115 năm trường Bưởi - Chu Văn An: 'Yêu nước - Sáng tạo - Dạy tốt - Học tốt'

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, hay trường Bưởi, là một trong những ngôi trường danh giá, giàu truyền thống bậc nhất của Việt Nam.
09/12/2023 08:02
Thu Hạnh/TTXVN (tổng hợp)

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, hay trường Bưởi, là một trong những ngôi trường danh giá, giàu truyền thống bậc nhất của Việt Nam. 

Trong 115 năm hoạt động, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, ngôi trường trăm tuổi vẫn luôn hiện hữu trong trái tim biết bao thế hệ thầy trò và trong cả tấm lòng của người dân Thủ đô như một biểu tượng đẹp về văn hiến, trí tuệ, chiếc nôi của truyền thống “Yêu nước - Cách mạng - Dạy tốt - Học giỏi” nổi tiếng cả nước.

Nơi đào tạo các thế hệ trí thức dân tộc

Cách đây 115 năm, ngày 9/12/1908, Toàn quyền Đông Dương Klobukowski ra quyết định thành lập Collège du Protectorat (Trường Thành chung Bảo hộ - tương đương trường cấp II hiện nay) trên cơ sở sáp nhập Trường Thông ngôn Bờ sông, Trường trung học Jules Ferry Nam Định và lớp Sư phạm phố Pottier (nay là phố Bảo Khánh), nhằm đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị của họ tại Bắc Kỳ. Nhưng không muốn dùng tên Pháp, cũng không muốn dùng từ “Bảo hộ”, nhân dân ta đã “Việt hóa” tên trường thành cái tên quen thuộc và gần gũi: trường Bưởi, bởi trường được xây dựng trên đất làng Thụy Khuê, vùng Kẻ Bưởi, ven hồ Tây. Cái tên đó đã thể hiện lòng yêu nước của học sinh trường, dù học tiếng Pháp, bằng giáo trình Pháp do người Pháp dậy, nhưng người Việt không bao giờ quên gốc gác của mình.

Năm 1931, trường được nâng cấp thành một lycée (tương đương trường cấp III hiện nay) - Lycée du Protectorat (Trường Trung học Bảo hộ). Cuối năm 1943, Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng, trường phải sơ tán một phần về tu chủng viện Phúc Nhạc (Ninh Bình), phần còn lại vào Thanh Hóa, mãi đến giữa năm 1945 mới quay lại Hà Nội. Tuy vậy, số lượng học sinh của trường vẫn tăng đều trong khoảng thời gian từ năm 1937 (190 học sinh) đến năm 1944 (424 học sinh). Sau khi Nhật đảo chính Pháp, ngày 12/6/1945, Khâm sai Bắc Bộ Phan Kế Toại ra quyết định đổi tên trường thành Quốc lập Trung học hiệu Chu Văn An - lấy theo tên vị danh sư tài đức, tiết tháo dưới thời nhà Trần, người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam, và cử giáo sư Nguyễn Gia Tường làm hiệu trưởng, đây là hiệu trưởng người Việt đầu tiên của trường Bưởi-Chu Văn An. Tên Trường Chu Văn An cũng được giữ từ ngày đó đến nay.

115 năm trường Bưởi-Chu Văn An: 'Yêu nước-Sáng tạo-Dạy tốt-Học tốt' - Ảnh 1.

Một góc trường Chu Văn An ngày nay. Nguồn: Báo Tuổi trẻ

Nhà cầm quyền Pháp lúc bấy giờ không có mục tiêu giáo dục tinh thần dân tộc cho học sinh Việt, nhưng các học sinh của trường đã đi ngược lại chủ trương đó thông qua những hành động cụ thể. Họ tổ chức bãi khóa đòi ân xá nhà yêu nước Phan Bội Châu hay để tang Phan Chu Trinh, hưởng ứng phong trào Việt Minh, tham gia vào các nhóm luyện võ cổ truyền… Chính vì thế, không chỉ trở thành một trường phổ thông nổi tiếng về chất lượng dạy và học, trường Bưởi-Chu Văn An còn là nơi đào tạo các thế hệ trí thức có tinh thần dân tộc cao, cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

Những thế hệ học trò rạng danh trường Bưởi

Ngôi trường Bưởi-Chu Văn An đã trở thành mảnh đất đầu tiên ươm mầm những “hạt giống đỏ” cho cách mạng, với những người học trò xuất sắc, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trước Cách mạng Tháng Tám, một số thanh niên yêu nước của Hà Nội sau khi tham gia phong trào yêu nước đã bị nhà trường của chính quyền thực dân đuổi học, một số khác tự bỏ học sang Quảng Châu (Trung Quốc), trong số đó có những học sinh Trường Bưởi như đồng chí Ngô Gia Tự, Đỗ Ngọc Du, Vũ Nguyên Bắc (tức Tướng Nguyễn Sơn), Trần Tích Chu, Trần Đăng Huyên, Trịnh Đình Cửu, Phạm Văn Đồng… Khi sang Quảng Châu, họ được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đón nhận, tin tưởng và được Người huấn luyện, đào tạo, đa số đều gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và được phân công về nước gây dựng cơ sở cách mạng chuẩn bị cho việc thành lập Đảng sau này. Trong cuốn “Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP. Hà Nội (1930-1975, NXB Hà Nội), tác giả Phạm Quốc Bản có viết: “Cho đến cuối năm 1927, Chi hội Thanh niên Hà Nội đã gây dựng được khá nhiều cơ sở ở trường học, lực lượng tham gia ban đầu chủ yếu là học sinh, sinh viên đã từng học tại Trường Bưởi”.

Từ buổi đầu kháng chiến, rất nhiều học sinh Chu Văn An đã tham gia các phong trào độc lập dân tộc, gia nhập tự vệ, Việt Minh, vào Đảng cộng sản, sớm trở thành các cán bộ cốt cán như Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự. Rất nhiều nhà lãnh đạo cấp cao, nhà khoa học, anh hùng tên tuổi còn lưu danh muôn đời của Việt Nam cũng là học sinh của trường Bưởi-Chu Văn An, như: Thủ tướng Phạm Văn Đồng; các Giáo sư: Tôn Thất Tùng, Hoàng Xuân Hãn, Tạ Quang Bửu, Ngụy Như Kon Tum, Từ Giấy, Nguyễn Xiển; Đại tướng Lê Trọng Tấn... liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, liệt sĩ  anh hùng Nguyễn Văn Chư… và còn có nhiều tên tuổi nổi bật trong giới văn nghệ sĩ: Hoàng Ngọc Phách, Tú Mỡ, Nguyễn Công Hoan, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Khắc Viện, Vũ Quần Phương, Bùi Bình Thi, Trung Kiên, Trần Hiếu, Quí Dương, Đức Trung, Tô Lan Phương...

Là ngôi trường nổi danh bậc nhất Đông Dương, trường Bưởi-Chu Văn An cũng là nơi đào tạo nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của nước bạn Lào và Campuchia, trong đó có cả Hoàng thân Lào Xuphanuvông và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihẳn.

Viết tiếp những trang sử tự hào

Những tấm gương “Dạy tốt - Học giỏi” của các thế hệ đi trước đã đặt nền móng và tạo động lực cho môi trường giáo dục chất lượng cao duy trì và phát huy cho tới hôm nay. Tháng 2/1995, Thủ tướng Chính phủ quyết định xây dựng Trường Chu Văn An trở thành “Trường Trung học phổ thông chất lượng cao”, một trong ba trường Trung học trọng điểm quốc gia (cùng với trường Trung học Phổ thông Lê Quý Đôn ở TP Hồ Chí Minh có và trường Quốc học Huế). Cùng ngành giáo dục cả nước bước vào thời kỳ đổi mới, trường Trung học quốc gia Chu Văn An vẫn mang nét cổ kính, nguyên sơ của hơn một thế kỷ trước, vừa bảo lưu truyền thống “Yêu nước - Cách mạng - Dạy tốt - Học giỏi”, nhưng cũng nhanh chóng chuyển đổi thích ứng, xây dựng môi trường giáo dục hiện đại, năng động, đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục trong trong kỷ nguyên kinh tế tri thức.

Năm 2017, lần đầu tiên trường Trung học phổ thông Chu Văn An mở Chương trình đào tạo song bằng: tú tài Trung học phổ thông quốc gia Việt Nam và tú tài Anh Quốc (Chứng chỉ A-level). Đây là mô hình đào tạo mới lần đầu tiên được thực hiện ở một trường Trung học phổ thông công lập tại Việt Nam. Sau 2 năm, Hội đồng khảo thí Cambridge đã công bố chứng nhận thành viên Cambridge cho trường Trung học phổ thông Chu Văn An, đồng nghĩa với việc trường Bưởi-Chu Văn An đã trở thành trường Trung học phổ thông công lập đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn quốc tế. Sau hơn 5 năm, trường hoàn thành giai đoạn thí điểm đào tạo song bằng. Hệ Cambridge của trường được đánh giá xếp thứ 10/160 quốc gia thành viên Cambridge, đồng thời được công nhận là trường có chất lượng đào tạo song ngữ tiếng Pháp xuất sắc trên toàn cầu.

Gần 30 năm của chặng đường tự làm mới, tự khẳng định mình, mái trường mang sắc nước Hồ Tây vẫn đẹp cổ kính với cây xanh, ngói đỏ, tường rêu, lại trẻ trung, hiện đại năng động trong mọi phương diện: nhà trường được công nhận là Ngôi trường sinh thái ASEAN; Học sinh nhà trường không chỉ tiếp nối thành tích Dạy tốt - Học giỏi với những giải Học sinh giỏi quốc gia, giải Nghiên cứu Khoa học quốc gia, quốc tế… mà còn sáng tạo, linh hoạt, thông minh với các hoạt động giáo dục toàn diện. Tất cả đã tôn vinh một thế hệ thầy và trò trường Bưởi-Chu Văn An đầy sức trẻ, đang quyết tâm viết tiếp trang sử đầy tự hào của ngôi trường cách mạng xuyên thế kỷ, để mãi xứng đáng với ngôi trường mang tên người thầy, danh sư của muôn đời - Vạn thế sư biểu Chu Văn An.

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.