Ứng phó với bão số 9 'siêu mạnh': Kiểm soát chặt chẽ tuyến biển và đất liền

Theo dự báo, bão số 9 là cơn bão mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay có khả năng đổ bộ vào nước ta. Do vậy, các bộ, ngành chức năng và các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 9 cần thực hiện nghiêm chỉ đạo, công điện của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản, công điện của Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai.
27/10/2020 14:45

(Thethaovanhoa.vn) - Theo dự báo, bão số 9 là cơn bão mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay có khả năng đổ bộ vào nước ta. Do vậy, các bộ, ngành chức năng và các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 9 cần thực hiện nghiêm chỉ đạo, công điện của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản, công điện của Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống thiên tai.

Bão số 9: Đà Nẵng yêu cầu người dân không ra khỏi nhà từ 20 giờ ngày 27/10

Bão số 9: Đà Nẵng yêu cầu người dân không ra khỏi nhà từ 20 giờ ngày 27/10

Sáng 27/10, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ký ban hành Công văn số 7079/UBND-KTTC về việc chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả do bão số 9 gây ra. Theo đó, người dân không ra khỏi nhà từ 20 giờ ngày 27/10 cho đến khi có thông báo mới từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Đà Nẵng.

Đây là chỉ đạo của Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục phòng, chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến vào sáng 27/10 tại Hà Nội.

* Kiểm soát chặt chẽ trên tuyến biển và đất liền   

Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến yêu cầu các địa phương trên tuyến biển cần tăng cường kiểm đếm, hướng dẫn tàu, thuyền còn đang hoạt động trên biển khẩn trương di chuyển tránh trú an toàn; tổ chức bắn pháo hiệu thông báo; hướng dẫn sắp xếp, neo đậu tàu, thuyền, lưu ý các tàu vận tải, tàu vãng lai. Các địa phương cử cán bộ kiểm tra, hướng dẫn neo đậu tại bến, không để người ở lại trên tàu, thuyền khi bão đổ bộ, kiên quyết cưỡng chế, xử lý nghiêm những trường hợp không chấp hành; tổ chức gia cố, chằng chống lồng bè nuôi trồng hải sản, không để dân trên lồng bè khi bão đổ bộ; sơ tán dân tại các khu vực nguy hiểm vào đất liền, chỉ được quay trở lại khi có lệnh của chính quyền, đảm bảo an ninh, trật tự tại các khu nuôi trồng, khu sơ tán.

Chú thích ảnh
Đường đi của bão số 9

Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng bão số 9 cần triển khai phương án đảm bảo an toàn cho người trên đảo, nhà giàn, giàn khoan dầu khí, các hoạt động khai thác trên biển, ven biển; bố trí phương tiện ứng trực tại khu vực bão đổ bộ để cứu hộ tàu, thuyền khi có sự cố; kiểm soát việc thực hiện nghiêm lệnh cấm biển đã ban hành.

Các địa phương trên khu vực đất liền thực hiện ngay việc sơ tán người dân tại các khu vực ven biển, thấp trũng, nhà yếu, khu du lịch, các khu vực có nguy cơ sạt lở ngay trong thành phố; cho học sinh nghỉ học theo kế hoạch và tổ chức quản lý đảm bảo an toàn; hướng dẫn, chỉ đạo chằng chống, gia cố nhà cửa, trụ sở, trường học, bệnh viện, kho tàng, biển hiệu, biển quảng cáo, các công trình công cộng, đặc biệt đối với các công trình cột, tháp cao, khu công nghiệp; tổ chức cắt tỉa cành cây tại các khu đô thị; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, cây trồng lâu năm, cây công nghiệp. Các địa phương cần chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu theo phương châm “4 tại chỗ” để chủ động đối phó với mưa, lũ lớn, ngập lụt, chia cắt kéo dài nhiều ngày.

Cùng với đó, các tỉnh, thành phố cần triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống điện, thông tin liên lạc, an toàn giao thông nhất là đi lại khi có bão và khi mưa lũ; sẵn sàng lực lượng, vật tư để cứu hộ, ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố; kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán người dân, cử người theo dõi, canh gác tại các vùng thấp trũng ven sông, ven biển, vùng nguy hiểm, vùng có nguy cơ sạt lở, vùng ngập sâu, ngầm tràn, nước chảy xiết, chia cắt, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn. Các tỉnh, thành phố cần kiểm tra, rà soát các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, vận hành đón lũ; đảm bảo an toàn hồ đập, hạ du hồ chứa, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp; đảm bảo an toàn hệ thống đê biển, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu; chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị xử lý trọng điểm xung yếu về hồ đập, đê điều, khẩn trương triển khai hoàn thành hoặc có phương án đảm bảo an toàn các công trình đang thi công; tổ chức nhắn tin cảnh báo đến các thuê bao, thông tin kịp thời đến tất cả người dân trong vùng ảnh hưởng của bão để chủ động ứng phó.

Các bộ, ngành theo chức năng có trách nhiệm khẩn trương triển khai các phương án ứng phó để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả.

Chú thích ảnh
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì họp trực tuyến chỉ đạo ứng phó bão số 9

* Bão số 9 giật cấp 17

Theo Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm, hiện bão số 9 đang ở khu vực Bắc và giữa Biển Đông (gồm phía Nam quần đảo Hoàng Sa, phía Bắc quần đảo Trường Sa) gió 12-14, giật cấp 17; sóng biển cao từ 8-10m; biển động dữ dội.

Ngoài khơi các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đếb Phú Yên (gồm huyện đảo Lý Sơn), gió 12-13, giật cấp 15; sóng biển cao từ 6-8m.

Khu vực ven biển các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió cấp 11-12, giật cấp 15. Tại Kon Tum, Gia Lai, gió cấp 7-8, giật cấp 10. Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10.

Chú thích ảnh
Người dân Đà Nẵng di chuyển các phương tiện tới nơi an toàn

Vùng ven biển các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Phú Yên đều có khả năng nước dâng cao hơn 0,5m. Khu vực từ Thừa Thiên -  Huế đến Quảng Ngãi có khả năng có nước dâng bão cao tới 1,5m. Nguy cơ cao ngập úng vùng trũng.

"Từ đêm 27 đến sáng 29/10, các khu vực từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên có mưa ở mức 200 - 400mm, riêng Quảng Nam có nơi trên 500 mm. Bắc Tây Nguyên có mưa ở mức 100 - 200 mm. Từ đêm 28 đến ngày 31/10, từ Quảng Trị đến Nghệ An có mưa kéo dài do hoàn lưu sau bão kết hợp với không khí lạnh. Lượng mưa phổ biến ở mức 200 - 400 mm, riêng Nam Nghệ An, Hà Tĩnh,  Bắc Quảng Bình có mưa đặc biệt to, ở mức 500 -700 mm " - ông Khiêm nhấn mạnh.

Do mưa lớn, các sông từ Nghệ An đến Phú Yên và Gia Lai, Kon Tum sẽ xuất hiện một đợt lũ mới. Mực nước trên nhiều sông có khả năng lên báo động 2 - báo động 3, có sông vượt báo động 3. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt diện rộng trở lại. Đặc biệt, nguy cơ rất cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét tại vùng núi các tỉnh từ Nghệ An đến Phú Yên và khu vực Tây Nguyên.

Có nguy cơ xảy ra sự cố các công trình thủy điện, thủy lợi nhỏ xung yếu trong đợt lũ này.

Chú thích ảnh

* Dự kiến sơ tán 146.866 hộ với 571.746 người 

Các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên đã rà soát, chuẩn bị công tác sơ tán dân trước khi bão đổ bộ. Tổng số dân dự kiến được sơ tán là 146.866 hộ với 571.746 người. Trong đó, tỉnh Thừa Thiên - Huế dự kiến sơ tán 18.238 hộ với 63.768 người trước 15 giờ ngày 27/10. Thành phố Đà Nẵng dự kiến sơ tán 35.229 hộ với 140.868 người trước 15 giờ ngày 27/10. Tỉnh Quảng Nam dự kiến sơ tán 37.169 hộ với 148.675 người trước 17 giờ ngày 27/10. Tỉnh Quảng Ngãi dự kiến sơ tán 24.597 hộ với 94.269 người trước 17 giờ ngày 27/10. Tỉnh Bình Định dự kiến sơ tán 8.050 hộ với 96.513 người trước 19 giờ ngày 27/10. Tỉnh Phú Yên dự kiến sơ tán 8.050 hộ với 27.653 người trước 17 giờ ngày 27/10.

Thượng tá Nguyễn Đình Hưng, Phó trưởng Phòng cứu hộ, cứu nạn, Bộ Tư lệnh Biên phòng cho biết, tính đến 6 giờ ngày 27/10, lực lượng Biên phòng đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 45.009 tàu, thuyền với 229.290 lao động biết diễn biến của bão để di chuyển, thoát khỏi vùng nguy hiểm, trong đó có 194 tàu, thuyền với 1.305 người đang hoạt động trong vùng nguy hiểm.

Tính đến 6 giờ ngày 27/10, mưa lũ từ ngày 6-27/10 đã làm 148 người chết và mất tích (trong đó có 130 người chết, 18 người mất tích; 1.009 ngôi nhà bị hư hỏng; 1.418 ha lúa bị ngập; 7.871 ha hoa màu bị ngập, hư hại; 7.039 con gia súc; 927.792 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.

Nhiều tuyến đường bị sạt lở: đường Hồ Chí Minh nhánh Tây; một số đoạn tại các Quốc 12A, Quốc lộ 9B, Quốc lộ 9E (tỉnh Quảng Bình); Quốc lộ 15D (tỉnh Quảng Trị); Quốc lộ 49 (tỉnh Thừa Thiên - Huế).

* Chỉ đạo quyết liệt

Sáng 26/10, Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến ứng phó bão số 9 với các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và ban hành Công điện số 1470/CĐ-TTg chỉ đạo công tác triển khai ứng phó khẩn cấp với bão.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã có văn bản 161/TWPCTTT ngày 25/10 gửi Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế đến Ninh Thuận; ban hành Công điện số 31/CĐ-TW ngày 26/10 gửi các tỉnh khu vực Tây Nguyên chỉ đạo công tác ứng phó với bão.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã có văn bản số 469/VPTT ngày 26/10 gửi Cục Viễn thông về việc nhắn tin cảnh báo cho các thuê bao trong vùng bị ảnh hưởng bão số 9.

Sáng 27/10, hai Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai do Phó Thủ tướng, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban thường trực Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu, đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác triển khai ứng phó với bão số 9 tại các tỉnh, thành phố từ Bình Định đến Đà Nẵng. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương đặt tại thành phố Đà Nẵng.

Bộ Công Thương, Bộ Giao Thông Vận tải, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng  phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện chỉ đạo triển khai ứng phó với bão.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo tăng cường lực lượng trực ban; giao ban trực tuyến với trực ban các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa để chia sẻ, cung cấp thông tin, phục vụ tham mưu chỉ đạo điều hành.

Các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng bão số 9 đã triển khai ý kiến chỉ đạo, công điện của Thủ tướng Chính phủ; văn bản, công điện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.

Các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Kon Tum đã có công điện, văn bản chỉ đạo và triển khai ứng phó với bão - tổ chức thông báo, hướng dẫn tàu, thuyền di chuyển trú tránh, neo đậu; gia cố, di dời lồng, bè nuôi trồng thủy sản; rà soát, chuẩn bị sơ tán dân khu vực nguy hiểm; sẵn sàng ứng phó khi bão đổ bộ và mưa lũ sau bão.

Các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên -Huế đến Bình Định đã cấm biển; quyết định cho học sinh nghỉ học từ ngày 27/10.

Thắng Trung/TTXVN. Ảnh: TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do trường quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca tăng cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm cao điểm về nhu cầu máu để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.