loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Theo số liệu thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố hôm 6/12 cho thấy 90% ca tử vong do tai nạn giao thông đường bộ thuộc các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Ít nhất 13 người đã thiệt mạng và 17 người khác bị thương trong một tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra ngày 5/10 trên một tuyến đường cao tốc ở phía Tây Bắc thủ đô Moskva của Nga.
Các nước nghèo chỉ chiếm 1% số lượng xe ô tô trên thế giới nhưng chiếm đến 13% ca tử vong liên quan đến tai nạn giao thông, trong khi các nước giàu chiếm đến 40% số lượng xe ô tô toàn cầu nhưng chỉ có 7% ca tử vong do tai nạn giao thông.
“Báo cáo về tình trạng an toàn giao thông toàn cầu năm 2018” còn cho biết mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,35 triệu người chết do tai nạn giao thông và tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho giới trẻ mặc dù các nước đã tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn.
Tiến sĩ Etienne Krug - Giám đốc bộ phận của WHO phụ trách lĩnh vực liên quan đến bạo lực và phòng chống thương tích cho biết “hiện nay tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho thanh thiếu niên”.
Cũng theo Báo cáo trên việc lái xe quá tốc độ cho phép, lái xe sau khi sử dụng rượu hoặc ma túy và cấp cứu sau tai nạn không đầy đủ là một trong những lý do khiến tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với những người có độ tuổi từ 5 - 29.
Báo cáo chỉ ra rằng không có quốc gia nào có thu nhập thấp cho thấy giảm được tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông, trong khi 48 nước có thu nhập trung bình và thu nhập cao ở châu Âu, châu Mỹ và Tây Thái Bình Dương đã cho thấy giảm tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đường bộ giảm so với số liệu từ năm 2015. Việc giảm tỷ lệ tử vong ở các nước trên chủ yếu là do việc ban hành các quy định nhằm giới hạn tốc độ, ngăn chặn lái xe trong tình trạng say rượu và tăng cường các thiết bị an toàn.
WHO đã hỗ trợ các nước có nguy cơ cao về tai nạn giao thông qua việc xây dựng các phương án giao thông bền vững, đường an toàn hơn; theo dõi tiêu chuẩn xe và tăng cường xây dựng chính sách. WHO thông qua hợp tác với Sáng kiến Bloomberg về An toàn giao thông toàn cầu (BIGRS) để giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ với mục tiêu giảm một nửa số người thương vong trên toàn thế giới vào năm 2020.
Báo cáo cho thấy 20 quốc gia đã cải thiện hệ thống pháp luật để giảm thiểu tai nạn giao thông kể từ năm 2015 và một số nước đã cải thiện các dịch vụ cứu hộ, cứu nạn tai nạn giao thông. WHO nhấn mạnh cần phải có quyết tâm chính trị thực sự của lãnh đạo cấp cao các nước để giải quyết vấn đề này.
TTXVN/Hữu Thanh - P/v CQTT New York
loading...