7 nhóm nhạc K-pop tan rã vì chính công ty quản lý: 2NE1 gây tiếc nuối
Sở hữu tiềm năng to lớn ngay khi ra mắt, nhưng sau thời gian hoạt động, những nhóm nhạc K-pop này tuyên bố tan rã hoặc ngừng hoạt động vĩnh viễn bởi sự quản lý yếu kém từ chính công ty.
1, After School
Pledis Entertainment nổi tiếng là công ty không biết cách quản lý hay phát triển các nhóm nhạc nữ và After School là một ví dụ hoàn hảo. Lần trở lại Hàn Quốc gần đây nhất của các cô gái là từ năm 2013 với First Love, sau đó nhóm bị đẩy sang hoạt động tại Nhật Bản.
Sau các hoạt động tại Nhật Bản, After School bị chính công đem "cất vào kho". Việc bị "đóng băng" hoạt động khiến các thành viên bắt đầu rời công ty. Cựu maknae Lee Kaeun tham gia Produce 48 nhưng không lọt vào đội hình cuối cùng và rời công ty sau khi chương trình kết thúc. Hiện tại, After School vẫn chưa chính thức thông báo tan rã, nhưng thành viên duy nhất còn lại của nhóm là Nana.
2, B.A.P
Cho đến tận bây giờ, người hâm mộ vẫn không hài lòng với TS Entertainment vì đã không quan tâm đến B.A.P. Khi mới ra mắt, các chàng trai có độ nổi tiếng ngang hàng với BTS và EXO, và mọi người đã kỳ vọng nhóm sẽ trở thành siêu sao trong ngành công nghiệp K-Pop.
Tuy nhiên, do sự quản lý yếu kém, B.A.P đã vướng vào vô số vụ kiện với công ty và từ đó danh tiếng của nhóm giảm dần, cuối cùng tất cả các thành viên đều đi theo con đường riêng.
3, MBLAQ
MBLAQ được thành lập bởi nam ca sĩ đình đám Bi Rain, và ngay khi ra mắt, nhóm đã làm rất tốt và thậm chí còn đứng đầu các bảng xếp hạng. 5 chàng trai có độ nổi tiếng cao, nhưng với một công ty không biết cách quảng bá đúng cách, nhóm nhanh chóng tan rã và rời đi từng người một. Lần trở lại gần đây nhất của MBLAQ là vào năm 2015 và kể từ đó nhóm đã tạm ngừng hoạt động.
4, Pristin
PRISTIN là một nhóm nhạc nữ K-pop khác không thể tồn tại lâu dài của Pledis Entertainment.
Nhóm có tiềm năng trở thành nhóm nữ hàng đầu, với hai thành viên Nayoung và Kyulkyung từng hoạt động trong I.O.I và nhiều thành viên đã xuất hiện trên Produce 101.
Nhưng với việc thành viên Kyla sẽ đến Hoa Kỳ sau lần trở lại đầu tiên vì lý do sức khỏe, Pledis đã để các cô gái "đóng băng" hoạt động. Dù đã thành lập một nhóm nhỏ vào năm 2019 có tên PRISTIN V và đạt được thành công vừa phải, nhưng Pledis cuối cùng đã giải tán toàn bộ nhóm ngay sau đó.
5, 4minute
Nhiều người đã tuyên bố rằng Cube Entertainment lãng phí tà năng của nhóm. Bản thân các thành viên đã tuyên bố rằng họ vẫn muốn ký hợp đồng với công ty để tiếp tục hoạt động như một nhóm đầy đủ 5 người.
Cựu thành viên Jiyoon từng nói rằng trước khi họ có thể nói về các hoạt động trong tương lai thì hợp đồng của họ vừa kết thúc và có cảm giác như thể 4minute phải tìm hiểu về sự tan rã của chính mình thông qua truyền thông. 5 cô gái không nghĩ đến chuyện tan rã nhưng cuối cùng lại "tan đàn xẻ nghé" vì công ty.
6, 2NE1
Việc YG Entertainment để 2NE1 tan rã là một cú sốc lớn đối với tất cả những người yêu K-pop, kể cả các thành viên.
2NE1 được cho là một trong những nhóm nhạc nổi bật nhất của làng giải trí, và thậm chí cho đến ngày nay, thứ hạng danh tiếng thương hiệu của nhóm luôn ở mức cao. Người hâm mộ đồng ý rằng nếu YG hỗ trợ cho Minzy những gì cô ấy cần thì em út đã không rời công ty.
Lẽ ra công ty cũng phải hỗ trợ CL khi cô ấy debut ở Mỹ cũng như Park Bom trong scandal cá nhân. Nhưng YG khi đó bị cáo buộc muốn ra mắt một nhóm nhạc nữ có kỹ năng giống 2NE1 nhưng "xinh đẹp hơn" nên đã bỏ rơi nhóm. Dù chính YG Entertainment đã từng "khoe khoang" rằng 2NE1 là một nhóm "xấu xí" nhưng có kỹ năng ấn tượng.
7, MissA
Từng là "tân binh quái vật", sự nghiệp của MissA bắt đầu xuống dốc khi JYP Entertainment gặp khó khăn về tài chính. Thành viên Suzy tích cực tham gia diễn xuất, và thay vì quảng bá cho MissA với tư cách là một nhóm, họ bắt đầu dồn nhiều hoạt động hơn cho Suzy.
Chẳng mấy chốc, nhóm được biết đến với cái tên "Suzy và những người bạn", và nhiều người cho rằng JYP Entertainment bắt đầu có tâm lý "dù không cho các cô gái trở lại, chúng ta vẫn có thể kiếm tiền với Suzy". Chẳng mấy chốc, các thành viên lần lượt rời công ty và nhóm tan rã.