Cẩn trọng với những biến thái thảm họa trong nghi lễ hầu đồng

Gần một năm sau khi UNESCO công nhận, bên cạnh những nỗ lực quảng bá, tôn vinh nét đẹp trong việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, vẫn còn có những biểu hiện lệch lạc, biến tướng trong thực hành nghi lễ, làm ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng và xã hội.
25/11/2017 08:21

(Thethaovanhoa.vn) - Gần một năm sau khi UNESCO công nhận, bên cạnh những nỗ lực quảng bá, tôn vinh nét đẹp trong việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, vẫn còn có những biểu hiện lệch lạc, biến tướng trong thực hành nghi lễ, làm ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng và xã hội.

Biến tướng và lệch lạc

Tháng 12/2016, UNESCO công nhận “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Bên cạnh những niềm vui vì di sản được công nhận, là những nỗi lo của nhiều người, trong đó có thanh đồng chân chính, bởi lẽ, trong khi mọi người đang nỗ lực để tôn vinh di sản, thì vẫn còn một bộ phận những thanh đồng trong quá trình thực hành tín ngưỡng đã có những hành vi, dẫn đến những biến thái, thảm họa nguy hiểm gây nên biết bao ảnh hưởng tiêu cực, làm xấu đi nét đẹp văn hóa tâm linh của tín ngưỡng thờ Mẫu, làm ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng và xã hội.  

Thanh đồng Tạ Thị Nhiễu (sinh năm 1935), thủ nhang đền Rừng, diễn xướng hầu đồng tại liên hoan.
Thanh đồng Tạ Thị Nhiễu (sinh năm 1935), thủ nhang đền Rừng, diễn xướng hầu đồng tại liên hoan

Thanh đồng Lưu Ngọc Đức, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn hóa thờ Mẫu và hát Văn Hà Nội đánh giá, vẫn còn có nhiều biến tướng gây nên tác hại nghiêm trọng, làm mất đi sự trang nghiêm tôn kính, mất đi nét đẹp trong văn hóa tâm linh trong việc thực hành nghi lễ. Trang phục hầu đồng của nhiều người rất “kỳ quái, dị hợm”, có người mặc áo có vạt sau dài đến 3 - 4 m, tay áo thụng tới hàng mét, giống như y phục của các đạo sĩ.

Có người thì đội những búi tóc độn tóc giả cao chót vót xoắn hình trôn ốc, hay những chiếc mũ cánh chuồn không ra văn quan, cũng chẳng ra võ tướng, thậm chí, có trường hợp mặc cả áo rằn ri, đi giầy tây, đội mũ tai bèo, đội mũ bảo hiểm...  

Lễ vật tiến cúng trước đây chỉ là hương, hoa, đăng, trà, quả, thực, nhưng nay có cả quạt điện, nồi cơm điện, phích nước, chăn bông làm đồ phát lộc, thật là dung túng, mất hết nét đẹp tâm linh cao quý của vật phẩm lục cúng. Có thanh đồng còn tự bày ra hầu những giá đồng mà từ xưa không có cụ đồng nào hầu như hầu Thánh Mẫu, hầu Ngọc Hoàng, hầu Chầu Quế Chầu Quỳnh, hầu Đức Chúa công... khiến cung văn không biết bài nào để hát.

Vũ đạo trong hầu đồng mang nặng tính biểu diễn, có thanh đồng còn lôi kéo cả người dự hầu nhảy điên loạn như trên vũ trường, làm mất hết sự trang nghiêm tôn kính... rồi tranh cướp lộc hỗn loạn tạo ra những hình ảnh phản cảm. Một số thanh đồng muốn phô trương sự giàu sang, mà mỗi vấn hầu lên đến hàng tỷ, vàng mã đốt quá nhiều, vô cùng lãng phí.

Nhiều thanh đồng có lời truyền phán mang nặng tính trách phạt, dọa nạt trần tục, mang nội dung trục lợi gây tâm lý lo sợ, hoang mang, ảnh hưởng đến sức khỏe, làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt của mọi người, gây mất đoàn kết trong gia đình, xã hội.

Thanh đồng Nguyễn Thị Thìn (quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ, thật buồn khi chứng kiến nhiều ông đồng, bà đồng lợi dụng sự thiếu hiểu biết, cũng như những quan niệm lệch lạc của con nhang đệ tử, yêu cầu con nhang, đệ tử bỏ ra một khoản tiền lớn chi cho việc tổ chức hầu đồng, khiến họ tán gia bại sản...

“Chính những biểu hiện lệch lạc này khiến chính quyền, cán bộ ở nhiều địa phương có thành kiến và hiểu sai về giá trị di sản, đánh giá sai về những người thực hành chân chính, làm sai lệch giá trị di sản, khiến không ít người băn khoăn lo ngại”, thanh đồng Nguyễn Thị Thìn khẳng định.  

Nhà nghiên cứu Phạm Tứ, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam thừa nhận, thời gian qua, phong trào “hầu đồng” quá nóng, trong khi hiểu biết chung của một số thanh đồng về tín ngưỡng thờ Mẫu còn rất mù mờ, dẫn đến sự thiếu nhất quán trong việc thực hành tín ngưỡng, nảy sinh biến tướng, mạnh ai nấy làm. Nhiều nơi tổ chức hầu đồng ở mọi nơi, ở cả đình, chùa, thậm chí có nơi cả các sư tham gia hầu đồng.

Trước đây, việc mở giá hầu tùy tâm, tùy điều kiện, có người khó khăn còn được giúp đỡ, không mất đồng nào, trong khi đó, hiện nay, nhiều thanh đồng lợi dụng việc truyền phán, dọa nạt để con nhang đệ tử sắm lễ vật to dâng cúng, rải thật nhiều tiền để được lộc, dẫn đến có người phải vay nặng lãi, phải cầm nhà, bán xe... “Ngay cả âm nhạc trong hầu đồng cũng có những biến tướng, nhiều cung văn còn đưa cả âm nhạc múa sạp Tây Bắc, ca khúc “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”, “Em đi chùa Hương”, thậm chí cả “Tiến quân ca”, rồi “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” vào trong giá đồng... tạo nên sự hỗn tạp và làm biến dạng nét văn hóa trong thực hành tín ngưỡng”, nhà nghiên cứu Phạm Tứ bức xúc.  

Chấn chỉnh thực hành nghi lễ  

Theo nhà nghiên cứu Phạm Tứ, việc chấn chỉnh các nghi lễ trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, ngăn chặn những biến tướng trong quá trình thực hành di sản lúc này là vô cùng cần thiết, rất cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa, những thanh đồng, thủ nhang... là những người trực tiếp thực hành di sản, từng bước đưa ra một bộ quy tắc chuẩn mực trong việc thực hành nghi lễ để mọi người cùng thực hiện. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, đánh giá thường xuyên các mặt tích cực và tiêu cực để nắm được những thay đổi của thực hành tín ngưỡng, và có những biện pháp kịp thời điều chỉnh.  

Thanh đồng Lưu Ngọc Đức cũng cho rằng, vấn đề cấp bách hiện nay là cần nhận diện quá trình thực hành tín ngưỡng một cách cụ thể, toàn diện và sâu sắc hơn nữa, nâng cao hiểu biết chuyên môn, ý thức trách nhiệm chấp hành pháp luật... để định hướng và đưa ra một quy chuẩn mẫu mực trong thực hành tín ngưỡng, xây dựng thành văn bản có sự chọn lọc, để dẫn dắt mọi người hiểu và thực hành theo đúng nghi lễ cổ truyền, để trong thực hành nghi lễ, nhất là nghi lễ hầu đồng được đúng đắn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu.

Theo ông Lưu Ngọc Đức, để làm được điều này, đòi hỏi sự kiên trì, tế nhị của các ngành, các cấp lãnh đạo, cơ quan quản lý văn hóa, các nhà nghiên cứu khoa học, cùng các ông đồng, bà đồng, thủ nhang... Bên cạnh đó thanh đồng Lưu Ngọc Đức cũng đề nghị, các cấp có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kiên quyết đối với những trường hợp lợi dụng mê tín dị đoan, trục lợi cá nhân, làm mất đi giá trị nhân văn, nét đẹp văn hóa tâm linh của tín ngưỡng này.

Trước khi được vinh danh, 'hầu đồng' từng khiến khán giả Trung Quốc mê mẩn

Trước khi được vinh danh, 'hầu đồng' từng khiến khán giả Trung Quốc mê mẩn

Vở diễn Ngũ biến, lấy chất liệu từ diễn xướng hầu đồng, đã giành giải cao tại LH sân khấu Trung Quốc - ASEAN 2016

Lan Lộc/Báo Tin tức

Tin cùng chuyên mục

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Chào tuần mới: 'Vaccine' cho tin giả

Câu chuyện về vấn đề tin giả, tin xấu, tin độc đã “đốt nóng” dư luận cuối tuần qua khi xuất hiện trên nghị trường của kỳ họp Quốc hội thứ 4, khóa XV.

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Tản văn cuối tuần: Núi rừng lên tiếng

Cuộc ra mắt lần đầu tại Thủ đô của 6 họa sĩ Bắc Kạn trong đó ba họa sĩ người Tày, Nùng, còn ba người Kinh. Hai họa sĩ Trần Giang Nam, nhà giáo, Trần Ngọc Kiên công tác Hội.

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Thư gửi robot citizen: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

Sophia mến! Đôi khi tôi nghĩ cái thế giới robot của Sophia thật đơn giản biết bao vì không tồn tại giới tính, màu da, tuổi tác, giàu nghèo…

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Góc nhìn 365: Hi vọng từ… bia đá

Ngày 8/11 tới, cuộc triển lãm “Bia đá kể chuyện” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội sẽ kết thúc, khép lại đúng một tháng trưng bày đáng chú ý về câu chuyện của những tấm bia đá ở đây.

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Chữ và nghĩa: Lợn chuồng chái, gái cửa buồng

Câu tục ngữ có hai vế điệp và đối nhau (lợn chuồng chái/ gái cửa buồng). Mỗi vế là một danh ngữ (ngữ mở rộng có danh từ làm trung tâm). Người đọc sẽ ngạc nhiên lấy làm lạ là 2 đối tượng đem ra bàn ở đây lại là “lợn” và “gái”.

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Góc nhìn 365: Số hóa 'di sản' điện ảnh

Những bảo vật quốc gia cần được số hóa để giới thiệu cùng khán giả qua các thiết bị công nghệ, thay vì mãi lưu trữ trong kho. Các di tích, danh thắng cũng cần được số hóa về hình ảnh.

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Chào tuần mới: Lỗi không phải ở hoa sữa

Ở Việt Nam, hiếm có loài cây nào gây “chia rẽ nhân tâm” hơn loài hoa sữa. Dẫu có cái tên gợi hương tinh khôi, thơ ngây, hoa sữa thật không dễ chịu gì cho những người vốn không ngửi nổi mùi hương ấy, thậm chí là dị ứng phấn hoa, hoặc những cơn đau đầu, chóng mặt.

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Tản văn cuối tuần: Bắt cá mùa lũ

Hôm qua vào Huế được bạn chiêu đãi bữa nhậu trong đó có món đặc sản canh chua cá ngạnh sông Hương. Đúng là tôi chưa từng bắt gặp loài cá này, nói gì được ăn.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.