Cách K-pop trở thành siêu cường văn hóa
Sử dụng K-pop như một công cụ quyền lực mềm, Hàn Quốc đã cố gắng phát triển tầm ảnh hưởng trong các lĩnh vực khác nhau với các thần tượng.
Tờ Washington Post gọi đây là một "lực lượng văn hóa" - từ việc BTS được Tổng thống Mỹ mời đến Nhà Trắng đến việc đại diện cho đất nước tại Thế vận hội Olympic - K-pop giờ đã trở nên phổ biến vượt ra ngoài phạm vi của nền giải trí.
K-pop không chỉ là một thể loại âm nhạc
Các nhóm nhạc thần tượng K-pop đã giao tiếp với thế giới thông qua bài hát, và các cột mốc quan trọng của họ ở cả cấp địa phương và quốc tế cho thấy Hàn Quốc có thể đã tìm thấy một nguồn lực mới cho ngoại giao.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền gần đây với The Rolling Stone, RM của BTS đã chia sẻ về việc trở thành một nhân vật xã hội và tham gia các sự kiện quốc tế.
"Một nhóm nhạc K-pop đã phát biểu tại Liên hiệp quốc và gặp gỡ các tổng thống. Tôi nghĩ rằng tôi đã thực sự bối rối về việc "Tôi là ai". Tôi là một nhà ngoại giao hay là gì?" - RM đặt câu hỏi.
Mặc dù RM nói rằng anh cảm thấy nghi ngờ về vai trò của mình nhưng không có gì bí mật khi K-pop không phải là làn sóng chỉ diễn ra một lần.
Trung tâm của cơn sốt Hallyu hay Làn sóng Hàn Quốc đang phát triển, nhạc pop Hàn Quốc không chỉ là một thể loại âm nhạc.
K-pop đã trở thành một phần của quy chế của Hàn Quốc trong những năm gần đây, với chân trời của nó là ngoại giao văn hóa và công chúng.
Việc chính quyền cựu Tổng thống Moon Jae In bổ nhiệm BTS làm đặc phái viên của tổng thống vào năm ngoái là một bước ngoặt.
Không giống như công thức truyền thống rằng các đặc phái viên chỉ có thể được công nhận cho những người xếp hạng giữa đại sứ và quan chức cấp cao, ông Moon Jae In đã trao cho BTS quyền lực để truyền tải thông điệp của Hàn Quốc đến cộng đồng quốc tế.
BTS đã nắm lấy vai trò ngoại giao mới của họ bằng cách tham dự Đại hội đồng Liên hiệp quốc lần thứ 76 với tư cách là phái đoàn chính thức của Hàn Quốc.
Nhóm đã biểu diễn Permission to Dance và có bài phát biểu thay mặt cho giới trẻ và các thế hệ tương lai.
Ngày càng nhiều người thích học tiếng Hàn
"K-pop đã thu hút nhiều người quan tâm đến việc học ngôn ngữ và đến thăm Hàn Quốc.
Lúc đầu, điều đó có thể hữu ích, nhưng người dân, văn hóa, xã hội Hàn Quốc và trên hết là trách nhiệm của chính phủ trong việc đưa mối quan tâm đó đến bước tiếp theo" – theo Lee Hye Jin, giáo sư truyền thông tại Đại học Nam California.
Dựa trên sự quan tâm ngày càng tăng đối với Hàn Quốc, một báo cáo của Hiệp hội Ngôn ngữ Hiện đại cho thấy tỷ lệ sử dụng tiếng Hàn trong các trường đại học Hoa Kỳ đã tăng 14% từ năm 2013 đến năm 2016.
Sự gia tăng dữ liệu cũng cho thấy mong muốn học tiếng Hàn là một phần quan trọng của một cơ sở người hâm mộ toàn cầu hóa với mong muốn kết nối với các thần tượng K-pop ở mức độ sâu hơn.
Theo cuộc khảo sát của "National Image 2021" (Hình ảnh Quốc gia) do Cơ quan Văn hóa và Thông tin Hàn Quốc ủy quyền, 80,5% người nước ngoài có cái nhìn tích cực về Hàn Quốc vào năm 2021, tăng 2,4% so với năm 2020.
Những người được hỏi giải thích cho câu trả lời của họ bằng việc xác định văn hóa của Hàn Quốc, như K-pop – là lực lượng "nổi bật" đằng sau hình ảnh tích cực của họ về đất nước.
Cụ thể, EXO và CL của 2NE1 (hiện đã tan rã) đã nêu bật tính thẩm mỹ của Hàn Quốc tại lễ bế mạc Thế vận hội Olympic Pyeongchang 2018 - nơi hai ca sĩ biểu diễn các bài hát dựa trên ý tưởng hòa nhập và hòa hợp.
Kai của EXO biểu diễn solo trong khi mặc hanbok thướt tha - trang phục truyền thống của Hàn Quốc.
Năm 2019, EXO chào đón Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Donald Trump, con gái Ivanka Trump và con rể Jared Kushner trong một buổi tiệc cocktail trước bữa tiệc tối tại Nhà Xanh.
Không ngừng tạo ra những làn sóng lớn
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khởi động sáng kiến "Văn hóa K" vào năm 2020 nhằm đa dạng hóa nội dung của Hàn Quốc và thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa khác nhau, bao gồm cả K-pop.
K-pop không ngừng tạo ra những làn sóng lớn. Vì ngoại giao phát triển dựa trên quan hệ song phương, các đại diện K-pop đã tiếp cận với khán giả nước ngoài, các quốc gia, các tổ chức liên chính phủ và quốc tế.
Vào tháng 7, BTS đã chính thức được chọn làm đại sứ quan hệ công chúng cho cuộc đua giành quyền đăng cai tổ chức Busan World Expo 2030 và tổ chức một buổi hòa nhạc miễn phí tại thành phố cảng để ủng hộ.
BTS cũng đã giúp Hàn Quốc giành quyền đăng cai AFC Asian Cup 2023 trong một video nêu bật lý do tại sao quốc gia này có thể trở thành nước chủ nhà tuyệt vời cho sự kiện này, mặc dù Hàn Quốc đã không giành được quyền đăng cai.
Giờ đây, tầm ảnh hưởng của K-pop không chỉ là đứng đầu bảng xếp hạng Billboard mà còn thu hút nhiều thương hiệu nổi tiếng.
Các tập đoàn khổng lồ của Hàn Quốc đang hợp tác với BTS trong nỗ lực tiếp tục nâng cao vị thế quốc tế của đất nước.
Ví dụ, các công ty lớn ngành mỹ phẩm đang sử dụng các thần tượng K-pop để giúp K-beauty trở thành thương hiệu trong ngành công nghiệp làm đẹp toàn cầu, vốn đã bị các công ty châu Âu và Mỹ độc quyền từ lâu.
Amore Pacific đã hợp tác với BTS để sản xuất một bộ phiên bản giới hạn đặc biệt có 3 mùi hương lấy cảm hứng từ những bản hit lớn của nhóm.
Sulhwasoo - một thương hiệu cao cấp thuộc tập đoàn làm đẹp, gần đây đã chọn Rosé của Blackpink là làm đại sứ toàn cầu.
"Vì Amore Pacific là công ty đại diện cho K-beauty và BTS là nghệ sĩ đại diện cho K-pop, nên đây có thể được coi là sự hợp tác giữa ca sĩ và công ty đại diện cho đất nước" - một quan chức của Amore Pacific nói với The Korea Herald.
Quan chức này nói thêm: "Rose còn trẻ, nhưng cô đã làm việc chăm chỉ để trở thành ca sĩ và Sulwhasoo hướng đến mục tiêu vươn ra toàn cầu.
Vì vậy, hình ảnh của cô ấy phù hợp về mặt đó, ngoài việc Blackpink là một thần tượng K-pop nổi tiếng".
Theo Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, 70% người mua nước ngoài cho rằng danh tiếng toàn cầu của Hàn Quốc đã ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua hàng.
K-pop không chỉ là một công cụ đằng sau thương hiệu quốc gia của đất nước mà nó còn có thể là một "nhành ô liu" (biểu tượng của hòa bình và chiến thắng).