Ấn Độ tăng cường hoạt động can dự tại Biển Đông

Theo hãng tin IPS ngày 6/2, khi các căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông bước vào giai đoạn mới, nhiều dấu hiệu cho thấy Ấn Độ ngày càng tăng cường can dự vào các vấn đề của khu vực này.
07/02/2013 07:07


Theo hãng tin IPS ngày 6/2, khi các căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông bước vào giai đoạn mới, nhiều dấu hiệu cho thấy Ấn Độ ngày càng tăng cường can dự vào các vấn đề của khu vực này.

Ảnh minh họa - Nguồn: Reuters

Bên cạnh những quan ngại về khả năng phát triển của Hải quân Trung Quốc, Ấn Độ có nhiều lợi ích kinh tế và chiến lược trực tiếp ở Đông Nam Á. Ấn Độ phát triển các mối quan hệ chiến lược với các nền kinh tế đang bùng nổ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với hy vọng tăng kim ngạch thương mại song phương lên mức 200 tỷ USD trong thập kỷ tới.

Là đối tác đối thoại quan trọng của ASEAN, Ấn Độ nhiều lần khẳng định cam kết tự do hàng hải trên Biển Đông và cảnh báo chống lại các mối đe dọa ngày càng tăng đối với an ninh hàng hải.

Để đối phó với hành động khiêu khích của Trung Quốc, trong thời gian Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ cuối năm 2012, nhiều nước Đông Nam Á đã tìm kiếm vai trò và can dự lớn hơn của Ấn Độ nhằm đảm bảo ổn định và ngăn chặn hành động quyết đoán Trung Quốc ở Biển Đông. Thực tế, cả Ấn Độ cũng như ASEAN ngày càng quan ngại trước sự quyết đoán và khả năng của Hải quân Trung Quốc.

Tháng 11/2012 đánh dấu một bước ngoặt trong quan điểm của Ấn Độ đối với các tranh chấp ở Biển Đông sau khi các tàu hải giám của Trung Quốc quấy rối tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của Việt Nam ở các lô khí đốt do Công ty Khí đốt Tự nhiên của nhà nước Ấn Độ (ONGC) trực tiếp đầu tư.

Sau khi xảy ra sự kiện, Đô đốc Hải quân Ấn Độ DK Joshi lên tiếng cảnh báo hành động khiêu khích của Trung Quốc: “Khi tình hình đòi hỏi, chúng tôi sẽ đến và sẵn sàng có mặt thường xuyên trong khu vực này.” Tuyên bố của Đô đốc Hải quân Joshi được đưa ra cùng lúc Ấn Độ và Trung Quốc đang bắt đầu vòng đàm phán mới về tranh chấp biên giới giữa hai nước từng gây ra cuộc chiến tranh năm 1962 và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ song phương kể từ đó.

Những năm gần đây khu vực chứng kiến các tranh chấp lãnh hải leo thang giữa Trung Quốc - nước tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông và tiếp tục theo đuổi cơ chế giải quyết tranh chấp song phương - với một số nước Đông Nam Á như Philippines và Việt Nam.

Năm 2012 đánh dấu tình hình an ninh khu vực ngày càng xấu đi khi ASEAN không thống nhất quan điểm chung về Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) bắt buộc để giải quyết các tranh chấp lãnh hải. Nhưng tình hình càng trở nên tồi tệ khi các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc tiến hành một loạt hành động khiêu khích, từ phát hành loại hộ chiếu mới trong đó mô tả đầy đủ các tuyên bố chủ quyền khắp châu Á của Bắc Kinh đến loan báo các quy định gần đây của chính quyền Hải Nam cho phép cảnh sát biển lục soát và ngăn chặn các tàu thuyền nước ngoài xuất hiện trong các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và loại bản đồ chính thức mới của Trung Quốc mô tả các vùng lãnh thổ trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ).

Theo truyền thống, Hải quân Ấn Độ (IN) thường tập trung tuần tra và bảo vệ các lợi ích quốc gia ở các vùng biển kéo dài từ eo biển Hormuz thuộc Vùng Vịnh đến Ấn Độ Dương và eo biển Malacca. Sự phát triển nhanh chóng trở thành một cường quốc hải quân khu vực của Trung Quốc đã thôi thúc Ấn Độ tăng cường hiện đại hóa Hải quân và phát triển khả năng viễn chinh.

Từ năm 2000-2012, chi phí quân sự hàng năm của Hải quân Ấn Độ tăng từ 15% lên 19%, đồng thời Hải quân Ấn Độ thường xuyên tham gia các cuộc diễn tập chung với các nước đồng minh trong khu vực, đặc biệt là với Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ. Ngoài ra, theo kế hoạch, Hải quân Ấn Độ sẽ tiếp tục mua sắm các vũ khí trang thiết bị hiện đại trong những năm tới như tàu sân bay mới, các tàu ngầm hiện đại của Pháp, tàu ngầm hạt nhân sản xuất trong nước và nhiều máy bay chiến đấu hiện đại.

Mặc dù chính sách "trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương" của Mỹ đã được thể hiện bằng những cam kết quân sự và chiến lược mới với các đối tác khu vực, song Philippines và Việt Nam vẫn tìm kiếm sức mạnh của Ấn Độ để ngăn chặn Trung Quốc.

Trong lịch sử, Ấn Độ đã dũng cảm chống lại Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ cũng như vấn đề Tây Tạng, nhưng ngoài cam kết của Ấn Độ trong việc bảo vệ các khoản đầu tư năng lượng ở các vùng biển tranh chấp và thách thức ý đồ phát hành hộ chiếu mới của Bắc Kinh, thì Ấn Độ lại có giọng điệu ôn hòa trong một số tuyên bố chính thức.

Hơn nữa, Ấn Độ không phải là một bên trực tiếp liên quan đến các tranh chấp Biển Đông và còn rất nhiều lợi ích chiến lược của nước này ở Ấn Độ Dương, thương mại song phương của Ấn Độ với Trung Quốc đang phát triển và đạt 70 tỷ USD/năm, điều đó có nghĩa Ấn Độ không muốn thay mặt ASEAN để mạo hiểm đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh.

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Salman Kurshid từng tuyên bố tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ năm 2012: “Nhiều vấn đề cơ bản ở Biển Đông không đòi hỏi sự can thiệp của Ấn Độ. Các bất đồng cần được giải quyết giữa các bên liên quan”./.

Theo Vietnam+

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do trường quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca tăng cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm cao điểm về nhu cầu máu để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị.

Tin mới nhất

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

UBND thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thông tin, năm 2024, thành phố đón hơn 5,9 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, tăng 7,1% so với năm 2023.

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở hữu môi trường lý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái số và công nghệ du lịch phát triển mạnh mẽ.

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney

Chuyến tàu The first luxury train in Vietnam - Sjourney, chính thức đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên vào lúc 16:30 ngày 18/12/2024 tại ga Sài Gòn.

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.