A+ A A- Kiểu đọc sách

Thừa Thiên - Huế tăng cường các biện pháp ứng phó với mưa lũ đặc biệt lớn

12:04 11/10/2020
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 6, ngày 11/10 tại Thừa Thiên - Huế tiếp tục có mưa to, mực nước trên sông Hương, sông Bồ đang ở mức trên báo động 3. Nước ở các sông trên bàn tỉnh đang lên trở lại, gây ngập lụt trên diện rộng.

Quảng Trị có nơi lượng mưa vượt 1.000mm, gần 13.800 hộ bị ảnh hưởng do ngập lụt

Quảng Trị có nơi lượng mưa vượt 1.000mm, gần 13.800 hộ bị ảnh hưởng do ngập lụt

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị, đến rạng sáng 9/10, lượng mưa đo được trên địa bàn tỉnh phổ biến từ 500 - 700mm, một số nơi đã vượt 1.000mm như: Hướng Linh trên 1.172mm, Vĩnh Ô hơn 1.008mm.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa phát đi công điện yêu cầu các huyện, thị xã và thành phố Huế; các sở, ban ngành trong tỉnh tiếp tục tăng cường các biện pháp ứng phó với mưa lũ đặc biệt lớn và áp thấp nhiệt đới.

Các lực lượng chức năng tiếp tục phối hợp triển khai sơ tán dân khởi vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở, khu vực thấp trũng, ngập úng đảm bảo an toàn cho các khu tái định cư; tổ chức kiểm tra việc đảm bảo an toàn nơi sơ tán, khu vực bị ảnh hưởng nước dâng ven biển; dự trữ lượng thực, nhu yếu phẩm thiết yếu phòng tránh mưa lũ chia cắt, kéo dài nhiều ngày; tiếp tục cho học sinh nghỉ học đảm bảo an toàn.

Các chủ công trình hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện tổ chức trực ban theo dõi quan trắc diễn biến mưa lũ, thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành đơn hồ và liên hồ đã được phê duyệt đảm bảo vận hành an toàn công trình, an toàn vùng hạ du.

Chú thích ảnh
Cán bộ chiến sỹ Đồn Biên phòng Vinh Hiền di dời dân vùng thấp trũng lên vùng cao. Ảnh: TTXVN

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thống nhất cấp xuất gạo và 8.500 thùng mỳ tôm từ kho dự trữ lương thực phòng chống thiên tai cấp tỉnh để cứu trợ khẩn cấp cho các hộ di dời phòng tránh mưa bão trên địa bàn các huyện và thị xã trong tỉnh.

Từ 8 giờ ngày 11/10, hồ Tả Trạch tiếp tục vận hành điều tiết nước để ứng phó với mưa lũ kéo dài và tăng dần cho đến khi đạt lưu lượng lớn nhất. Cụ thể, điều tiết qua tràn và tuabin với lưu lượng tăng dần, tránh đột biến khoảng từ 1.500-2.500m3/giây; đồng thời thực hiện điều chỉnh vận hành tùy theo tình hình lưu lượng thực tế đến hồ. Mực nước hồ Tả Trạch lúc 7 giờ ngày 11/10 là 42,2m, lưu lượng đến hồ 698m3/giây. Mực nước sông Hương lúc 7 giờ ngày 11/10/2020 là 3,72m trên báo động III là 0,22m. Mực nước dự kiến trên sông Hương sau 12-14 giờ ngày 11/10 lên 4,0-4,2m trên mức Báo động III (tăng thêm khoảng 0,5-0,7m).

Chú thích ảnh
Cán bộ chiến sỹ Đồn Biên phòng Vinh Hiền di dời dân vùng thấp trũng lên vùng cao. Ảnh: TTXVN 

Tại Thừa Thiên - Huế những ngày qua lượng mưa gần như lớn nhất trong lịch sử với trên 1.000mm, tạo ra đợt lũ lớn, nhất là khu vực sông Bồ đã ảnh hưởng đến huyện Phong Điền, Quảng Điền và thị xã Hương Trà. Mực nước sông Bồ và tình trạng ngập lũ tại các địa phương cao hơn lũ lịch sử 1999 khoảng 60cm.

Thống kê sơ bộ, mưa lũ trên địa bàn đã khiến 2 người chết, 6 người bị thương; 1 nhà sập; 10 nhà hư hỏng và 53.385 nhà bị ngập lụt từ 0,2 – 1,2m, một số nơi cao hơn. Các lực lượng chức năng đã di dời, sơ tán tại chỗ 3.727 hộ dân với 10.495 nhân khẩu trên địa bàn toàn tỉnh. Nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nặng; hàng trăm hecta hoa màu của nông dân bị ngập úng.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của triều cường bờ biển tiếp tục bị sạt lở nặng với chiều dài hơn 10,0 km tập trung ở huyện Phú Vang và thị xã Hương Trà. Đoạn bờ sông Hương qua xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà bị sạt lở với chiều dài khoảng 100 m. Tuyến đê Nho Lâm – Nghĩa Lộ đoạn qua xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền bị sạt lở mái nhiều vị trí với chiều dài khoảng 300m.

Tường Vi - TTXVN

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...