Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 95): Nghề thêu và phố thợ thêu ở Hà Nội

Bác sĩ Charles-Édouard Hocquard (1853 - 1911) có mặt ở Bắc kỳ năm 1884, đã đưa ra một nhận xét rất khái quát về nghề thêu mà ông thấy được ở Hà Nội: "Một trong những ngành buôn chính của Hà Nội là lụa thêu.
18/03/2024 18:35
QXN

Bác sĩ Charles-Édouard Hocquard (1853 - 1911) có mặt ở Bắc kỳ năm 1884, đã đưa ra một nhận xét rất khái quát về nghề thêu mà ông thấy được ở Hà Nội: "Một trong những ngành buôn chính của Hà Nội là lụa thêu. Nghề thêu chiếm một phường lớn…trên đường từ khu nhượng địa vào thành".

Bác sĩ Hocquard mô tả thêm: "Nhà nào cũng có cửa hàng mặt phố, sản phẩm bày ngay trước xưởng thợ: Thảm, hài thêu, trang phục võ quan và tấm che ngực (bối tử), tóm lại là mọi thứ hấp dẫn người qua lại".

Từ ghi chép của bác sĩ Hocquard

Về vật liệu, Hocquard cho biết đồ sang trọng thì là lụa của Tàu, còn chất lượng thấp hơn là lụa nội địa (Bắc kỳ); chỉ nhiều màu sắc có cả chỉ bằng vàng. Ông mô tả khá kỹ về tổ chức phân công sản xuất trong một xưởng thêu và quy trình tạo tác một sản phẩm.

Về kỹ thuật, Hocquard cho biết: "Người An Nam có nhiều cách thêu, có cách theo lối cổ, có cách tựa lối thêu móc xích và nhiều cách khác với những màu khác nhau, tạo hiệu quả rõ rệt".

Ông còn nhận xét rằng tuy mẫu mã ít thay đổi, nhưng người An Nam thật sự khéo phối hợp các màu chỉ thêu "tạo được một tổng thể màu sắc rực rỡ, hài hòa mà không lòe loẹt". Cuối cùng, ông đưa ra một đánh giá chung: "Phần lớn hàng thêu ở Bắc kỳ xuất sang Trung Quốc tạo ra một ngành buôn quan trọng. Xem người An Nam làm việc, tôi tự hỏi liệu những sản phẩm kia mà bày ở các cửa hiệu châu Âu thì có nổi hơn các hàng hóa khác hay không? Tôi nghĩ muốn thế cũng chẳng tốn bao nhiêu công sức. Chỉ cần thay những vải nền lòe loẹt (đỏ chói hoặc xanh lét) bằng những sắc màu nhã hơn đưa từ châu Âu sang là xong".

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 95): Nghề thêu và phố thợ thêu ở Hà Nội - Ảnh 1.

Một xưởng thêu ở Hà Nội

Chỉ 2 thập niên sau, những gì bác sĩ Hocquard gợi ý đã được thực hiện. Cuộc Đấu xảo Hà Nội 1902 do chủ trương của Toàn quyền Paul Doumer đã mở ra một chính sách quan trọng nhằm khai thác nguồn nhân lực "nông nhàn" rất phong phú ở Bắc kỳ bằng việc khai thác các sản phẩm thủ công của các làng nghề và mở ra tại chính khu đấu xảo các lớp dạy nghề mới du nhập từ nước ngoài, trong đó có các nghề thêu ren theo phong cách châu Âu.

Địa điểm đấu xảo trở thành Bảo tàng Nông Thương (sau này mang tên Toàn quyền Maurice Long). Nghề thêu cũng được đưa vào nội dung giáo dục gia chánh ở nhiều trường nữ học. Tổng đốc Hoàng Trọng Phu trong cuộc "cải lương hương chính" (cũng tựa như xây dựng nông thôn mới bây giờ) đã thành công ở tỉnh Hà Đông trong việc bảo tồn và phát triển các làng nghề, trong đó có nghề thêu.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 95): Nghề thêu và phố thợ thêu ở Hà Nội - Ảnh 2.

Thêu và vẽ là 2 nghề “cặp kè” với nhau

Phố thợ thêu nay đâu?

Có một vấn đề đặt ra là nghề thêu có từ lâu, rải rác ở nhiều vùng. Nghề thêu tạo ra những sản phẩm chủ yếu phục vụ tầng lớp trên trong việc làm đẹp các trang phục, đồ thờ tự, hoặc vật dụng…chắc chắn nó sẽ phát triển rất mạnh thời kinh đô đóng ở Thăng Long. Và lịch sử nghề thêu gắn với vị tổ nghề được xác nhận là một vị quan triều Lê là Lê Công Hành (24/2/1606 - 7/7/1661), tương truyền đi sứ qua Trung Quốc rồiđưa nghề này về nước.

Vậy mà khi điểm lại các dấu tích về các phố nghề của thành Thăng Long qua các ca dao, không hề thấy nhắc đến phố đồ thêu, hoặc thợ thêu. Chỉ thấy mô tả cũng tương tự như bác sĩ Hocquard năm 1884, là trên một đoạn phố nối 2 con đường "trục" từ phía sông Hồng đến Cửa Nam thành Thăng Long-Hà Nội. Đó là tuyến đường phía Bắc Hồ Gươm qua Hàng Gai, Hàng Bông đến Cửa Nam và con đường sau này người Pháp thiết lập ở phía Nam Hồ Gươm, nối từ khu nhượng địa qua Tràng Thi, cũng hướng tới Cửa Nam, xa hơn là khu vực xây Phủ toàn quyền.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 95): Nghề thêu và phố thợ thêu ở Hà Nội - Ảnh 3.

Thợ thêu truyền thống gắn với nghề làm lọng và các loại đồ thờ bằng vải

Con đường nối ngang 2 tuyến phố ấy có một phần là bờ phía Tây Hồ Gươm, từng được biết nhiều hơn với cái tên Hàng Trống, sau đó Tây đổi thành Jules Ferry (tên một ông thủ tướng có đầu óc thực dân khét tiếng của nước Pháp). Đoạn chạy sát hồ thì bây giờ lại đổi tên là một phần của phố Lê Thái Tổ, phần còn lại vẫn là Hàng Trống.

Như vậy, phố Hàng Thêu có vẻ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và sự mô tả cũng không rõ ràng. Cách mô tả của bác sĩ Hocquard thì có vẻ ở phía đầu tiếp giáp với Tràng Thi, còn các nhà nghiên cứu trong nước thì mô tả ở đầu đối diện chỉ có chừng 40m, nơi tiếp giáp phố Hàng Gai và lan tỏa sang cả Hàng Bông.

Nếu vậy, thì trước khi người Pháp xuất hiện, có thể nó tập trung ở phía Hàng Gai, vì đấy là trục đường truyền thống của cư dân bản địa và từ khi Pháp đặt nhượng địa thì cũng giống như phố Thợ Khảm hình thành suốt dọc con đường mà người Âu hay qua lại… Riêng phố Hàng Trống, không chỉ có nghề làm trống, mà còn nổi tiếng với nghề vẽ, một phần quan trọng của nghề thêu…

Vả lại, ngôi đình Tú Thị ở phố Yên Thái của dân làng thêu Quất Động thờ tổ nghề cũng chỉ mới được xây vào năm 1891, khoảng 7 năm sau thời điểm Hocquard có mặt tại Hà Nội…

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 95): Nghề thêu và phố thợ thêu ở Hà Nội - Ảnh 5.

Một lớp học thêu ren và móc đăng-ten theo kiểu Tây

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 95): Nghề thêu và phố thợ thêu ở Hà Nội - Ảnh 6.

Gia đình thợ thêu với sản phẩm là tranh và các bức trướng

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 95): Nghề thêu và phố thợ thêu ở Hà Nội - Ảnh 7.

Các lão nghệ nhân

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 95): Nghề thêu và phố thợ thêu ở Hà Nội - Ảnh 8.

Và các thợ trẻ

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 95): Nghề thêu và phố thợ thêu ở Hà Nội - Ảnh 9.

Cha truyền con nối

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 95): Nghề thêu và phố thợ thêu ở Hà Nội - Ảnh 10.

Nghề thêu gắn bó với nghề vẽ, nhưng cũng gắn với nghề làm trống, vì có rất nhiều đồ thêu phục vụ thờ phụng và lễ hội

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 95): Nghề thêu và phố thợ thêu ở Hà Nội - Ảnh 11.

Thợ thêu Phan Văn Khoan vẽ Chùa Một Cột làm mẫu thêu. Ảnh của Salles(1860-1929)

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 95): Nghề thêu và phố thợ thêu ở Hà Nội - Ảnh 12.

Thợ thêu Phan Văn Khoan bên ban thờ gia tiên Tết 1898. Ảnh của Salles (1860 - 1929)

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 95): Nghề thêu và phố thợ thêu ở Hà Nội - Ảnh 13.

Sản phẩm thêu được trưng bày trong đấu xảo

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 95): Nghề thêu và phố thợ thêu ở Hà Nội - Ảnh 14.

Gian hàng đồ thêu trong các hội chợ ở Hà Nội thập niên 1920

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 95): Nghề thêu và phố thợ thêu ở Hà Nội - Ảnh 15.

Nghề thêu ren mới mẻ được du nhập vào nước ta

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 95): Nghề thêu và phố thợ thêu ở Hà Nội - Ảnh 16.

Đào tạo nhiều thợ trẻ thêu ren

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 95): Nghề thêu và phố thợ thêu ở Hà Nội - Ảnh 17.

Một lớp học nghề thêu chuyên nghiệp

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 95): Nghề thêu và phố thợ thêu ở Hà Nội - Ảnh 18.

Thêu thùa thành món gia chánh trong gia đình

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 95): Nghề thêu và phố thợ thêu ở Hà Nội - Ảnh 19.

Mẹ con, chị em dạy nhau

Tin cùng chuyên mục

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.