Sau khi thảm họa nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl xảy ra, tưởng như sẽ chẳng còn ai có thể sống gần khu vực bị nhiễm xạ nặng này. Thực tế hoàn toàn ngược lại.
(Thethaovanhoa.vn) - Sau khi thảm họa nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl xảy ra, tưởng như sẽ chẳng còn ai có thể sống gần khu vực bị nhiễm xạ nặng này. Thực tế hoàn toàn ngược lại.
Ngày 26/4/1986, một tai nạn thảm khốc đã xảy ra tại nhà máy
điện hạt nhân Chernobyl ở miền bắc Ukraina. Vụ nổ ở nhà máy đã bắn một lượng lớn phóng xạ vào không
khí, khiến cả một khu vực rộng lớn bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Đây được coi là một
trong những thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử. 31 người đã chết trong
vụ nổ và ảnh hưởng của nó vẫn còn hiện hữu tới tận ngày nay. Nỗi lo ung thư do nhiễm xạ vẫn tiếp tục đè nặng lên vai những người sống sót.
Sau thảm họa, khoảng 350.000 người ở gần nhà máy nhất (trong bán kính 30km) bị buộc
phải sơ tán. Nhưng điều ít ai biết là vẫn còn một cộng đồng người bám trụ lại, không chịu rời đi. Nhiếp ảnh gia Thom
Davies, đồng thời là một nhà địa lý và dân tộc học, đã
cố gắng tìm hiểu và thu thập các tài liệu về cộng đồng này từ năm 2008.
Trong khuôn khổ hoạt động nghiên, Davies đã đưa những chiếc máy ảnh cho người dân, đề nghị họ ghi lại chi tiết về cuộc sống thường nhật. "Các bức ảnh đem
lại một cái nhìn hiếm hoi về cuộc sống hàng ngày của người dân sau thảm họa" - ông Davies chia sẻ về dự án - "Không ai hiểu về thực tế của
Chernobyl bằng những người sống ngay tại đó."
Tấm biển có ghi "Chernobyl" và đường gạch màu đỏ thể hiện chiếc xe đang rời khỏi Chernobyl
Một bà lão đang lặng lẽ khâu chiếc khăn tay truyền thống, ngoài thềm một ngôi nhà gần Chernobyl
Đây là cánh đồng, nơi mà Olga (34 tuổi) nghe nói về vụ nổ nhà máy điện hạt nhân khi cô vẫn là một đứa trẻ. Cô chia sẻ: "Tôi đang giúp cha mẹ trồng khoai tây thì vụ nổ xảy ra. Tôi nhớ có một đoàn xe quân đội đi dọc con đường này để tới Chernobyl. Họ đeo mặt nạ phòng độc, nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ, về phía chúng tôi".
Thảm họa đã khiến hàng trăm ngôi nhà ở nhiều làng mạc quanh Chernobyl bị bỏ hoang. Sau khi người dân sơ tán, cỏ dại dần xâm lấn nơi họ từng sinh sống.
Một cậu bé đứng tựa vào cửa sổ nhà mình gần Chernobyl.
Một cậu bé sống gần Chernobyl tự chụp ảnh trong vườn nhà.
Một cô bé khác hồn nhiên tạo dáng trong vườn
Vừa nói chuyện điện thoại, người phụ nữ vừa nhìn chằm chằm vào cậu con trai đang cố chụp bức ảnh về mình trong khu vườn của họ gần Chernobyl. Cô đang chuẩn bị thịt làm món xúc xích.
Một bà lão đứng bên vườn rau gần Chernobyl ở Ukraine: "Chúng tôi ăn tất cả mọi thứ. Cà chua, khoai tây, dưa chuột, mọi thứ do chúng tôi tự trồng trên mảnh đất này. Chúng tôi có sữa, chúng tôi cho bò và lợn ăn, chúng tôi cũng đi hái nấm và quả chín trong rừng".
Người đàn ông dắt con ngựa đi trên mảnh đất gần Chernobyl
Những con cá khô được bắt từ dòng sông chảy qua khu vực xảy ra vụ nổ nhà máy điện Chernobyl vẫn được dùng làm thực phẩm hàng ngày
Vì gần Chernobyl có rất ít việc làm, lớp trẻ thường chuyển tới thành phố sinh sống ngay khi tới tuổi trưởng thành
Một đài tưởng niệm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại trong ngôi làng gần nơi xảy ra vụ nổ Chernobyl.
Cậu bé đứng trong lớp học, cũng được xây dựng ngay gần mảnh đất đã gây ám ảnh một thời
Một người phụ nữ đang phơi vải ngoài vườn
Một con bò đang uống nước gần khu vực từng xảy ra thảm họa. "Sau vụ nổ, bò và gia súc bị chở đi hết. Rất nhiều trong số chúng đã chết vài ngày sau đó" - một người dân tên Thom cho biết. Ngày nay, nhiều người vẫn tiếp tục uống sữa bò ăn cỏ gần khu vực xảy ra thảm họa, bất chấp lời khuyến cáo từ chính quyền rằng họ không nên làm vậy.
Phan Vân Anh
Theo Business Insider