật Bản; phương án LT-03 của HEERIM, Hàn Quốc và phương án LT-04 của Liên danh Japan Airport Consultants giữa Nhật Bản và Pháp), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2017.
Thành phần của Tổ tư vấn gồm từ 20-30 chuyên gia trong các lĩnh vực: Quy hoạch, kiến trúc và kỹ thuật hàng không thuộc các Bộ: Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quốc phòng, Công an và các Hội: Kiến trúc sư Việt Nam, Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Khoa học công nghệ hàng không Việt Nam, Tổng hội xây dựng Việt Nam và Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam.
Trên cơ sở phương án thiết kế kiến trúc đã được Tổ tư vấn lựa chọn, Hội kiến trúc sư Việt Nam đề xuất các nội dung cần chỉnh sửa về kiến trúc công trình làm cơ sở cho các bước thiết kế tiếp theo.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành được đầu tư theo 3 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn 1 xây dựng một đường cất hạ cánh và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách; 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất đến năm 2025 đưa vào khai thác.
Giai đoạn 2 tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một đường cất hạ cánh và một nhà ga hành khách, để đạt công suất 50 triệu hành khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Giai đoạn 3 sẽ hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.