Bóng đá học đường: Đừng để cái khó nó bó...

Từ nhiều năm qua, những nhà hoạch định bóng đá vẫn rao giảng sự cần thiết phải phát triển bóng đá học đường, bởi nó là cái gốc, cái rễ, bên cạnh khâu đào tạo trẻ, đào tạo "gà nòi" tại các lò.
30/10/2015 09:07

(Thethaovanhoa.vn) - Từ nhiều năm qua, những nhà hoạch định bóng đá vẫn rao giảng sự cần thiết phải phát triển bóng đá học đường, bởi nó là cái gốc, cái rễ, bên cạnh khâu đào tạo trẻ, đào tạo "gà nòi" tại các lò.

Tuy nhiên, giữa nói và làm trong bối cảnh xã hội, cũng như nền kinh tế hiện tại, là những phạm trù dường như rất… khác nhau. Sự phối kết hợp chưa thật ăn ý giữa 2 ngành thể thao và giáo dục là vấn đề vĩ mô, còn khởi thuỷ phải là phong trào.

Với nhiều địa phương, đặc biệt tại các thành phố lớn, đông dân nhưng quỹ đất hạn hẹp như Hà Nội và TP.HCM, các dự án chỉ được thực hiện khá manh mún. Một số vẫn còn nằm trong... ngăn kéo tủ!

Chưa thể “quy hoạch”

Do thiếu thầy, thiếu thợ, thiếu quỹ đất và thiếu cả các chương trình, chiến lược, nên bóng đá học đường ở Việt Nam về cơ bản vẫn rất nhỏ lẻ, không đều ở các địa phương, cũng như quận huyện. Ví như TP.HCM chẳng hạn, ngay cả sân chơi cho học sinh ở giờ ra chơi giữa các tiết học, với nhiều trường học vẫn còn thiếu, huống hồ việc xây dựng các sân bóng đá đạt tiêu chuẩn?! Đó là chưa kể sự đầu tư về cơ sở vật chất ở nội và ngoại thành là rất khác nhau. Tuy nhiên, TP.HCM đã là một trong những địa phương đi đầu trong việc phát triển bóng đá học đường, với khẩu hiệu “Bóng đá vì ngày mai”, do HFF (Liên đoàn bóng đá TP.HCM) phát động.

Để phát triển bóng đá học đường, nhất thiết phải cấu thành nhiều yếu tố, nhiều khâu, trong đó đặc biệt là khâu đào tạo thầy và kích thích phong trào. Tại sao lại phải đào tạo thầy trước, bởi không thể sinh con rồi mới sinh cha, như dân gian vẫn nói và thực tế việc phát triển phong trào bóng đá vẫn diễn ra. Đào tạo trẻ rất nhạy cảm và nếu không có các thầy, các HLV tốt, chỉ cần uốn nắn một động tác kỹ thuật sai, có thể đi luôn cả sự nghiệp cầu thủ. Chúng ta nhất thiết phải đưa về các trường học những thần tượng, những cầu thủ đương thời làm người dẫn lối.


Phát triển bóng đá học đường là mục tiêu quan trọng của TP.HCM

Nền bóng đá đang phát triển vốn dĩ không thể có Ronaldo hay Messi, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể cậy vào những Công Vinh, Tài Em, Minh Phương, thậm chí cả Công Phượng, Tuấn Anh... Thời gian vừa qua, một bộ phận các cầu thủ Việt Nam đã “biết” tìm đến các bệnh viện, các cô nhi viện, đồng bào nghèo hay đơn thuần là chia sẻ khó khăn với các cựu danh thủ, nhưng rất hiếm khi chúng ta thấy họ tìm đến các trường học. Phải có ai đó làm nhiệm vụ tham vấn hay ít nhất, Tổng cục TDTT phải giao VFF, phối hợp với Bộ GD&ĐT, thực hiện công đoạn này.

Và, chúng ta vẫn chưa nhắc sâu hơn đến một khó khăn khác, đấy là vấn đề sân bãi, như đầu bài viết này đã đề cập. Trên thực tế, học sinh không thể chơi bóng đá và tập luyện trong sân trường, về điều này, đã có giải pháp, phát kiến rồi. Đấy là việc phối kết hợp với các Trung tâm bóng đá cộng đồng hay ít nhất là các sân bãi trong hệ thống mặt cỏ nhân tạo đã và đang được phát triển rộng khắp, gần các trường học. Hiện đây là các hình thức phổ biến nhất trong việc phát triển bóng đá học đường, với rất nhiều các giải đấu cấp cụm, quận huyện, khu vực… được tổ chức.

Khi việc quy hoạch trở nên quá khó khăn, thì việc kích thích phong trào tập luyện bóng đá tại các trường học và Trung tâm bóng đá cộng đồng là cần thiết. Khoan nói chuyện có thể tìm kiếm được những viên ngọc thô cho nền bóng đá xứ sở, một khi chúng ta kéo được bọn trẻ rời xa màn hình tivi hay thiết bị di động… để tập luyện thể thao, nâng cao thể chất.

Cần sự hỗ trợ của Liên đoàn

Hiện, một số các trường học từ bậc mầm non đến đại học, đã chuyển các tiết học giáo dục thể chất (tức mặc đồng phục tập thể dục giữa giờ), qua mô hình các CLB thể thao, với một trong số đó là CLB bóng đá. Tuy nhiên, nó không đều và không rộng khắp, do thiếu thầy và thiếu sân bãi. Nên mô hình bóng đá cộng đồng – các Trung tâm tư nhân được thành lập thông qua Hội phụ huynh, sau đó thuê thầy về dạy, gần như là lựa chọn duy nhất để phát triển bóng đá học đường. Mô hình này phát triển mạnh hơn tại các đô thị, các thành phố lớn.

Tuy nhiên, như đã nhắc, vẫn chỉ là tự phát theo kiểu hội hè, chứ không theo bất cứ quy chuẩn nào. “Giảng viên” đứng lớp có thể là các cựu cầu thủ, nhưng rất thường xuyên là những giáo viên thể chất tốt nghiệp các trường Đại học TDTT, làm thêm ngoài giờ lên lớp ở trường học. Và điều đáng bàn hơn khi kinh phí hoạt động vẫn chủ yếu móc từ hầu bao của phụ huynh, tức là gia đình nào có điều kiện mới cho con em mình theo học được, với kinh phí dao động từ 700.000 – 1.200.000 đồng/tháng. Đây có thể xem là một hoạt động ngoại khoá.

Gần như không có sự hỗ trợ nào từ VFF hay các Liên đoàn thành viên, từ trang thiết bị tập luyện, sân bãi hay kinh phí và đặc biệt là khâu đào tạo HLV. Từ nhiều năm qua, Liên đoàn bóng đá TP.HCM (HFF) đã không ngừng tổ chức các khoá học HLV cơ bản (bằng D), hoặc các lớp Premier Skill nâng cao, phủ giáo án gần 200 trường học trên 24 quận, huyện…, tuy nhiên, vấn đề khó khăn lớn nhất là kinh phí thực hiện, cũng như dụng cụ tập luyện. Và để tham gia các khoá học HLV bằng D, học viên cũng phải xin được biên chế của trường hay Trung tâm.

Cái khó đúng là bó cái khôn. Nhưng, làm được như TP.HCM cũng đã là nỗ lực rất lớn rồi. “Tuỳ vào tình hình thực tế của các trường, họ có thể cho ra mô hình hoạt động các CLB khác nhau, tại trường học hoặc liên kết với các Trung tâm bóng đá cộng đồng, các chủ sân bãi gần trường. Các giảng viên cũng thường xuyên được mời dự các lớp tập huấn và được cung cấp đầy đủ tài liệu giảng dạy. Chúng tôi cần thêm kinh phí để hỗ trợ các trường học trang thiết bị - dụng cụ tập luyện, như bóng chẳng hạn”, một cán bộ Ban Bóng đá Học đường HFF chia sẻ.

Suốt một thời gian dài, bóng đá Việt Nam vẫn xây nhà từ nóc, khi hệ thống đào tạo trẻ bị hổng nhiều lỗ. Ở chiều ngược lại, cũng không thể khoán trắng cho các CLB, các Trung tâm hay Học viện thầu toàn bộ việc phát triển bóng đá trẻ được, mà nhất thiết phải đồng bộ với bóng đá học đường, thể thao học đường để giảm tải. Sẽ phải mất nhiều khâu, nhiều công đoạn, nhưng nếu chúng ta ngồi lại để gỡ, chẳng có gì là khó cả. Vấn đề là những người có trách nhiệm có chịu ngồi lại để tháo và để gỡ vì cái chung hay không mà thôi, thay vì đùn đẩy.

Xã hội hoá thể thao Người ta vẫn nhắc đến chủ trương xã hội hoá TDTT (hay xã hội hoá thể thao), tức là kêu gọi các nguồn lực xã hội trong việc phát triển thể dục thể thao, với thể thao – bóng đá học đường chỉ là một khâu, một mắt xích trong guồng máy khổng lồ.

Tuy nhiên, mắt xích này lại cực kỳ quan trọng, bởi như đã đề cập, nó là gốc rễ, là nền móng để nền bóng đá cất cánh. Chỉ có điều, bóng đá học đường ở Việt Nam nhiều năm qua vẫn vừa chạy vừa xếp hàng, thậm chí nhiều địa phương chưa… chạy.


Tùy Phong
Thể thao & Văn hóa cuối tuần

Tin cùng chuyên mục

Tin nóng bóng đá Việt 19/12: Đội tuyển Việt Nam rút kinh nghiệm; Xuân Son sẵn sàng ra mắt ở trận gặp Myanmar

Tin nóng bóng đá Việt 19/12: Đội tuyển Việt Nam rút kinh nghiệm; Xuân Son sẵn sàng ra mắt ở trận gặp Myanmar

Tin nóng bóng đá Việt 19/12: ĐT Việt Nam họp rút kinh nghiệm; Xuân Son sẵn sàng ra mắt ở trận gặp Myanmar; CAHN giành chiến thắng trước đội bóng Séc...

Đội tuyển Việt Nam hòa Philippines: Chưa đủ với kỳ vọng

Đội tuyển Việt Nam hòa Philippines: Chưa đủ với kỳ vọng

Một lần nữa, đội tuyển Việt Nam đã không thể tìm được bàn thắng trong hiệp một. Sự bế tắc được thể hiện khá rõ ở các thông số kém cỏi với chỉ 6 cú sút về khung thành đối phương, trong đó chỉ có 2 lần bóng đi đúng hướng và pha bóng nguy hiểm nhất thuộc về cú cứa lòng của Vũ Văn Thanh gần cuối hiệp một nhưng đi đúng vị trí của thủ môn.

'Người hùng' Doãn Ngọc Tân của đội tuyển Việt Nam

'Người hùng' Doãn Ngọc Tân của đội tuyển Việt Nam

Không hề quá khi gọi Doãn Ngọc Tân là người hùng của đội tuyển Việt Nam trong trận hòa 1-1 trước Philippines ở trận thứ 3 tại bảng B ASEAN Cup 2024.

Hòa Philipppines, 1 điểm nhọc nhằn với đội tuyển Việt Nam

Hòa Philipppines, 1 điểm nhọc nhằn với đội tuyển Việt Nam

Tại Philippines, HLV Kim Sang Sik thay đổi 8 người so với đội hình xuất phát trận gặp Indonesia ở sân nhà hôm 15/12. Tuy nhiên, đội tuyển Việt Nam may mắn có 1 điểm rời Rizal Memorial nhờ công của cầu thủ đang có phong độ rất cao là Doãn Ngọc Tân.

Báo Đông Nam Á: 'Doãn Ngọc Tân cứu nguy cho Việt Nam, Indonesia hưởng lợi nhờ kết quả hòa'

Báo Đông Nam Á: 'Doãn Ngọc Tân cứu nguy cho Việt Nam, Indonesia hưởng lợi nhờ kết quả hòa'

Báo chí Đông Nam Á đã đưa ra quan điểm khác nhau sau khi ĐT Việt Nam hòa 1-1 trên sân của ĐT Philippines vào tối 18/12.

HLV Kim Sang Sik với nỗi lo thể lực

HLV Kim Sang Sik với nỗi lo thể lực

Việc ĐKVĐ Thái Lan ngược dòng đánh bại Singapore, sớm giành quyền vào bán kết ở ngôi đầu bảng A buộc đội tuyển Việt Nam phải tính toán lộ trình đến trận chung kết một cách thuận lợi nhất, trong đó “bài toán” thể lực là vấn đề mà HLV Kim Sang Sik cần giải quyết.

Chuyên gia đánh giá: 'Trận hòa vỡ ra bài học cho đội tuyển Việt Nam'

Chuyên gia đánh giá: 'Trận hòa vỡ ra bài học cho đội tuyển Việt Nam'

Có được 1 điểm bằng bàn thắng ở những phút cuối trận gặp Philippines chủ nhà để vẫn đứng đầu bảng đấu, nhưng đây là 90 phút mà đội tuyển Việt Nam gặp nhiều khó khăn trước lối chơi nhanh đầy sức mạnh của đối phương.

HLV Kim Sang Sik khẳng định Việt Nam rộng cửa vào bán kết, Ngọc Tân thừa nhận xước tay chân

HLV Kim Sang Sik khẳng định Việt Nam rộng cửa vào bán kết, Ngọc Tân thừa nhận xước tay chân

Bàn gỡ hoà 1-1 mà Doãn Ngọc Tân thực hiện ở những phút bù giờ của trận đấu sau sai lầm của thủ môn đội tuyển Philippines đã giúp đội tuyển Việt Nam giật lại 1 điểm từ tay đối thủ.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.