Câu chuyện ASIAD: Chơi game để thay đổi cuộc sống

Chơi game đã đạt được một cột mốc quan trọng chưa từng có khi được chọn làm môn thể thao chính thức của Đại hội thể thao châu Á 2023 dưới hình thức thể thao điện tử. Không chỉ có vậy, việc tham gia đại hội còn có tầm quan trọng đáng kể – và có thể có ý nghĩa thay đổi cuộc sống – đối với một số game thủ.
28/09/2023 22:17

Chơi game đã đạt được một cột mốc quan trọng chưa từng có khi được chọn làm môn thể thao chính thức của Đại hội thể thao châu Á 2023 dưới hình thức thể thao điện tử. Không chỉ có vậy, việc tham gia đại hội còn có tầm quan trọng đáng kể – và có thể có ý nghĩa thay đổi cuộc sống – đối với một số game thủ.

Chơi game có thể được miễn nghĩa vụ quân sự

Với nam giới Hàn Quốc, việc giành huy chương vàng tại Asiad hay Olympic không chỉ mang lại vinh dự mà còn giúp họ được miễn nghĩa vụ quân sự trong thời gian nhất định. Tại quốc gia này, nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với nam giới. Những người đủ sức khỏe đều phải phục vụ trong quân đội trong 18 tháng trước khi 28 tuổi.

Tuy nhiên, luật pháp Hàn Quốc cho phép những người đàn ông được coi là xuất sắc trong thể thao, văn hóa đại chúng, nghệ thuật hoặc trình độ học vấn cao được hoãn nghĩa vụ quân sự cho đến tuổi 30. Luật này đã tác động đến sự nghiệp của một số tên tuổi nổi tiếng tại Hàn Quốc, bao gồm cả nhóm nhạc siêu sao toàn cầu BTS, Son Heung-min, đội trưởng của CLB Tottenham tại Ngoại hạng Anh, cũng đã được miễn nghĩa vụ quân sự bắt buộc vào năm 2018 sau khi cùng đội tuyển Olympic Hàn Quốc giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao châu Á.

Đối với người chơi thể thao điện tử, việc đạt được thành công trên đấu trường quốc tế có thể dẫn đến đãi ngộ tương tự. Mặc dù các vận động viên được miễn quân sự vẫn phải trải qua khóa đào tạo ngắn hạn ba hoặc bốn tuần, nhưng sự công nhận này là một bước tiến đáng kể đối với ngành công nghiệp game ở Hàn Quốc.

Khi được hỏi liệu họ có nghĩ đến khả năng được miễn nghĩa vụ quân sự nếu giành huy chương vàng tại ASIAD 19 hay không, game thủ FIFA 4 22 tuổi Kwak Jun-hyuk nói với CNN Sport: "Sẽ là nói dối nếu nói rằng tôi không nghĩ gì cả về điều đó, nhưng sẽ là một gánh nặng nếu nghĩ đến kết quả huy chương vàng trước tiên, vì vậy tôi nghĩ đến việc nỗ lực hết mình ngay bây giờ".

Liên minh huyền thoại (LoL) – một trong những tựa game thể thao điện tử và trò chơi điện tử nổi tiếng nhất thế giới – có trận chung kết sẽ diễn ra vào ngày 29/9 tới, với sự góp mặt của tuyển thủ LoL Hàn Quốc Lee Sang-hyeok, hay còn gọi là Faker, 27 tuổi. Với Faker, chiến thắng ở trận đấu này là hội cuối cùng để được miễn nghĩa vụ quân sự, dù anh có coi đó là mục tiêu hướng đến hay không. "Tôi đã đặt mục tiêu là cố gắng hết sức và để đạt được điều đó, tôi sẽ giành huy chương vàng", Faker nói sau khi giành huy chương bạc tại Đại hội thể thao châu Á ở Jakarta 5 năm trước.

Bất kể ý nghĩa của việc miễn nghĩa vụ quân sự là gì, các chuyên gia trong ngành tin rằng nhiều người Hàn Quốc có thể bị thu hút bởi thể thao điện tử, đặc biệt là do họ được tham gia vào các sự kiện thể thao được quốc tế công nhận như Đại hội thể thao châu Á và có thể là Thế vận hội trong tương lai.

Câu chuyện ASIAD: Chơi game để thay đổi cuộc sống - Ảnh 1.

Game thủ Faker tập luyện cùng đội tuyển Hàn Quốc, chuẩn bị cho ASIAD 2023

Sự phát triển của game thành thể thao điện tử

Trò chơi điện tử đã là một hình thức giải trí được yêu thích trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, kể từ cuối những năm 1990, vị thế của trò chơi điện tử đã được nâng lên một tầm cao mới, với một số trò chơi đã thành lập các giải đấu chuyên nghiệp và giành được danh hiệu thể thao điện tử.

Hàn Quốc thường được ca ngợi là quốc gia đóng vai trò then chốt trong việc biến trò chơi mang tính cạnh tranh nhỏ ở các khu vực trên khắp thế giới thành ngành công nghiệp thể thao điện tử chuyên nghiệp toàn cầu như chúng ta biết đến ngày nay.

Sự chuyển đổi này có thể do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả sự phổ biến của StarCraft của Blizzard, một trò chơi nổi tiếng được phát hành vào năm 1999. Thời đại mạng internet bùng nổ, băng thông rộng được chính phủ hỗ trợ, game ngày càng phát triển. Dần dần, văn hóa chấp nhận chơi game như một nghề và các giải đấu chuyên nghiệp được tổ chức tốt là những yếu tố khác giúp nó phát triển.

Đỉnh cao của giải đấu mang tính cạnh tranh là "Giải vô địch thế giới Liên minh huyền thoại", bắt đầu với tám đội trong ba ngày vào năm 2011 và từ đó đã mở rộng thành cuộc thi gồm 22 đội kéo dài hơn một tháng thi đấu trong năm 2023.

Faker, được nhiều người coi là game thủ Liên minh vĩ đại nhất mọi thời đại, tự hào với 3 chức vô địch thế giới và 10 chức vô địch quốc nội Hàn Quốc. Tác động của Faker đối với thế giới thể thao điện tử thường được so sánh với một số vận động viên lớn nhất trong lịch sử. Sự nổi tiếng của anh không chỉ ở Hàn Quốc, mà trên toàn thế giới.

Theo một báo cáo gần đây của PwC, game là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong ngành giải trí toàn cầu, với tổng doanh thu là 227 tỷ USD vào năm 2023. Con số này dự kiến sẽ tăng lên tới 312 tỷ USD vào năm 2027. Tencent, công ty mẹ của Riot Games, đã báo cáo doanh thu 23,28 tỷ USD vào năm 2022 và Microsoft Studios đã tạo ra khoảng 16,2 tỷ USD thông qua Xbox Game Studios trong cùng kỳ. Để so sánh, toàn bộ thị trường âm nhạc ghi âm toàn cầu đã tạo ra doanh thu 26,2 tỷ USD vào năm 2022 theo Liên đoàn Công nghiệp ghi âm Quốc tế.

Quyết định đưa thể thao điện tử trở thành một sự kiện tranh huy chương chính thức tại Asiad 2023, đã đánh dấu bước ngoặt mang tính lịch sử cho ngành. Asiad 2023 trở thành sự kiện thể thao quốc tế lớn đầu tiên công nhận thể thao điện tử là một môn thể thao chính thức cạnh tranh giành huy chương, với 7 nội dung thi đấu bao gồm EA Sports FC Online (trước đây là FIFA Online 4), PUBG Mobile (phiên bản Peace Elite Asian Games), Arena of Valor, Liên minh huyền thoại, DOTA 2, Dream Three Kingdoms 2 và Street Fighter 5. Tổng cộng sẽ có 21 huy chương được trao. Với việc được công nhận là môn thể thao tranh huy chương chính thức của Đại hội thể thao châu Á, khả năng thể thao điện tử trở thành một phần của Thế vận hội Olympic là một chủ đề đang được bàn luận sôi nổi. Hồi tháng 6/2023, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã tổ chức Giải đấu thể thao điện tử Olympic- một dấu hiệu tích cực. Mặc dù vấp phải không ít những chỉ trích, nhưng đối với rất nhiều chuyên gia trong ngành, vẫn có hy vọng đáng kể về việc thể thao điện tử sẽ được đưa vào chương trình Olympic chính thức trong tương lai.

Cẩm Oanh

Tags:

Tin cùng chuyên mục

Thể thao Việt Nam cần sức bật năm 2024

Thể thao Việt Nam cần sức bật năm 2024

Năm 2023, thể thao Việt Nam (TTVN) dẫn đầu trên bảng tổng sắp huy chương SEA Games 32 nhưng không thành công tại ASIAD 19. Thực trạng này đặt ra bài toán cho ngành chức năng là cần tạo sức bật mới để thể thao thành tích cao Việt Nam phát triển đúng kỳ vọng.

Xạ thủ Phạm Quang Huy là VĐV tiêu biểu toàn quốc 2023

Xạ thủ Phạm Quang Huy là VĐV tiêu biểu toàn quốc 2023

Với 985 điểm, xạ thủ Phạm Quang Huy, người giành tấm HCV đầu tiên cho Đoàn Thể thao Việt Nam tại ASIAD 19 đã vượt qua 9 VĐV khác để dẫn đầu cuộc bầu chọn vận động viên, huấn luyện viên, đội thể thao tiêu biểu toàn quốc năm 2023.

Tiêu điểm: Con đường của Thanh Thúy

Tiêu điểm: Con đường của Thanh Thúy

Thông tin đáng chú ý nhất trong làng bóng chuyền Việt Nam tuần qua là việc ngôi sao Trần Thị Thanh Thúy sẽ trở về khoác áo VTV Bình Điền Long An từ tháng 4-2024.

Thể thao Việt Nam và câu chuyện tính dài lo ngắn

Thể thao Việt Nam và câu chuyện tính dài lo ngắn

Chiều 21/12, hội nghị "Định hướng phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030" với chủ đề “Nâng tầm Asiad – Khát vọng Olympic” do Bộ VH, TT&DL tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và 1 năm kỳ tích

Bóng chuyền nữ Việt Nam và 1 năm kỳ tích

Bóng chuyền nữ Việt Nam đã gặt hái những thành công lớn trong năm 2023. Đó không chỉ là động lực, là bàn đạp để tiến lên mà còn là “kim chỉ nam” cho các cô gái thêm bước tiến trước thềm năm mới 2024.

Sao thể thao Việt Nam nhận thưởng lớn sau huy chương đồng ASIAD

Sao thể thao Việt Nam nhận thưởng lớn sau huy chương đồng ASIAD

Thành công với tấm huy chương đồng ở ASIAD 19 vừa qua đã giúp VĐV Phạm Ngọc Châm nhận học bổng 4 năm Đại học từ Quỹ phát triển tài năng Việt. Một cái tên khác cũng có niềm vui này là cầu thủ Phạm Thành Long.

Thể thao người khuyết tật Việt Nam: Hẹn gặp lại tại Aichi Nagoya

Thể thao người khuyết tật Việt Nam: Hẹn gặp lại tại Aichi Nagoya

Khép lại 1 tuần tranh tài đầy nghị lực, quyết tâm và khát vọng chiến thắng, các thành viên Đoàn Thể thao người khuyết tật (NKT) Việt Nam đã kết thúc Asian Para Games 4 tại Hàng Châu (Trung Quốc) với 1 HCV, 10 HCB và 9 HCĐ, đứng thứ 22 trên bảng tổng sắp huy chương của Đại hội.

ASIAN Para Games 4: Điền kinh giành huy chương đầu tiên cho Đoàn Thể thao Việt Nam

ASIAN Para Games 4: Điền kinh giành huy chương đầu tiên cho Đoàn Thể thao Việt Nam

Phạm Nguyễn Khánh Minh đã đoạt huy chương bạc nội dung chạy 100m nam hạng thương tật T12 trong buổi thi đấu sáng nay 28/20. Đây cũng là huy chương đầu tiên của môn điền kinh mà Đoàn Thể thao người khuyết tật Việt Nam có được tại ASIAN Para Games 4.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.