Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta

Những chiếc cầu được kết nối bằng kết cấu thép, kết hợp với các kết cấu xây dựng bằng xi măng chỉ có từ thời Tây vào đô hộ nước ta.
14/08/2023 07:37
QXN

Những chiếc cầu được kết nối bằng kết cấu thép, kết hợp với các kết cấu xây dựng bằng xi măng chỉ có từ thời Tây vào đô hộ nước ta. Cầu Tràng Tiền (hay Trường Tiền) ngày nay không những là cây cầu thép có quy mô được xây dựng sớm nhất (1900) mà còn là cây cầu duy nhất do thực dân Pháp xây lại đặt tên của vị Hoàng đế Việt Nam đương nhiệm.

1. Cây cầu bằng thép đầu tiên có thể kể đến chiếc cầu của Hãng tàu biển Messageries Maritimes bắc qua kênh Tàu Hủ đáp ứng nhu cầu đi lại trong khu vực liên quan đến cảng Sài Gòn. Cầu chỉ một nhịp, dáng vòm uốn cong để thuyền bè qua lại dễ dàng, nên trong mắt của dân ta được gọi là "cầu Mống", người Tây cũng gọi là Pont d' Arcenciel, được xây cách nay đã 130 năm (1894).

Tuy nhiên, những cầu có quy mô hoành tráng hơn gắn liền với việc xây dựng các tuyến đường sắt để vượt qua những con sông lớn thì chỉ từ bắt đầu với Chương trình khai thác thuộc địa, khởi đầu một cách quy mô dưới thời Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (1897 - 1902).

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 1.

Không ảnh góc kinh thành, rất rõ đồn Mang Cá cũ, cầu Gia Hội và cầu Trường Tiền

Từ thời vua Minh Mạng để hoàn thiện lãnh thổ thống nhất quốc gia, nước ta chia thành 3 kỳ (Nam, Trung và Bắc kỳ); khi Tây qua cũng ứng vào chính sách chia để trị mà đặt tên theo tiếng Pháp (Cochinchine, Annam và Tonkin) để áp vào các chế độ cai trị khác nhau. Nhưng để khai thác thuộc địa thì phải có thị trường thống nhất, nên cốt lõi của "Chương trình Doumer 1897" chính là một hệ thống đường sắt quy mô trên toàn lãnh thổ Đông Dương.

Vì nhiệm kỳ chỉ có 5 năm, P.Doumer ưu tiên cho tuyến đường sắt chiến lược từ Hải Phòng qua Hà Nội và ngược lên để tiếp cận vùng Tây Nam Trung Quốc, nhưng cũng kịp thời để lại dấu ấn bằng 3 câu cầu lớn ở trung tâm ba kỳ: cầu Bình Lợi ở Sài Gòn, cầu Trường Tiền ở Huế và cầu Doumer (nay là cầu Long Biên) ở Hà Nội. Và cây cầu được hoàn thành sớm nhất không phải ở Hà Nội hoặc Sài Gòn mà lại là ở Huế. Mặc dù, trên thực tế, sau này khi tuyến đường sắt tiếp cận kinh thành Huế thì lại chuyển tuyến đường qua cầu Bạch Hổ.

Cả hai cầu Doumer và Bình Lợi đều được khánh thành năm 1902, kết thúc của nhiệm kỳ toàn quyền. Nhưng cầu Trường Tiền thì lại khánh thành ngày 18/12/1900 khi công cuộc khai thác đang sung mãn, sớm nhất trong 3 cây cầu. Và tên gọi nguyên thủy của nó do chính Toàn quyền Đông Dương quyết định là cầu Thành Thái, tên của vị Hoàng đế Đại Nam đương thời.

Như vậy cây cầu Trường Tiền ngày nay không những là cây cầu thép có quy mô được xây dựng sớm nhất, không nằm trong hệ thống đường sắt và cũng là cây cầu duy nhất do thực dân Pháp xây lại đặt tên của vị Hoàng đế Việt Nam đương nhiệm. Người đứng đầu chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương nói chung và nước ta nói riêng vào thời điểm chuyển giao thế kỷ và cũng là thời Hoàng đế Thành Thái trị vì là Paul Doumer.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 2.

Bức tranh giả thiết là từng có cầu bắc qua sông Hương bằng gỗ, nhưng có thể là cầu Gia Hội

2. Với tầm nhìn của người sau này (1931) sẽ trở thành Tổng thống Pháp, P.Doumer là người kiên quyết triển khai chương trình khai thác rất thực dụng để vừa cải thiện tình hình tài chính cả của thuộc địa cũng như của chính quốc đang cơ túng bấn.

Năm 1897, P. Doumer mở đầu nhiệm kỳ cũng là thời điểm bắt đầu cuộc hòa hoãn lần thứ ba với nghĩa quân Đề Thám (kéo dài 11 năm) để bảo đảm cho việc xây dựng tuyến đường sắt và củng cố biên cương Bắc kỳ với nhà Thanh. Toàn quyền Đông Dương chủ trương xóa bỏ Viện Cơ mật để quan hệ trực tiếp hơn với người đứng đầu triều đình Đại Nam nay đã bước vào tuổi thành niên (18), nên ngay sau khi đến Đông Dương, P.Doumer đã đến kinh đô để gặp Thành Thái.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 3.

Bản vẽ cầu Gia Hội một thời bắc bằng gỗ

Cuộc tiếp kiến ngày 18/3/1897 được P.Doumer viết trong "hồi ức" với đánh giá vị Hoàng đế trẻ tuổi này là "thông minh, có cái nhìn thẳng, cái bắt tay chặt và thân tình… Tôi tin tưởng và có thiện cảm với ông". Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì mà đám thực dân kế nhiệm và kể cả những cận thần phò Pháp mô tả hoàng đế "là kẻ xảo quyệt, có bản chất hung hãn", thậm chí là "điên loạn", mà sau này được coi là cái cớ để phế truất Thành Thái (1907).

P.Doumer sau này viết hồi ký không những bác bỏ luận điệu đó mà còn cho rằng Thành Thái, người đã cắt tóc ngắn dứt bỏ hủ tục, cũng là người rất thích tiếp cận với cái mới của phương Tây như cơ khí, điện khí, công nghệ… Chính Thành Thái sau đó đã được P.Doumer mời vào thăm Sài Gòn (1899), nơi sớm nhất đang diễn ra công cuộc mở mang thuộc địa với các đô thị, bến cảng, hệ thống hạ tầng và công nghiệp chế biến lúa gạo…

Rất có thể, trong câu chuyện giữa hai người đã bàn đến việc xây một cây cầu nối hai bờ Sông Hương ngay trước kinh thành Huế… Và việc xây cầu đã được Thành Thái nêu trong chỉ dụ được chép trong chính sử "nên làm một cây cầu sắt để tiện thông hành". Cầu Trường Tiền đã được  xây một cách khẩn trương như để thể hiện thiện chí của P. Doumer và quyết tâm canh tân của hoàng đế An Nam.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 4.

Sông Đông Ba và cầu Gia Hội xưa

3. Cầu Trường Tiền dài 402m có lẻ, gồm 12 nhịp, bắc qua sông Hương; ngắn hơn nhiều so với cầu Doumer (đoạn bắc qua sông Hồng ở Hà Nội, có 19 nhịp, hơn 1.600m); nhưng dài hơn cầu Bình Lợi bắc qua sông Sài Gòn (khoảng 276m, với 6 nhịp, trong đó có phần cầu quay để thông tàu thuyền). Nhưng việc xây cầu ở Huế lại khó hơn cả, vì lẽ nguồn cung ứng vật liệu chính là thép đều từ bên Pháp qua, cầu Doumer có cảng Hải Phòng, cầu Bình Lợi thì cảng ngay trong phố… Còn Huế thì phải nương vào cảng Đà Nẵng (Tourane) thì lại vướng đèo Hải Vân… Và quả thực số phận cây cầu giữa Huế mộng mơ này gặp không ít "ác mộng" và phiền toái khi tìm hiểu về nó… 

Sông Hương trông thật êm đềm, nhưng bão lũ miền Trung lại khủng khiếp. Trận bão lụt Năm Thìn (1904) đã cuốn trôi 4/6 vài (nhịp) cầu mới xây xong chưa lâu, khiến việc đại trùng tu tốn kém hơn nửa số tiền khi xây cầu mới. Hoàng đế Thành Thái bị phế truất (1907), tên cầu phải đổi thành tên Tây là Clemenceau (thủ tướng Pháp); Pháp bị Nhật lật (3/1945), chính phủ Trần Trọng Kim lấy tên bậc tiền nhân khai mở phương Nam là Nguyễn Hoàng đặt lại tên gọi. Nhưng rồi chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ, chung số phận với cung điện trong kinh thành, cầu cũng bị hư hại nặng; trong tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968), cầu và kinh thành đều trở thành bãi chiến trường bị bom đạn tàn phá nặng nề…

Truy nguyên lý lịch của cầu cũng rối rắm: sách Đại Nam nhất thống c của triều Nguyễn chép cầu xây 1897, hoàn thành 1899; Đại Nam thực lục cũng của triều Nguyễn thì lại chép xây (năm Thành Thái 10 (tức 11/1898), khánh thành năm Thành Thái 12 (11/1900); còn báo cáo của chính quyền thuộc địa thì khởi công 5/1898 và thông xe ngày 18/12/1900. Có lẽ trong trường hợp này thì người Tây ghi chính xác hơn sử ta (!?).

Đến việc đơn vị xây cầu là ai thì điều chắc chắn là do người Pháp thiết kế, điều hành thi công và sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ. Nhà thầu liên danh Schneider và Công ty Lettelier được P.Doumer chọn trong 5 nhà thầu và giao việc ngày 23/11/1897; nhưng tên tuổi Eiffel nổi tiếng lại gắn với đợt đại trùng tu và mở rộng dưới thời Bảo Đại thực hiện trong các năm 1937-1939; và gần đây nhất là cuộc đại trùng tu do Công ty Cầu Thăng Long số 1 tiến hành trong những năm 1991-1995 để lại trên thân thép của cầu dòng lưu danh tên "cầu Tràng Tiền", lại gây bão tranh luận tên gốc là "cầu Tràng Tiền" hoặc "Trường Tiền"?. Thực ra đây chỉ là biến tấu cách đọc của cùng một gốc chữ của người Bắc kẻ Nam, rồi cách viết quốc ngữ hóa ra khác nhau mà thôi.

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 6.

Toàn quyền Paul Doumer đón tiếp Hoàng đế Thành Thái và vua Cao Miên tại Sài Gòn năm 1899

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 7.

Hoàng đế Thành Thái và Toàn quyền P.Doumer trong lễ điểm binh tại Sài Gòn

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 8.

Thành Thái say mê với đồ cơ khí của Tây

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 9.

Một loại cầu có mái phổ biến ở Bắc kỳ va Trung kỳ

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 10.

Cầu đá cũng phổ biến ở Bắc kỳ

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 11.

Chiếc cầu thép đầu tiên bắc qua kênh Tàu Hủ ở Sài Gòn

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 12.

Cầu Doumer, nay là Long Biên, bắc qua sông Hồng ở Hà Nội

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 13.

Cầu Bình Lợi bắc qua sông Sài Gòn

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 14.

Bản vẽ chân cầu Trường Tiền

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 15.

Bản vẽ nhịp cầu Trường Tiền

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 16.

Đường lên cầu

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 17.

Đường lên cầu

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 18.

Một nhịp đôi

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 19.

Cầu bị mất 4 nhịp đôi sau trận bão lũ năm 1904 (bưu ảnh)

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 20.

Cầu sau khi đại tu

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 21.

Cầu Trường Tiền và phía xa là Cầu Bạch Hổ dành cho đường sắt

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 22.

Toàn cảnh cầu

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 23.

Cầu bị phá trong chiến sự năm 1968

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 24.

Cuộc trùng tu những năm 1991-1995

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 80): Cây cầu thép sớm nhất ở nước ta - Ảnh 25.

Cầu thời còn khung vòm phía trên

Thượng gia hạ kiều

Trước khi trở thành thuộc địa của nước Pháp, ở nước ta, để vượt ngang qua những sông lạch chằng chịt, ngoài sức người và các chuyến đò ngang, thì chỉ có những cây cầu phổ biến bằng tre mây nứa gỗ và "kiên cố nhất" là bằng đá (khá phổ biến ở đồng bằng Bắc bộ). Những cây cầu làng ngoài chức năng qua lại trên sông nước, đôi khi trở thành những tụ điểm văn hóa, đó là các cây cầu có mái (thượng gia hạ kiều) rất đẹp. Ở Huế, nay còn cầu Thanh Toàn ngót 250 tuổi đã trở thành một di tích lịch sử.

Tags:

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.