3 biểu hiện cảnh báo dạ dày sắp 'thủng như tổ ong', đến bệnh viện khám ngay kẻo không kịp
3 triệu chứng thường gặp cảnh báo ung thư dạ dày có khả năng đã hiện diện trong cơ thể bạn nhưng nhiều người thờ ơ bỏ qua.
Ung thư dạ dày là một khối u ác tính thường gặp ở đường tiêu hóa, nguyên nhân mắc bệnh liên quan đến nhiều yếu tố như di truyền, chế độ ăn uống không điều độ. Bệnh ung thư dạ dày vô cùng nguy hại, không chỉ có tỷ lệ mắc bệnh cao mà còn có tỷ lệ tử vong cao, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh.
Bởi vậy, vì sức khỏe bản thân mọi người nên quan tâm, lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày, một khi cơ thể có dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày thì phải đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài.
Vậy, các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày là gì?
1. Đau dạ dày, chướng bụng
Nhiều người đã từng bị đau dạ dày nhưng các cơn đau không xuất hiện thường xuyên và thường xảy ra khi chế độ ăn uống không điều độ. Loại đau dạ dày này có thể cải thiện nhanh chóng ngay cả khi không dùng thuốc.
Tuy nhiên, nếu các cơn đau dạ dày ngày càng thường xuyên, thời gian kéo dài và không thể cải thiện được dù đã dùng thuốc thì bạn nên cảnh giác xem có phải do ung thư dạ dày hay không.
Bên cạnh đó, đối vối với các bệnh dạ dày thông thường như viêm dạ dày, loét dạ dày người bệnh sẽ không có khối u rõ ràng trong ổ bụng nhưng nếu bị ung thư dạ dày, do khối u phát triển liên tục nên người bệnh có thể sờ thấy một khối săn chắc ở vùng bụng trên.
Khối u có xu hướng ngày càng to ra, nếu có triệu chứng này thì người bệnh nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
2. Sụt cân
Dạ dày là cơ quan tiêu hóa đặc biệt quan trọng của cơ thể con người cho nên khi mắc ung thư dạ dày chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như chán ăn, tiêu chảy, tinh thần suy kiệt, việc hấp thu các chất dinh dưỡng bị gián đoạn, theo thời gian, có thể dẫn đến sụt giảm cân nặng.
Hơn nữa, khi các khối u hiện diện trong cơ thể, sự phát triển của các tế bào khối u đòi hỏi một lượng lớn chất dinh dưỡng từ cơ thể, điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng giảm cân.
Do đó, nếu gần đây bạn không cố tình ăn kiêng hoặc tập thể dục nhưng cân nặng vẫn giảm đáng kể trong thời gian ngắn thì bạn nên cảnh giác với sự xuất hiện của căn bệnh này.
3. Có máu trong phân
Nếu chỉ thỉnh thoảng xuất hiện máu trong phân thì có thể liên quan đến chế độ ăn uống, chẳng hạn như ăn tiết canh lợn, dâu tằm,… có thể dẫn đến thay đổi màu sắc của phân.
Tuy nhiên nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên, kéo dài thì bạn cũng nên cảnh giác với ung thư dạ dày. Bệnh nhân ung thư dạ dày thường có máu lẫn trong phân do khối u bị ma sát, viêm loét hay chảy máu. Bên cạnh đó, nếu phát hiện phân đen xuất hiện không rõ nguyên nhân thì có thể là do ổ loét dạ dày đang chuyển sang giai đoạn ung thư. Lúc này, phải đến bệnh viện để kiểm tra ngay kẻo muộn.
3 nên mỗi ngày để ngăn ngừa ung thư dạ dày
1. Chế độ ăn uống lành mạnh
Thói quen ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ dạ dày, một chế độ ăn uống bất hợp lí có thể gây ung thư dạ dày. Để phòng ngừa ung thư dạ dày, bạn phải ăn đủ 3 bữa/ngày, ăn chậm, tránh ăn quá no, đồ chiên xào, cố gắng không ăn vặt vào đêm khuya, cũng như tránh xa thuốc lá và rượu bia.
2. Giữ cảm xúc tích cực
- 16 điều bác sĩ ước bạn sớm biết về bệnh ung thư mới mong thoát khỏi ‘tử thần giấu mặt’
- Lập trình viên 28 tuổi qua đời đột ngột vì ung thư tuyến giáp: Bác sĩ chỉ đích danh thủ phạm là 2 loại thực phẩm là "tử thần" nấp trong tủ lạnh, nhiều người vẫn ăn mỗi ngày
- Học sinh 12 tuổi đã mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, cha mẹ sốc nặng khi biết nguyên nhân: Thói quen xấu rất nhiều người mắc phải đang bào mòn sức khỏe mỗi ngày
Nhiều người không để ý nhưng trên thực tế, cảm xúc của con người cũng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của cơ thể. Trong đó, những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, tức giận cũng sẽ tác động phần nào đến sức khỏe của dạ dày. Muốn dạ dày khỏe mạnh thì phải giữ tâm thái bình an, có thái độ sống tích cực. Ngoài ra cần đảm bảo ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên để giảm thiểu các bệnh về dạ dày.
3. Tầm soát ung thư dạ dày sớm
Phương pháp tầm soát ung thư dạ dày chủ yếu là nội soi dạ dày, thông qua việc nội soi bạn có thể biết được các khối u có hiện diện hay không. Do đó, nên đến bệnh viện để nội soi dạ dày thường xuyên, nhất là đối với nhóm nguy cơ cao, chẳng hạn như bệnh nhân bị bệnh dạ dày, người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày.
Trong vòng xoáy bận rộn của cuộc sống, mắc một số bệnh nhỏ về dạ dày là điều khó tránh khỏi, không cần quá lo lắng nhưng bệnh ung thư dạ dày có thể cướp đi tính mạng quý giá của con người thì càng phải hết sức lưu ý.
Đối với những người bình thường, phải quan tâm hơn đến sức khỏe của mình trong cuộc sống hàng ngày, làm tốt công tác phòng chống ung thư dạ dày, nếu có các triệu chứng nêu trên thì cần cảnh giác với bệnh ung thư dạ dày và tới bệnh viện để thăm khám kịp thời tránh để bệnh chậm trễ.
Ánh Lê (Tổng hợp)