Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà

Ở cung điện Huế, những cây quạt lớn bằng lông các loại chim quý có cán ngắn để kẻ hầu hạ đứng gần phe phẩy bên vua; cắm trên cán dài chủ yếu lại để phô trương cái quyền lực và sự sang trọng của chủ nhân.
15/05/2023 16:03
QXN

Ở cung điện Huế, những cây quạt lớn bằng lông các loại chim quý có cán ngắn để kẻ hầu hạ đứng gần phe phẩy bên vua; cắm trên cán dài chủ yếu lại để phô trương cái quyền lực và sự sang trọng của chủ nhân. Tựa như cái lọng tán vàng luôn có mặt trên đầu của đấng quân vương, ngay cả khi đã ngồi trong kiệu...

1. Trong dân gian thì từ cái quạt bằng chất liệu thô không cần chế tác nhiều, có sẵn trong thiên nhiên như cái mo cau, nguyên tàu lá cọ cắt ra, hoặc đan bằng nan tre… Ra tới thành thị thì có chế tác làm cho cái quạt tiện dụng hoặc sang trọng hơn. Đến cái quạt hình tam giác, gấp vào xòe ra được nữ sĩ Hồ Xuân Hương khéo tả trong bài thơ "một lỗ sâu sâu" và "chành ra ba góc" để ai cũng phải nhớ, thì nó đã phổ biến trên toàn thế giới từ Đông sang Tây, có thể là ăn theo con đường tơ lụa chăng? Loại quạt gấp ấy, xoàng thì bằng giấy, sang trọng hơn bằng lụa là hoặc gấm vóc, cầu kỳ đắt đỏ thì bằng xương, bằng ngà ngọc…

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 1.

Cái quạt giấy trên tay khi chụp ảnh

Cái quạt ở xứ ta vốn khí trời oi nóng, có chức năng chính để quạt mát, nhưng cũng như các quý bà ở châu Âu vốn xứ hàn, thì cái quạt trên tay chủ yếu dùng để phối hợp với bộ mặt làm duyên, làm đẹp. Đàn ông xứ mình thì cầm quạt phành phạch lấy gió mát, đôi khi là xua đuổi côn trùng, nhưng có lúc lại phe phẩy tỏ ra nhàn nhã, thong dong… đôi khi còn để tỏ quyền lực dùng chiếc quạt như nối dài cánh tay chỉ bảo gia nhân hoặc con cái.

Còn những chiếc "quạt thước" dài và to là dành cho những người muốn tỏ cái oai của người có quyền thế… Và cái quạt trong tay bà đồng hoặc nghệ sĩ cũng được dùng hỗ trợ tối đa cho ngôn ngữ hành nghề riêng của mình.

Trong những tấm ảnh đầu tiên xuất hiện ở nước ta, cuối thế kỷ XIX đầu XX, cái quạt tựa như đạo cụ luôn có trong tay khi chụp ảnh, tựa như cái ô, cái quạt lông, cái nón thượng hoặc cái đồng hồ Tây mới nhập vào xứ ta…

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 2.

Một phụ nữ chụp hình với quạt

2. Nhưng có một vật dụng tạo mát, không cầm tay, mà lại treo lên trần nhà, được du nhập từ nước ngoài vào nước ta. Nó chưa được gọi là "quạt trần", vì dễ lẫn với thứ quạt chạy bằng điện treo trần nhà khá phổ biến sau này, được sáng chế đầu tiên vào năm 1882. Nó được gọi là "quạt kéo", còn tên gọi từ ngoại nhập về là "panka" hoặc "pankak" theo tiếng Hindu.

Có tài liệu cho rằng, loại quạt này vốn từ các nước Arab nhập vào Ấn Độ thời thuộc địa của Anh, rồi từ Ấn đến Việt Nam thời thuộc địa của nước Pháp, để khắc phục cái nóng nhiệt đới, trước hết cho những kẻ thực dân vốn đến từ xứ lạnh.

Nguyên lý hoạt động của loại quạt này là hệ thống dây mắc qua các ròng rọc nối với một tấm vải hoặc một số chất liệu khác tựa như chiếu đan bằng các loại sợi thực vật (đay, gai…) hoặc giấy bồi… được treo từ trần nhà buông xuống, tạo nên cái cánh quạt phe phẩy theo động tác của người kéo quạt đứng khuất đâu đó. Và gió tạo ra từ trên cao phả xuống những người ở bến dưới. Cái quạt kéo này có kích thước to nhỏ hoặc hình thù khác nhau tùy ý muốn của chủ nhà và được dùng trong nhiều gia đình "có điều kiện", công sở hoặc trường học…

Cái quạt kéo này được nhà cổ học Vương Hồng Sển mô tả trong các cuốn sách viết về Sài Gòn xưa như một phần nội thất của các gia đình khá giả; được nhà văn Nguyễn Công Hoan mô tả như một nghề lúc hàn vi của nhân vật chính Albert Thừa trong tiểu thuyết Đống rác cũ - một nghề nặng nhọc nhưng rất nhàm chán.

Tuy vậy, có một nhân vật có thật, sau này rất nổi tiếng, lúc nhỏ do hoàn cảnh gia đình đã phải đi kéo quạt thuê cho một lớp học. Chính nhờ vậy, câu bé vừa kéo quạt vừa nghe lỏm các bài giảng của thầy giáo mà nhập tâm nên người, được nhận vào học trường thông ngôn từ đó mà trưởng thành, đó là học giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936).

Cái quạt kéo mất dần khi có quạt điện, rồi quạt trần thay thế, trước khi có điều hòa nhiệt độ. Nhưng cho đến tận thời kỳ sơ tán trong chiến tranh chống Mỹ ở miền Bắc, không có điện dùng, chiếc quạt kéo lại tái hiện, đặc biệt là trong các nhà trẻ, để xua cái nóng bức và ruồi muỗi. Một thế hệ các đứa trẻ lớn lên, vượt qua những mùa oi bức trong chiến tranh nóng bỏng để giờ đây cái quạt kéo chỉ còn trong ký ức ngày một mờ nhạt và những tấm ảnh hiếm hoi còn lại.

***

Cái quạt, vật tạo gió để mang lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu cho con người chắc đã có từ đời thượng cổ… Trong ngôi mộ nổi tiếng của vua Ai Cập cổ đại Tutankhamun, người ta còn thấy có hai chiếc quạt bằng lông chim đà điểu, nhưng như đã nói, với các bậc đế vương thì quạt không chỉ để làm mát. 

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 4.

Sứ thần chụp ảnh ở Pháp

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 5.

Những cô gái Sài Gòn lên ảnh với cây quạt trong tay

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 6.

Quạt long và lọng vàng theo chân vua Khải Định

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 7.

Quạt long và lọng vàng theo kiệu vua Bảo Đại

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 8.

Quạt kép panka trong phòng xử án của Tòa Vĩnh Long

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 9.

Trong một phong ăn của khách sạn ở Kiến An

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 10.

Quạt kéo trong một gia đình người Âu ở Sài Gòn

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 11.

Quạt kéo trong phòng ăn của trường Sarraut

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 12.

Cũng mộ loại quạt panka

Ảnh = Ký ức = Lịch sử (kỳ 69): Cái quạt, từ cầm tay đến treo lên trần nhà - Ảnh 13.

Phòng học trường Sarraut lúc dùng quạt trần chạy điện

Tin cùng chuyên mục

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.