Cuộc chiến giữa Man City và UEFA sẽ thế nào?
(Thethaovanhoa.vn) - Bắt đầu từ hôm nay, Tòa án Trọng tài Thể thao (CAS) sẽ xét xử kháng cáo của Man City đối với lệnh cấm thi đấu hai năm của UEFA (về cơ bản là Champions League) và khoản tiền phạt 30 triệu euro do Phòng xét xử của Cơ quan kiểm soát tài chính CLB độc lập (CFCB) ban hành.
CFCB phát hiện Man City "vi phạm nghiêm trọng" các quy định của Luật công bằng tài chính (FFT) - hạn chế các CLB thua lỗ trong thời gian 3 năm - giữa năm 2012 và 2016 và không hợp tác với cuộc điều tra sau đó. Đáp lại, Man City nói rõ rằng họ cảm thấy quá trình này là "thiếu sót", rằng cáo buộc về bất thường về tài chính là "giả mạo" và họ có "bằng chứng không thể chối cãi" về tình trạng của họ nhưng đã bị bỏ qua.
Tại sao họ ở đó?
Bất kể Man City có bị kết tội hay được tha bổng, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra tại CAS là đối với một loại phán quyết "sai lệch", được bao bọc bởi các kỹ thuật và luật pháp, là ít người hiểu và sẽ không chắc chắn về những gì thực sự đã xảy ra. Nếu UEFA giành chiến thắng trong những trường hợp đó, họ không chỉ mở ra một thách thức pháp lý khó chịu tại tòa án dân sự - CAS là Tòa án thể thao tối cao, nhưng trong khi nó gần như chưa từng có tiền lệ, thì có một con đường hợp pháp thông qua các tòa án ở Thụy Sĩ nơi UEFA và CAS có trụ sở - nó cũng sẽ thúc đẩy câu chuyện của Man City. Và nếu UEFA thua, nó sẽ đặt câu hỏi về khả năng thực thi các quy định FFP của CFCB.
Chính vì tác động và hậu quả cho các bên, và đó là sự căng thẳng xung quanh phiên điều trần, đây là một cuộc chiến được ăn cả, ngã về không: Không thể có một phán quyết sai lầm; chỉ có thể là người chiến thắng và kẻ thua cuộc.
Quyết định sẽ được đưa ra như thế nào?
Các ý kiến sẽ được đưa ra bởi một hội đồng xét xử gồm ba người: một do CAS chọn, một do UEFA chọn và một do Man City chọn. Họ sẽ có quyền hạn để giữ nguyên bản án, giảm án, loại bỏ hoặc gửi lại toàn bộ vụ việc cho CFCB để làm rõ hơn. Phán quyết dự kiến được đưa ra trong 3 đến 4 tuần tới.
Đâu là mấu chốt của vụ việc?
Lệnh cấm Champions League trong 2 năm và phạt tiền có thể khiến Man City tổn thất tới 150 triệu bảng trong 2 mùa khi xem xét doanh thu bị mất như tiền thưởng, tiền vé và tài trợ. Con số này chiếm khoảng 1/4 doanh thu của CLB trước khi có dịch Covid-19, do đó có thể buộc họ phải cắt giảm quỹ lương thuộc hàng cao nhất tại Premier League với gần 300 triệu bảng. Trong khi đó, việc vắng mặt ở Champions League sẽ khiến Man City giữ chân và thu hút cầu thủ trở nên khó khăn hơn.
Điều này cũng rất quan trọng đối với UEFA. Người hâm mộ cho rằng Man City đã vi phạm FFP và họ hi vọng Man City sẽ bị kết tội. Vì thế, bất kỳ phán quyết nào của CAS sẽ cho thấy FFP hiệu quả hay không và UEFA nghiêm túc hay không trong việc thi hành.
Một điều chắc chắn là UEFA sẽ phải đưa ra bằng chứng cho thấy Man City đã sai và Man City đưa ra bằng chứng chứng minh họ trong sạch.
Tại sao điều đó quan trọng?
Nếu đó là một mớ hỗn độn về kỹ thuật và pháp lý mà không có người trung lập nào hoàn toàn hiểu được, thì không ai thắng. Thay vào đó, nếu Man City được tha bổng, người ta sẽ đặt câu hỏi tại sao họ làm được vậy và tại sao câu chuyện lại có bước ngoặt như thế. Vấn đề sau sẽ đặc biệt quan trọng không chỉ đối với CLB và người hâm mộ, mà còn đối với các chủ sở hữu.
Một quan điểm thường thấy là Man City thuộc sở hữu cá nhân của Abu Dhabi, do đó mà tất cả đều nói rằng, chống lại Man City là chống lại các quốc gia dầu mỏ và vân vân. Thế nhưng, điều đó chỉ đúng một phần: Man City thuộc sở hữu của City Football Group, một công ty cổ phần kiểm soát một số đội bóng bao gồm New York City FC, Melbourne City và những đội khác. Tuy nhiên, hơn 1/5 cổ phần của City Football Group thuộc sở hữu của các cổ đông khác. Một trong những cổ đông lớn nhất là Silver Lake Partners, một quỹ đầu tư tư nhân của Mỹ. Một cổ đông khác là China Media Capital, cũng là một nhóm quỹ đầu tư tư nhân. Và sau đó là Tập đoàn Citic, một công ty đầu tư thuộc sở hữu của chính phủ Trung Quốc.
Còn hơn cuộc chiến giữa Man City và UEFA?
Đó là điều khôi hài về câu chuyện này; cả hai bên đã hành động với sự tự tin trong suốt vụ việc, cho rằng họ có cơ sở vững chắc mặc dù chẳng ai có thể chắc chắn. Không phải UEFA với tư cách là một tổ chức, không phải những ông chủ của Man City. Tất cả sẽ được giải quyết bằng bằng chứng, các luật sư và các chuyên gia của cả hai bên. Hầu hết chúng ta đều không biết bằng chứng là gì và, ngay cả khi chúng ta đã biết, chúng ta không đủ trình độ để hiểu được. Luật sư và chuyên gia đôi khi nói với bạn những gì họ nghĩ bạn muốn nghe, đặc biệt là khi họ được trả tiền theo bất kỳ cách nào.
Ý nghĩ về một “chiến thắng sạch”
Một phán quyết ủng hộ CFCB sẽ khiến người hâm mộ Man City giận dữ. Nhưng nếu Man City được tuyên trong sạch, tất cả sẽ lại nghi ngờ năng lực của CFCB, thậm chí còn làm tổn thương FFP và sẽ khiến các đội bóng bỏ qua các quy tắc mà UEFA đưa ra.
Thế mới nói, vụ việc thật không dễ giải quyết và khiến tất cả tâm phục, khẩu phục. Hiển nhiên thì nếu Man City phải trả giá, họ sẽ mất rất nhiều, về uy tín và kinh tế. Còn đối với các cổ đông, họ sẽ đặt câu hỏi liệu họ có đặt niềm tin vào nhầm người và không đúng lúc hay không.
Đầu mùa giải 2011/12, UEFA công bố Luật công bằng tài chính hay còn viết tắt là FFP. Đây là kết quả của những thảo luận từ năm 2009 của Ủy ban quản lý tài chính do UEFA lập nên. FFP được giới thiệu như một biện pháp ngăn cản các CLB sử dụng thứ mà chủ tịch UEFA khi đó là Michel Platini gọi là “doping tài chính” trong bóng đá. Nếu vi phạm, các CLB sẽ bị 1. Cảnh cáo, 2. Xử phạt hành chính, 3. Trừ điểm, 4. Phạt rút vốn của UEFA trong các giải đấu, 5. Giới hạn đăng ký số lượng cầu thủ cho các giải đấu của UEFA, 6. Loại khỏi các giải đấu đang tham gia, 7. Loại khỏi các giải đấu trong tương lai. Điều đáng nói là năm 2014, chính Man City và cả Paris Saint-Germain đã bị UEFA “tuýt còi” do vi phạm FFP. Thời điểm đó, 2 đội bóng của Anh và Pháp ít nhiều vẫn được “giơ cao đánh khẽ” khi chỉ bị phạt hành chính 40-60 triệu euro, đồng thời bị giới hạn số lượng cầu thủ đăng ký cho các giải đấu cúp Châu Âu từ 21 xuống 18. |
Mạnh Hào