Tục lệ đốt vàng mã có còn phù hợp với hiện nay?

Nhằm phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trong các dịp lễ, Tết, Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có công văn đề nghị chư tôn đức tăng, ni nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo cũng như các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam.
16/08/2019 08:20

(Thethaovanhoa.vn) - Nhằm phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trong các dịp lễ, Tết, Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có công văn đề nghị chư tôn đức tăng, ni nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo cũng như các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Đại lễ Vu lan Báo hiếu 2019: Không đốt vàng mã, nên làm việc thiện!

Đại lễ Vu lan Báo hiếu 2019: Không đốt vàng mã, nên làm việc thiện!

Liên quan đến việc tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu 2019, Giáo hội Phật giáo đã ra Thông tư yêu cầu các cơ sở thờ tự "không nên đốt, cúng vàng mã; không tổ chức các nghi lễ không phù hợp chính pháp, với nghi lễ truyền thống".

Tuy nhiên, ghi nhận thực tế tại Hà Nội dịp rằm tháng Bảy (hay còn gọi là ngày xá tội vong nhân, lễ Vu Lan báo hiếu), tục lệ đốt vàng mã của người dân tuy đã có ý thức hạn chế hơn những năm trước nhưng vẫn diễn ra phổ biến tại không ít đền, chùa và mỗi gia đình.

Nặng tâm lý "trần sao âm vậy"

Tìm hiểu tại một số chùa trên địa bàn Thủ đô, dịp rằm tháng Bảy năm nay, người dân đến lễ cầu bình an, may mắn vẫn rất tấp nập ngay từ những ngày đầu tháng và tập trung nhiều vào hai ngày cuối tuần (mùng 10 và 11/7 âm lịch). Có thể thấy, một số chùa đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam về việc loại bỏ đốt vàng mã và có biển quy định yêu cầu không được mang đồ mã vào đền, chùa. Nhiều người chỉ mang hoa quả, bánh trái dâng cúng, số ít người vẫn lén kèm theo một vài lễ tiền vàng. Song, bên cạnh việc nâng cao ý thức chấp hành các quy định đó, vẫn còn một số địa bàn như quận Tây Hồ, Thanh Xuân, Đống Đa..., do nhà chùa có tổ chức các khóa lễ cúng phả độ gia tiên, cầu siêu... với số lượng các gia đình đăng ký làm lễ lên tới hàng trăm người, vì vậy tình trạng đốt vàng mã vẫn diễn ra phổ biến ngay tại chùa.

Chị Tống Thị Vân Hường, cư trú tại phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: "Tôi chỉ biết tục lệ đốt vàng mã có từ thời xa xưa để lại. Hằng năm, vào những dịp lễ như rằm tháng Bảy, tôi thường mua sắm tiền vàng, quần áo, xe cộ, đồ dùng sinh hoạt ... để đốt dâng cho tổ tiên, ông bà đã khuất. Có như vậy, tôi mới không áy náy với người thân của mình ở dưới âm."

Chú thích ảnh
Người dân đốt vàng mã tại Đình Ứng Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội. Ảnh: Minh Nghĩa - TTXVN

Cùng tâm niệm với chị Hường, chị Nguyễn Thanh Tâm tại khu đô thị mới Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cũng cho biết, rằm tháng Bảy năm nào, gia đình chị cũng mua sắm đầy đủ các loại vàng mã cho người đã khuất, kể cả bên nội và bên ngoại. Việc làm này của chị Tâm cũng là do nếp của gia đình từ khi mẹ chị còn sống. Giờ đây, khi mẹ chị đã mất được gần chục năm, mấy chị em trong gia đình vẫn theo danh sách của mẹ để lại mà mua sắm chu đáo đồ mã cho các cụ, ông bà, cô dì, chú bác, anh, chị cháu, em đã mất.  

Trao đổi về tục lệ này của người dân, vị trụ trì Đình Hạ Yên Quyết (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, cứ mỗi dịp rằm tháng Bảy, người dân ở đây tới lễ rất đông. Mặc dù tình trạng đem đồ vàng mã vào trong đình cúng lễ đã giảm nhưng thực tế vẫn còn nhiều người chưa bỏ được tục lệ từ thời xa xưa này. "Thực hiện chỉ đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, khi người dân đến làm lễ và cúng đồ mã xong, chúng tôi sẽ cất đi và không cho đốt tại đình để đảm bảo phòng chống cháy nổ", Trụ trì Đình Hạ Yên Quyết cho hay.

Đốt đồ giả nhưng hậu quả thật

Đốt đồ mã đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân từ nhiều năm và trở thành tập tục. Nhiều gia đình dù biết rằng đốt vàng mã là tốn kém, gây ra những hậu quả đáng tiếc, tuy nhiên loại bỏ tập tục ra khỏi đời sống là điều không dễ.

Sau khi lựa chọn được nhiều đồ mã ưng ý để phục vụ cúng rằm tháng Bảy, chị Tống Thị Vân Hường thổ lộ, đồ dùng cho người dưới âm bây giờ rất đẹp, đa dạng về kiểu dáng, chủng loại, có những mẫu mã tinh xảo như đồ thật nên giá thành cũng khá đắt.

Theo chị Hường, một bộ quần áo, giày dép, trang sức, cho người cõi âm loại thường có giá từ 35.000 - 80.000 đồng/ bộ. Bộ cao cấp có giá đến 120.000 - 200.000 đồng/ bộ. Các loại ô tô, xe máy, biệt thự đầy đủ tiện nghi có giá từ 180.000 - 250.000 đồng; bộ đồ công nghệ gồm điện thoại Iphone, máy tính bảng Ipad có giá 150.000 đồng…

Những gia đình bình thường chọn những giá loại đồ mã bình dân. Những người làm nghề kinh doanh, buôn bán dịp rằm tháng Bảy đã không tiếc tiền sắm hàng khủng vài triệu đồng để dâng cúng những món đồ mã đắt tiền với mong muốn được thần linh, tổ tiên, chứng giám "lòng thành" và độ trì cho công việc. Từ hành động đốt đồ giả nhưng "cháy" tiền thật mỗi năm tiêu tốn khá nhiều tiền của.  

Con số thống kê tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, mỗi năm, người Việt đốt khoảng 50.000 tấn vàng mã với số tiền chi trả khá lớn (trên dưới 400 tỷ đồng). Nhiều chuyên gia văn hóa nhìn nhận, nếu dùng chính khoản tiền mua sắm vàng mã cho người đã khuất vào việc công đức tại các đình chùa, làm từ thiện cho người nghèo khổ, khó khăn.

Chưa kể đến việc sản xuất tiền giấy, vàng mã là tổn hại đến tài nguyên rừng bởi giấy được làm từ gỗ. Cộng với đó là việc thải ra môi trường một bầu không khí nghi ngút khói và cũng có nhiều sự việc đáng tiếc liên quan đến hỏa hoạn từ việc đốt vàng mã mà người dân không lường trước được.

Đơn cử như vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại ngôi nhà 4 tầng ở đường Bạch Đằng, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nguyên nhân là do chủ nhà đốt vàng mã trên tầng 4, không cẩn thận khiến đám cháy lan rộng gây thiệt hại không nhỏ. Hay một vụ cháy lớn đã diễn ra tại khu buôn bán đồ vàng mã Đền Mẫu (Đồng Đăng, Lạng Sơn) khiến 10 gian hàng đều bị thiêu rụi...

Hậu quả là vậy nhưng một người dân tại phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội vẫn chủ quan nói: "Cháy làm sao được, lúc hóa vàng mã đứng trông ngay tại đó, làm sao mà cháy được. Chẳng nhẽ, ông bà mất mà con cháu lại vô tâm đến nỗi vì sợ cháy mà bỏ luôn tục lệ từ thời xa xưa".

Dần thay đổi quan niệm về đốt vàng mã thời công nghệ

Mấy năm trở lại đây, nhận thấy việc đốt vàng mã gây ra những hậu quả cho đời sống hiện tại, cộng với việc một số chùa, đền, đình treo biển cấm đốt đồ mã, tình trạng tiền thật theo khói bay đi cũng đã giảm hơn.

Trong khi chưa thể cắt bỏ tục lệ vàng mã, hiện nay đã có những ý tưởng mới lạ nhằm đảm bảo yếu tố tâm linh và tiết kiệm tiền bạc của xã hội.

Có thể đề cập đến ý tưởng cải cách vàng mã thu nhỏ của Họa sĩ Hùng Dingo (Lê Đức Hùng, Hà Nội). Họa sỹ Hùng Dingo tâm sự, xuất phát từ việc cảm thấy áy náy với ông bà, tổ tiên và cũng vì cái nghề đã theo gia đình từ bao đời nay đã khiến anh cùng một người bạn nghiên cứu, cho ra đời những sản phẩm vàng mã có kích thước nhỏ hơn rất nhiều lần so với đồ hàng mã trước đây. Chẳng hạn như, ngựa mã đại truyền thống trung bình cao khoảng 70cm đến 1,5 mét, nay được thu nhỏ còn 15cm, mũ ông Công ông Táo phổ biến cao 18cm, đường kính 12cm thì nay độ cao còn 10cm với đường kính 6cm... Nhiều tờ tiền lễ (cùng mệnh giá) được in trong một tờ giấy khổ 15cm x 20cm chứ không in to, cặp thành từng tệp như mẫu quen thuộc.

Theo họa sỹ Họa sĩ Hùng Dingo, với việc thiết kế những sản phẩm vàng mã thu nhỏ này vừa đáp ứng được nhu cầu của nhiều gia đình khi muốn bày tỏ lòng thành đối với người đã khuất, vừa tiết kiệm chi phí và khi đốt giảm thiểu gây ô nhiễm cho môi trường.

Cùng với những ý tưởng mới cho đồ mã trong thời kỳ 4.0 cũng cần sự vào cuộc của các ngành để nâng cao ý thức của người dân. Trong đó, đề cao vai trò của các tổ chức tôn giáo về tuyên truyền, vận động các "con nhang, đệ tử" trong việc loại bỏ dần đồ mã trong đời sống tâm linh nhưng vẫn đảm bảo được tính tôn nghiêm, thành kính mang đậm bản sắc văn dân tộc trong mỗi dịp lễ, Tết.

Minh Nghĩa/TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do trường quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca tăng cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm cao điểm về nhu cầu máu để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.