Tuần qua, câu chuyện về lễ phục truyền thống của người Việt Nam lại được xới lên, sau khi một đại biểu Quốc hội nhắc tới vấn đề này tại nghị trường. Nói "xới lên", bởi đây là vấn đề gây tranh luận khá dài từ vài năm qua.
Để Dự án phục dựng trang phục áo dài nam truyền thống có sức lan tỏa trong cộng đồng, trước tiên mỗi người dân Việt Nam phải tự ý thức về trách nhiệm và sự khao khát muốn bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Ngày 9/9 Âm lịch năm Kỷ Hợi (2019), lần đầu tiên được một chị đạo hữu (người cùng tu theo đạo Bụt), mẹ của cô dâu mời tham dự nghi lễ hằng thuận (đám cưới) tại một thiền viện ở Hà Nội, tôi hoan hỉ nhận lời. Theo truyền thống của người Việt, người được mời bao giờ cũng phải lựa chọn cho mình bộ trang phục thật đẹp và trang trọng để đến dự đám cưới.
Ai cũng biết, vấn đề trang phục trong các hoạt động đối ngoại luôn giữ một vai trò rất quan trọng. Đó không chỉ là câu chuyện về sự văn minh lịch lãm, về gu thẩm mỹ và khả năng hội nhập với văn hóa chung của nhân loại, mà còn gắn cùng những yêu cầu về bản sắc văn hóa và truyền thống của dân tộc. Ở đó, một lần nữa người ta lại nhắc tới áo dài nam.
Trong tiến trình hội nhập ấy, phục dựng lại chiếc áo dài nam 5 thân truyền thống là một đòi hỏi bắt buộc, nhằm từng bước sánh vai với tà áo dài nữ duyên dáng, đậm chất Việt Nam đang tỏa sáng và được bạn bè quốc tế vô cùng ngưỡng mộ.
Việc vận trên mình bộ áo dài nam 5 thân – bộ y phục truyền thống của Việt Nam - tưởng như đã nâng tầm vóc người đàn ông lên vài phần. Tuy vậy chưa đủ, áo dài 5 thân nam vẫn còn cần đến chiếc khăn đội đầu. Vì phạm vi giới hạn nghiên cứu,tác giả chỉ tập trung vào cách “đội đầu” của người dân tộc Kinh (Việt).
Trong thời gian gần đây, nhóm Đình Làng Việt tổ chức các hoạt động thể nghiệm tà áo dài nam ngũ thân - y phục truyền thống - bộ “Quốc phục” (đã được định hình từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát - 1744) trong đời sống đương đại, như: Áo dài xuống phố, áo dài về làng, vào đình, chùa… Các hoạt động này đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm, hướng ứng của mọi giới trong xã hội.
Là hội viên thứ 3000 của nhóm Đình Làng Việt, tôi cũng được anh “Trưởng thôn” Nguyễn Đức Bình động viên may bộ áo dài nam để vận (mặc) vào ngày Tết Việt, cuối năm Đinh Dậu (2017), được tổ chức tài đình làng So, xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội, để nghênh đón xuân mới. Tôi hoan hỉ nhận lời.
Ngày nay, khi áo dài nữ càng phát triển và có sức sống mạnh mẽ thì áo dài nam lại đang dần bị lãng quên.
Chưa một lần được tôn vinh bằng những danh hiệu, tấm áo dài nam thậm chí còn chịu cảnh "lép vế" ngay cả với tà áo dài nữ giới tại Việt Nam.
Việc phổ cập áo dài nam trong đời sống hàng ngày có thể không phù hợp. Nhưng, sẽ rất ý nghĩa và hợp lý, nếu trang phục ấy xuất hiện trong những sự kiện đặc thù gắn với văn hóa Việt như lễ tết, giỗ tổ hay sử dụng cho các tiếp viên hàng không.
Mỗi chiếc áo dài nam đều có nguồn gốc, điển tích, lễ nghĩa… riêng, nếu không giữ được những giá trị lịch sử cho áo dài nam sẽ rất có lỗi - họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức, thành viên ban tổ chức, chia sẻ.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất