loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Chiều 16/12, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án vụ án Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (viết tắt là MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) được tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo. Trong đó, tập trung làm rõ vai trò chỉ đạo của bị cáo Nguyễn Bắc Son (cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) trong việc MobiFone mua cổ phần của AVG.
Hôm nay (11/10), Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII bước sang ngày làm việc thứ năm.
Ngay từ khi bước vào phần xét hỏi, bị cáo Nguyễn Bắc Son bị cách ly với các bị cáo khác.
Bị cáo Trương Minh Tuấn (cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) là người đầu tiên bị Hội đồng xét xử thẩm vấn. Bị cáo Tuấn khai trong thời gian giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, bị cáo Tuấn được phân công phụ trách lĩnh vực báo chí mà không được phân công chỉ đạo, không phụ trách lĩnh vực doanh nghiệp, tài chính đầu tư doanh nghiệp.
Trong dự án MobiFone đầu tư mua cổ phần AVG, bị cáo Tuấn chỉ được giao một số công việc cụ thể như: ký Công văn gửi Bộ Công an, ký báo cáo đánh giá, ký công văn 235, ký Quyết định 236 sau khi Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son duyệt… Trong đó, bị cáo Tuấn khai việc bị cáo ký Quyết định số 236 (ngày 21/12/2015) về việc phê duyệt đầu tư dự án MobiFone mua AVG là không đúng trách nhiệm được phân công. Trương Minh Tuấn không đồng ý ký quyết định và đã báo cáo Nguyễn Bắc Son. Nhưng Nguyễn Bắc Son vẫn chỉ đạo Trương Minh Tuấn phải ký vì Trương Minh Tuấn phụ trách lĩnh vực phát thanh truyền hình, vì thế bị cáo Trương Minh Tuấn đã ký.
Tại phiên tòa, bị cáo Trương Minh Tuấn thừa nhận việc mình ký Quyết định 236 là sai vì chưa có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, dẫn đến hậu quả vi phạm pháp luật như hiện nay.
Bị cáo Phạm Đình Trọng (nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông) là người thứ hai bị thẩm vấn. Bị cáo Phạm Đình Trọng thừa nhận, Tổ thẩm định cũng như Bộ Thông tin và Truyền thông không có điều kiện, chức năng thẩm định giá mua và hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone. Trọng ký Phiếu trình số 287/PTr-QLDN ngày 7/10/2015 và dự thảo Quyết định thành lập Tổ thẩm định là thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, với mục đích để tham mưu giúp lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các vấn đề liên quan đến dự án.
Bị cáo Trọng cũng khai nhận, ngày 1/10/2015, thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Nguyễn Bắc Son tại Thư công tác thể hiện: Nguyễn Bắc Son tán thành việc MobiFone giao dịch mua hệ thống truyền hình của AVG, đồng thời cũng chỉ đạo MobiFone mua 95% cổ phần của AVG, bao gồm cả khoản đầu tư bất động sản, khoáng sản, tuy nhiên khoản đầu tư ngoài truyền hình sẽ được xác định là 0 đồng. Ngày 2/10/2015, Phạm Đình Trọng đã tiến hành họp với đại diện MobiFone và AVG, thống nhất giá mua là 8.898,3 tỉ đồng tương đương 95% cổ phần của AVG theo nguyên trạng (trong đó, có bao gồm cả phần vốn góp của AVG tại Công ty An Viên B.P và Công ty cổ phần giống tằm Mai Lĩnh mà cổ đông AVG sẽ để lại AVG và không tính tiền).
Nói về quá trình xây dựng dự án mua AVG, bị cáo Cao Duy Hải (nguyên Tổng Giám đốc MobiFone) khai bản thân bị cáo nhận thấy tình hình tài chính của AVG yếu kém, kinh doanh thua lỗ kéo dài, nợ vay lớn, giá mua cổ phần quá cao so với giá trị thực, nếu MobiFone thực hiện dự án sẽ không khả thi. Vì vậy, Cao Duy Hải đã báo cáo với Lê Nam Trà và Nguyễn Bắc Son, tuy nhiên, Nguyễn Bắc Son và Lê Nam Trà đều chỉ đạo Cao Duy Hải phải thực hiện dự án mua AVG. Cao Duy Hải đã đại diện MobiFone cùng với các Phó Tổng giám đốc đàm phán giá mua với đại diện AVG, chủ trì cuộc họp Ban Tổng giám đốc để đánh giá và lập dự án.
Cao Duy Hải nhận thức rõ việc thực hiện dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG phải tuân theo quy định Luật số 69/2014/QH13, Luật số 67/2014/QH13, Luật Tần số vô tuyến điện; việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp phải thực hiện đúng Nghị định 91/2015/NĐ-CP; không được đầu tư ngoài ngành theo Quyết định 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ, biết việc MobiFone thực hiện dự án đầu tư mua cổ phần của AVG khi chưa có Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ là trái với Luật số 69/2014/QH13, Luật số 67/2014/QH13 gây thiệt hại tài sản Nhà nước. Sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt đầu tư dự án và Lê Nam Trà ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, Cao Duy Hải cùng các Thành viên Hội đồng Thành viên MobiFone đã phê duyệt đồng ý triển khai dự án, thanh toán tiền cho các cổ đông AVG. Mặc dù không mong muốn nhưng Cao Duy Hải phải thực hiện chỉ đạo của Nguyễn Bắc Son và Lê Nam Trà.
Khai tại Tòa, bị cáo Lê Nam Trà (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Viễn thông MobiFone) biết rõ, việc thực hiện dự án theo Quyết định 236 là sai, nhưng vẫn làm vì MobiFone trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, tất cả đều báo cáo Bộ rồi nhưng vẫn nhận được Quyết định 236 nên tự hiểu rằng được phép làm, chỉ cần thực hiện chỉ đạo của Bộ. Bị cáo Lê Nam Trà nhận thức rõ việc thực hiện dự án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG phải tuân theo quy định tại Điều 21 Luật số 69/2014/QH13 về trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp; khoản 2 Điều 31 Luật số 67/2014/QH13 về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư; không được đầu tư ngoài ngành theo Quyết định 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Việc ký Thỏa thuận và Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa MobiFone với cổ đông AVG ngày 25/12/2015 là do Nguyễn Bắc Son yêu cầu Lê Nam Trà ký. Khi Lê Nam Trà ký Thỏa thuận và Hợp đồng thì chưa có Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ nhưng Nguyễn Bắc Son vẫn chỉ đạo thực hiện.
Ngày 17/12, phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo.
Kim Anh – Nguyễn Cúc/TTXVN
loading...