Thuốc giả tràn lan: còn đó nỗi nhức nhối của người bệnh
Thuốc giả đang lưu hành tràn lan
Khi được hỏi, rất nhiều người đã chép miệng: “Đọc báo, nghe ti vi thấy tình hình thuốc tân dược ở mình bị làm giả nhiều quá. Khi có bệnh, không biết là nên mua thuốc uống ở đâu để đảm bảo chất lượng nữa. Đến thuốc kháng sinh còn bị làm giả thì các loại thuốc đắt tiền khác cũng không biết chừng…”
Quả thật, vừa qua, Cục Quản lý Dược thông báo, đã phát hiện một số loại thuốc giả hoặc không rõ nguồn gốc đang lưu hành trên thị trường. Những loại thuốc đang bị làm giả gồm: thuốc tiêm augmentin 1g/200 mg, nhãn ghi SĐK: VN-8614-04 của Cty GlaxoSmithline; thuốc bột biolactyl 1g, nhãn ghi SĐK: VNB-4085-05 và thuốc viên nén bao phim chlorpheniramin Maleat 4mg, nhãn ghi VNB-4087-05 của Cty cổ phần dược phẩm Imexpharm….
Các loại thuốc giả từ mẫu thuốc đến vỏ hộp và tem chống giả đều giống như thuốc thật liên tiếp được phát hiện trong thời gian qua. Theo Cục Quản lý dược của Hà Nội tỷ lệ thuốc giả được phát hiện ở Việt Nam đều tăng từ năm 2001 đến nay. Năm 2001 là 0.03%; năm 2007 là 1.13%. Tỷ lệ lô thuốc mẫu không đạt tiêu chuẩn thường xuyên mức 3.3%. Hà Nội thừa nhận không phải dễ dàng có thể phát hiện được thuốc giả. Lợi nhuận từ thuốc giả rất lớn nên những kẻ sản xuất thuốc giả càng sử dụng những kỹ thuật tinh vi và khó phát hiện hơn. Thuốc giả chỉ được phát hiện khi ra thị trường và chính những nhà sản xuất đem so sánh thuốc thật của mình với thuốc giả mới phát hiện được. Bệnh viện Bạch Mai đã từng tiếp bệnh nhân bị ngộ độc với các triệu chứng đau bụng kéo dài, sốt không rõ nguyên nhân vì sao, đến khi phát giác ra là bệnh nhân đã uống phải thuốc giả nên những vỏ thuốc không được hoà tan và thứ bột trong mỗi viên thuốc đã gây ra tình trạng ứ đọng trong dạ dày và ngộ độc toàn thân.
Vừa qua, một tờ báo điện tử uy tín đã công bố một thông tin đáng giật mình không chỉ đối với người dân mà còn với các nhà quản lý. Đó là, theo số liệu của Cảnh sát Quốc tế Interpol, Việt Nam đang là nước có mẫu thuốc giả lưu thông đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Lào đang dẫn đầu với 447 mẫu, trong khi đó Campuchia phát hiện 271 mẫu, còn Thái Lan chỉ có 173 mẫu thuốc giả. Và DS. Trần Thị Thanh Loan, thanh tra lĩnh vực dược phẩm - Sở Y tế TP.HCM, chính là người đã cảnh báo như trên tại hội thảo "Một số vấn đề về thuốc giả". Hội thảo do Sở Y tế TP.HCM tổ chức vào ngày 20/9, nhằm cập nhật thông tin cho các nhà sản xuất - phân phối và kinh doanh dược phẩm.
Cơ quan chức năng đã vào cuộc?
Thuốc tây giả tràn lan là thực trạng nhức nhối lâu nay. Các cơ quan chức năng đã thực hiện thanh tra, kiểm tra và phát hiện thuốc tây giả như thế nào?
Ai cũng biết, thuốc giả tràn lan sẽ gây phương hại đến cuộc sống và thị trường ở 2 phương diện: Gây tác hại trực tiếp đến người dùng thuốc nếu thuốc giả không chứa dược chất hoặc chứa dược chất nhưng không đủ hàm lượng, người bệnh dùng sẽ không chữa được bệnh, làm bệnh nặng thêm và có thể dẫn đến tử vong; và Gây thiệt hại đến uy tín của các hãng dược phẩm nổi tiếng: Thuốc bị làm giả khiến người dùng thuốc không phân biệt được đâu là thật hay giả do tên thuốc, nhãn hiệu, thương hiệu, bao bì… được làm giả giống y như thuốc thật. Chính vì điều đó mà uy tín của thương hiệu bị giảm sút nghiêm trọng trước người tiêu dùng.
Biện pháp cứng rắn trước những sai phạm đối với nhà sản xuất, vận chuyển, tàng trữ thuốc giả, thuốc kém chất lượng cần phải dược cơ quan chức năng tiến hành thực hiện sớm.
Giải pháp để người tiêu dùng tự bảo vệ mình?
Các
mẫu thuốc giả được phát hiện chủ yếu là các loại thuốc kháng sinh
(Ampicilline, Amoxicillin, Chloramphenicol 250mg, Erythromycin 250mg,
Teracyclin...), các thuốc điều trị rối loạn cương (Viagra, Cialis...). |
Và hiện nay, các nhà thuốc được Bộ Y tế cấp giấy phép đạt chuẩn GPP “Thực hành nhà thuốc tốt - Good Pharmacy Practices GPP” như DCS, V- Phano, Thuốc tốt 3T… sẽ giúp cho người tiêu dùng có được sự lựa chọn tốt khi mua thuốc tân dược bởi nguồn thuốc đầu vào và chất lượng thuốc được kiểm soát chặt chẽ.