3 lưu ý khi sử dụng mỡ lợn để trở thành "thực phẩm vàng" cho sức khỏe
Mỡ lợn (mỡ heo) là sản phẩm mỡ trắng thu được từ kết xuất mô mỡ của con lợn. Trong đó, thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất trong mỡ lợn chính là axit béo, bao gồm axit béo bão hòa, axit béo không bão hòa đơn và axit béo không bão hòa đa.
Lượng axit béo bão hòa trong mỡ lợn khá cao (khoảng 37%) đây cũng là điều khiến nhiều người lo lắng mỡ lợn có thể là một trong những nguyên nhân gây béo phì các bệnh về tim mạch.
Mặc dù vậy, mỡ lợn cũng chứa lượng nhất định axit béo không bão hòa đơn (47%) và axit béo không bão hòa đa (16%) có vai trò quan trọng với sức khỏe như cung cấp năng lượng, thúc đẩy sự phát triển và sửa chữa các tế bào. Axit béo không bão hòa đa còn có lợi cho sức khỏe tim mạch và phát triển của hệ thần kinh.
Ngoài ra, trong mỡ lợn còn có vitamin E và K - 2 loại vitamin không tan trong chất béo giúp cơ thể trong việc chống oxy hóa và duy trì sức khỏe của xương.
Canxi, phốt pho... cũng là một số khoáng chất có lợi trong mỡ lợn. Những khoáng chất này đóng vai trò rất quan trọng để quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Mỡ lợn cũng như bất cứ loại thực phẩm nào khác, nếu không có những lưu ý trong quá trình sử dụng vẫn sẽ "phản tác dụng".
3 lưu ý để sử dụng mỡ lợn an toàn
Sử dụng với lượng vừa đủ
Hàm lượng axit béo bão hòa trong mỡ lợn khá cao, nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng hàm lượng lipid và cholesterol trong máu, từ đó tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch, béo phì, rối loạn chuyển hóa và các bệnh mãn tính nguy hiểm khác.
Cho nên, ảnh hưởng của mỡ lợn tới sức khỏe con người là tốt hay xấu chủ yếu tùy thuộc lượng ăn. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người không nên sử dụng quá 25-30 gram mỡ lợn mỗi ngày.
Với những người trên 50 tuổi, người mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, mỡ trong máu cao... cần hạn chế ăn mỡ lợn để tránh làm tăng cholesterol trong máu.
Chọn mỡ lợn chất lượng cao
Ta nên ưu tiên chọn mỡ từ những con lợn được nuôi trong môi trường tự nhiên, không sử dụng chất kích thích tăng trưởng hoặc chăn nuôi hữu cơ. Mỡ lợn tươi ngon có màu trắng đục, độ đàn hồi tốt, không có dấu hiệu chảy nhớt hay da ngả vàng.
Kết hợp đa dạng
Thực đơn trong mỗi bữa ăn cần đa dạng và đầy đủ các nhóm dinh dưỡng chính.
Nên sử dụng kết hợp mỡ lợn trong các món có nhiều rau củ, những loại thịt ít mỡ để phong phú về hương vị và thành phần dinh dưỡng. Tránh dùng thêm mỡ lợn trong những món vốn đã có nhiều dầu mỡ.
Đồng thời, chúng ta không nên chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào mỡ lợn mà cũng cần cân nhắc dùng đa dạng các loại dầu ăn từ dầu gạo, dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành...
Nguồn và ảnh: newqq, pinteres