'Ánh mặt trời biển Đông' & Bà tổ gốm Chu Đậu

Giữa kho tàng gốm lừng danh của châu Á, bảo vật được xem là quan trọng nhất lại là một “Chiếc bình An nam” bằng gốm hoa lam do một nữ nghệ nhân Việt Nam chế tác.
29/10/2014 16:17
(Thethaovanhoa.vn) - Giữa kho tàng gốm lừng danh của châu Á, bảo vật được xem là quan trọng nhất lại là một “Chiếc bình An nam” bằng gốm hoa lam do một nữ nghệ nhân Việt Nam chế tác vào giữa thế kỷ 15 và được liệt vào vật quốc bảo của Thổ Nhĩ Kỳ. Từ năm 1933, chiếc bình này trở nên nổi tiếng thế giới, từ đó lôi cuốn nhiều sự quan tâm nghiên cứu và bàn cãi của thế giới nghệ thuật.

Ngộ nhận về chiếc bình gốm Chu Đậu

Bảo tàng Hoàng cung Topaki Saray ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, vốn là cung điện nguy nga và từng là nơi cư ngụ bao đời của các quốc vương Sultan thuộc đế quốc Ottoman. Chính tại đây có kho tàng gốm sứ lừng danh và đồ sộ của châu Á mà hoàng gia qua các đời ưa chuộng, gồm hơn 10.700 hiện vật, chủ yếu là gốm sứ Trung Quốc cao cấp từ thời Tống - Nguyên - Minh đến Thanh, và đồ sứ Nhật Bản từ thế kỷ 17-19, sánh ngang với kho tàng của Viện Bảo tàng Cố cung, Đài Loan.

Chiếc bình với minh văn gồm 13 chữ Nho được học giả người Anh là R.L.Hobson phát hiện từ Bảo tàng Topaki. Tuy nhiên, vào thời điểm đó (năm 1933), Hobson cho rằng chiếc bình do nghệ nhân Trung Quốc ở Việt Nam chế tác, đồng thời ông đã dịch minh văn như sau: “Năm Đại Hòa thứ 8, do nghệ nhân ở châu Nam Sách tên là Trương vẽ chơi”  (“Painted For Pleasure By Chuang A Workman Of Nan Ts’ê-chou In The 8th Year Of Ta Ho”), nhưng lại không in kèm 13 chữ Nho. Thông tin này được in trong các ấn phẩm triển lãm nghệ thuật Trung Quốc, kéo theo sự ngộ nhận lâu dài trong giới nghiên cứu và chuyên gia về lịch sử gốm sứ.


Sự giống nhau một cách lạ lùng của hình trên viên gạch đậy trên mộ bà Bùi Thị Hí và tượng “Nữ quý tộc” trong con tàu đắm ở Cù Lao Chàm

Và sự sai lạc trong phiên dịch này tiếp diễn tới năm 1977 khi sử gia nghệ thuật uy tín nhất về gốm sứ Đông Nam Á là Roxanna M.Brown (bà từng là ký giả ở miền Nam Việt Nam trước 1975) đã thẩm định lại dòng lạc khoản, nhận dạng chữ thứ 10 裴 là “Bùi” - họ của nghệ nhân gốm (chứ không phải “Trương”), và chữ thứ 11氏 là “thị” (vốn gây nhiều tranh cãi nhất) chỉ giới tính nữ của người Việt Nam, và 戲 “Hí” là tên nghệ nhân (chứ không phải là “chơi”). Như vậy, Roxanna Brown là người đầu tiên đọc đầy đủ, đúng tên và giới tính của chủ nhân chiếc bình là Bùi Thị Hí cùng địa danh chế tác là châu Nam Sách, mà sau này xác định là vùng trung tâm của gốm Chu Đậu.

Tuy vậy, thật đáng tiếc vì mãi cho tới 1980, giới nghiên cứu Việt Nam mới thực sự ý thức tới sự tồn tại của “chiếc bình An Nam” và nhất là biết tới 13 chữ Nho đó. Bắt đầu từ một bức thư của nhà ngoại giao văn hóa là ông Makoto Anabuki (Đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội) gửi cho Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương để hỏi thông tin về lai lịch nghệ nhân và nơi chế tạo. Trong thư cho biết ông là người để tâm nghiên cứu văn hóa Việt Nam và gốm cổ Việt Nam, rằng nhân dịp đi công tác ở Thổ Nhĩ Kỳ mới biết Viện Bảo tàng Hoàng gia Topaki vẫn bảo tồn một cái bình hoa lam của Việt Nam chế tác vào thế kỷ 15, đặc biệt trên bình mang 13 chữ Hán: “Đại Hòa bát niên Nam Sách châu tượng nhân Bùi Thị Hí bút”. 13 chữ Hán nói trên có nghĩa là: “Năm 1450, một người thợ tên là (bà) Bùi Thị Hí ở Nam Sách châu vẽ hoa văn trên bình”. Trong lá thư, ông nhấn mạnh rằng việc tìm ra lai lịch nghệ nhân Bùi Thị Hí và địa danh châu Nam Sách là “Điều rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử thủ công nghiệp và vai trò của phụ nữ nói riêng”.

Thực vậy, dòng lạc khoản trên chiếc bình này cung cấp thật ngắn gọn, đầy đủ và chính xác về thời gian, địa điểm và người tạo tác sản phẩm, và cũng là chiếc chìa cho nhà khảo cổ học Tăng Bá Hoành vốn cũng đồng tình với cách hiểu minh văn của Anabuki, và từ năm 1983 ông đã chủ trì xúc tiến những cuộc nghiên cứu điền dã và khai quật. Sau 10 năm khoác lấy sứ mệnh, ông đã tìm ra nhiều di chỉ của nhiều trung tâm sản xuất đồ gốm cổ trên địa bàn Hải Hưng (cũ). Tuy vậy, cuộc đi tìm nhân thân của nghệ nhân Bùi Thị Hí mất khoảng thời gian đằng đẵng 30 năm.

Trong con tàu đắm ở Cù Lao Chàm (gần Hội An, Quảng Nam, được phát hiện và trục vớt từ 1997-2000) có niên đại vào những năm 1470, nhiều khả năng là một trong những con tàu chở hàng xuất khẩu của trung tâm gốm Chu Đậu xuất phát từ Hải Dương, nơi được xem là “Ánh Mặt trời biển Đông”, dưới sự trông coi của Bùi Thị Hí. Một trong những chứng cứ kỳ diệu: trong số hàng trăm ngàn sản phẩm gốm Chu Đậu cao cấp tìm thấy được từ chiếc tàu đắm ấy, có một bức tượng đặt tên là “Nữ quý tộc” hiện lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Bức tượng ấy được nhận dạng giống hoàn toàn với chân dung bức tượng trước đây thờ Bùi Thị Hí ở chùa Viên Quang (xã Quang Ánh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương), vốn là ngôi chùa do bà xây khi về ẩn ở tuổi 73.


Chiếc bình An Nam tại Bảo tàng Hoàng cung Topaki ở Thổ Nhĩ Kỳ

Đi tìm bà tổ gốm Chu Đậu

Bảy trang gia phả quý giá của hậu duệ tộc Bùi còn lưu giữ nhiều đời qua các hình thức, khiến ta biết được thân thế và gia tộc của chủ nhân “Chiếc bình An Nam”.

Theo đó, Bùi Thị Hí, hiệu là Vọng Nguyệt, sinh năm Canh Thân (1420) ở làng Quang Tiền (xã Đồng Quang), huyện Gia Lộc, là con gái trưởng của quan Mã vũ Bùi Đình Nghĩa, người đã hy sinh trong trận vây đánh thành Đông Quan, cháu ba đời lão tướng Bùi Quốc Hưng là khai quốc công thần đời Lê, một trong 18 người ở Hội thề Lũng Nhai, tham gia chống quân Minh cùng với Lê Lợi.

Trong số những di vật phát hiện mang thủ bút Bùi Thị Hí do hậu duệ của tộc Bùi tìm được ở lò gốm cũ ở làng Chu Đậu, có một cái đĩa men khắc chìm vào năm 1454 và một con nghê vào năm 1460, vốn là hai phế phẩm bị loại bỏ dưới chân lò với bút tích giống hệt trên chiếc bình ở Bảo tàng Topaki, một con rồng đất nung lớn mà bà dùng yểm tại ngã ba sông Định Đào để việc giao thương được hanh thông, và vô cùng quan trọng là chiếc la bàn đi biển bằng cẩm thạch của bà Bùi Thị Hí, trên có chữ “Châm bàn chu hải khứ, Bùi Thị Hí” (Bàn kim chỉ đường đi cho thuyền biển của Bùi Thị Hí).

Như vậy, phải mất 50 năm, nếu tính từ 1933 khi học giả R.L.Hobson phát hiện 13 chữ Nho của người thợ gốm Bùi Thị Hí viết trên vai “Chiếc bình An Nam” cho tới khi tìm ra nơi phát tích dòng gốm hoa lam qua 8 lần khai quật, hàng vạn hiện vật xuất lộ khỏi lòng đất, gồm dấu vết lò nung, nhiều sản phẩm gốm sứ để khẳng định trung tâm gốm sứ Chu Đậu từ thế kỷ 15-16 nay thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Đặc biệt con tàu đắm ở Hội An chở theo một kho hàng trên 250.000 sản phẩm gốm hoa lam là bằng chứng thuyết phục nhất về sự phổ biến của gốm hoa lam, thực sự trả lại thanh danh cho dòng gốm cao quý này vào trang sử nghệ thuật thế giới. Nhưng phải mất thêm 30 năm nữa để tìm ra đầy đủ nhân thân của nghệ nhân “chiếc bình An Nam” là tài nữ Bùi Thị Hí, và cuối cùng là tìm thấy bia mộ chí.

Chân dung một nghệ sĩ độc lập đầy uy danh

Hòn gạch đậy trên mộ có ghi: “Tẫn cốt tổ cô Bùi Thị Hí nội bình đồng Vọng Nguyệt bảo kiếm” (Tro xương tổ cô Bùi Thị Hí trong bình cùng thanh kiếm của bà). Trong số các hiện vật liên quan đặc biệt có một viên gạch nung, trên mặt có khắc chìm chân dung một người phụ nữ, bên cạnh có khắc những hàng chữ Nho, với nghĩa: “Hình tượng cổ của tổ cô, hiệu là Vọng Nguyệt, nguyên là chủ trên 10 trang phường gốm. Do đại loạn tượng phải hóa (hủy), vẽ lại để truyền cho đời sau”.

Hình tượng chân dung “tổ cô” được vẽ lại trên viên gạch vào năm 1502, tức chỉ ba năm sau khi bà mất (1499), nguyên mẫu chắc hẳn từ pho tượng đặt tên là “Nữ quý tộc” được tìm thấy từ con tàu đắm ở Cù Lao Chàm (bị chìm trong khoảng 1450-1470). Vì được gọi là “cổ tượng hình tổ cô”, như vậy chắc hẳn nó phải được tạo rất sớm trong thời bà còn sống: một quý phụ phục sức trang nghiêm quý phái trong tư thế đứng, với hai tay che trong ống tay áo khoành lại tạo dáng hoa văn như đang nâng một đóa sen trong đôi tay (nhưng qua hình, nếu nhìn kỹ dường như lại đang nâng một vật như cái đĩa mặt bằng, chắc hẳn trên đó đặt một vật gì đó không còn nữa), và kiểu tóc búi cao có cài trang sức, đeo hai bông tai ngọc trai, và trên yếm ngực có họa tiết cánh chim hải âu hoặc có thể là tiên hạc, và trên y phục mang những họa tiết quen thuộc của gốm Chu Đậu như hoa sen, hoa cúc, mây…

Trông vẻ mặt chân dung độ từ 30 tới 40 tuổi, có lẽ vào khi phong cách nghệ thuật và sự nghiệp của bà đang ở thời tuyệt đỉnh, tức cũng vào khoảng năm 1450 khi bà tự tay đề tên mình lên “chiếc bình An Nam” để xuất khẩu cho hoàng gia của đế quốc Ottoman thời ký đó. 1450 cũng là năm Bùi Thị Hí đã 30 tuổi cùng chồng chỉ huy thương thuyền, làm chủ đoàn buôn vượt trùng dương sóng gió đi giao thương với các nước trong khu vực và phương Tây.

Như vậy, thật khó tưởng tượng cho chúng ta ngày nay về một người phụ nữ Việt Nam vào thời ấy với tư cách nghệ nhân, đã tự tay “ký tên” vào sản phẩm như một nghệ sĩ độc lập đầy uy danh như thời hiện đại, hơn thế nữa, còn làm chân dung tượng chính mình lúc bình sinh. Tuy ta chưa thể biết rõ mục đích tạo ra bức tượng nữ quý tộc, nhưng có thể tạm suy đoán: nó được tạo ra như một sản phẩm mỹ thuật cho một đề tài để xuất khẩu; và do bởi bức tượng được tìm thấy từ chiếc tàu đắm Cù Lao Chàm vào thời điểm tài nữ này còn sống, và trong số 250.000 sản phẩm gốm hoa lam của Chu Đậu mà có lẽ pho tượng là món duy nhất, vậy rất có thể nó là một tín vật đại diện cho chủ nhân của dòng gốm này mà những thương thuyền phát xuất từ Hải Dương mang theo để bảo chứng uy tín hàng hóa tới với khách hàng. Nhất định tên tuổi và dấu ấn của bà trên sản phẩm vào thời điểm này đã rất được quý trọng và có thể là yêu cầu của khách hàng, và dấu ấn này gần như đồng nhất với phẩm chất gốm hoa lam đang cực thịnh trên thị trường quốc tế.

Gốm Chu Đậu được cho là ra đời vào đầu thế kỷ 15, tức vào thời nhà Minh xâm lăng và thống trị (1400-1427) và kết thúc cuối thế kỷ 16 với niên đại cuối ghi năm 1592.

Nguồn gốc việc sử dụng màu xanh cobalt trên gốm sứ đã bắt đầu ở Việt Nam vào thế kỷ 14 đồng thời với của Trung Quốc; chất liệu màu xanh cobalt nguyên thủy được du nhập từ Ai Cập và Ba Tư. Nhìn chung, đồ sứ đặc trưng của miền Nam Trung Quốc gọi là “thanh hoa” (blue and white porcelain) với màu xanh cobalt được vẽ trên nền men trắng, trong khi đồ gốm với họa tiết màu xanh cobalt nằm dưới lớp men trắng là đặc trưng của gốm Chu Đậu, gọi là “hoa lam” (underglazed blue- and-white) bắt đầu thịnh hành và nở rộ vào đầu thế kỷ 15. “An Nam” cũng trở thành thuật ngữ tương đương với “hoa lam” trong thế giới gốm sứ, mà tên gọi “Chiếc bình An Nam” ở Bảo tàng Topaki là một ví dụ. 

Hà Vũ Trọng
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Tin cùng chuyên mục

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.