Nới chính sách tiền tệ: Yêu cầu từ thực tế?

Trước yêu cầu thực tế, Ngân hàng Nhà nước vừa có loạt quyết định mới với hướng nới lỏng dần chính sách tiền tệ.
21/10/2008 13:59

Giảm lãi suất cho vay là một yêu cầu thực tế từ khó khăn của các doanh nghiệp trong thời gian qua, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trước yêu cầu thực tế, Ngân hàng Nhà nước vừa có loạt quyết định mới với hướng nới lỏng dần chính sách tiền tệ.

Từ ngày 21/10, thị trường ngân hàng đón nhận một loạt yếu tố tác động mới, tạo điều kiện để có những chuyển động căn bản cả về nguồn vốn, lợi nhuận, thanh khoản và lãi suất…

Cũng từ thời điểm trên, sau tròn 5 tháng “đột ngột” thắt chặt, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu có sự nới lỏng nhất định.

5 tháng với nhiều biến động

Sáng ngày 17/5/2008, Ngân hàng Nhà nước tổ chức họp báo công bố những điều chỉnh mới trong điều hành chính sách tiền tệ. Đó là những điều chỉnh mạnh và tạo bước ngoặt mới về cơ chế và cả diễn biến thực tế trên thị trường.

Cụ thể, từ thời điểm đó (ngày hiệu lực là 19/5), lãi suất cơ bản từ một công cụ xơ cứng trở nên sống động hơn khi trở thành một mực thước để các tổ chức tín dụng căn đo lãi suất cho vay đầu ra. Lãi suất cơ bản đồng Việt Nam từ mức cố định 8,75%/năm nhiều tháng trước đó tăng mạnh lên 12%/năm. Lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng theo đó không được vượt quá 150%, ứng với “trần” 18%/năm.

Cùng với lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, tái cấp vốn cũng lần lượt tăng lên 13% và 11% (một thời gian dài trước đó duy trì ở mức 7,5% và 6%).

Trước đó, ngày 17/3/2008, Ngân hàng Nhà nước cũng đã phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc với mục đích hút bớt tiền trong lưu thông, góp phần kiềm chế lạm phát.

Ngày 11/6/2008, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có những điều chỉnh đối với các lãi suất chủ chốt: lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam được tăng từ 12%/năm lên 14%/năm; lãi suất tái cấp vốn tăng thêm 2% lên 15%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 11% lên 13%/năm.

Đi cùng với sự điều chỉnh trên, “trần” lãi suất cho vay đầu ra bằng VND của các ngân hàng thương mại được ấn định ở mức 21%/năm và kéo dài cho đến ngày 20/10/2008.

Và cũng đi cùng với sự điều chỉnh đó, lãi suất huy động VND trên thị trường bước vào một đợt sóng dâng cao chưa từng có. Đỉnh điểm cuối tháng 6 có trường hợp đưa lãi suất huy động lên tới 20%/năm, nhiều ngân hàng áp từ 19% đến gần 19,5%/năm.

Tuy nhiên, ngày 26/6/2008, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu phát tín hiệu hỗ trợ các ngân hàng thương mại bằng việc trả thêm lãi suất cho lượng tín phiếu bắt buộc phát hành ngày 17/3 trước đó, nâng từ 7,8%/năm lên 13%/năm.

Sự hỗ trợ này tiếp tục được thực hiện bằng quyết định vào ngày 29/8, trả thêm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc cho các tổ chức tín dụng, tăng từ 1,2% lên 3,6%/năm; bên cạnh việc giữ nguyên lãi suất cơ bản 14%/năm.

Và ngày 25/9, một lần nữa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng cường sự chia sẻ với các ngân hàng thương mại bằng việc chi thêm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, tăng từ 3,6%/năm lên 5%/năm; bên cạnh việc mở cơ chế cho phép các ngân hàng sử dụng tín phiếu bắt buộc làm công cụ tham gia nghiệp vụ thị trường mở.

Với những tín hiệu trên, một số bình luận cho rằng Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt và đã gián tiếp nới lỏng. Việc tăng lãi suất và tạo cơ chế mở cho tín phiếu bắt buộc, tăng mạnh lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc là gián tiếp giảm chi phí vốn cho các ngân hàng, tạo điều kiện tăng cường thanh khoản và quan trọng hơn là gián tiếp kéo lãi suất cho vay trên thị trường xuống, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Sau những điều chỉnh trên, lãi suất huy động và cho vay trên thị trường đã bắt đầu giảm, đặc biệt là lãi suất huy động. Lãi suất cho vay VND từ 20% - 21% đã giảm phổ biến xuống từ 19% - 20%, một số ngân hàng áp 18% và 17,5%/năm cho một số đối tượng. Lãi suất huy động cũng giảm mạnh từ trên 19%/năm hồi tháng 6 xuống phổ biến dưới 17%/năm ở thời điểm này.

Và ngày 20/10, Ngân hàng Nhà nước chính thức phát đi thông điệp dần nới lỏng chính sách tiền tệ với loạt quyết định quan trọng.

Yêu cầu từ thực tế?

4 quyết định đã được ban hành trong ngày 20/10 và bắt đầu áp dụng từ ngày 21/10/2008. Cụ thể, lãi suất cơ bản giảm từ 14%/năm xuống còn 13%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 14%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm; lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc tăng gấp đôi từ 5% lên 10%/năm; 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc được thanh toán trước hạn theo nhu cầu.

Lãi suất cơ bản giảm xuống 13%/năm đồng nghĩa với “trần” lãi suất cho vay tối đa của các ngân hàng hạ xuống 19,5%/năm. Lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu giảm và đặc biệt là lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc tăng mạnh sẽ giúp các ngân hàng giảm bớt chi phí vốn. Tín phiếu bắt buộc được trả trước hạn cũng hỗ trợ thanh khoản, nguồn vốn cho các thành viên trong trường hợp cần thiết…

Sự nới lỏng trên cũng sẽ gián tiếp tạo điều kiện để các nhà băng xem xét tiếp tục giảm lãi suất cho vay đầu ra, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Giảm lãi suất cho vay cũng là một yêu cầu thực tế từ khó khăn của các doanh nghiệp trong thời gian qua, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Yêu cầu này cũng đã có trong những kiến nghị từ các tổ chức, hiệp hội đại diện doanh nghiệp trình lên Chính phủ.

Giảm lãi suất cho vay cũng là một yêu cầu từ chính lợi ích của các ngân hàng thương mại, trong kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm, phục vụ mục tiêu lợi nhuận, bởi lãi suất cho vay quá cao trước đó đã hạn chế nhiều nhu cầu vay vốn. Và dù tăng trưởng tín dụng năm nay có giới hạn 30%, nhưng sau 9 tháng mới chỉ tăng 18,03%, đặc biệt tăng chậm trong 3 tháng trở lại đây.

Tín dụng tăng trưởng thấp có thể cũng là một yếu tố để Ngân hàng Nhà nước xem xét để có những quyết định nới lỏng nói trên. Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng khác là lạm phát.

Sau tháng 9 tăng chậm, lạm phát tháng 10 dự báo sẽ thuận lợi, đặc biệt là có tác động từ những đợt giảm giá xăng dầu vừa qua. Bước đầu dữ liệu tại một số địa bàn cho thấy lạm phát đã chính thức giảm nhẹ, thay vì giảm tốc trước đó. Thời gian qua, một số chuyên gia cũng cho rằng việc nới dần chính sách tiền tệ cần bám sát tín hiệu này.

Ở một tín hiệu khác, theo Ngân hàng Nhà nước, việc kìm chế tốc độ tăng của tổng phương tiện thanh toán cũng đã có kết quả. Tính đến 30/9, tổng phương tiện thanh toán ước chỉ tăng 6,29%, thấp hơn nhiều so với mức tăng tới 28,06% của cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, có thể có những nghi ngại về sự nới lỏng nói trên của Ngân hàng Nhà nước, khi cân nhắc các điều kiện và lợi ích; nhưng một lần nữa nhà điều hành cho thấy đã có sự linh hoạt trong sử dụng các công cụ điều tiết thị trường.

Còn với các doanh nghiệp, những tín hiệu trên đang hé mở khả năng giảm bớt chi phí vay vốn, tạo thêm điều kiện để tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Có thể trong những ngày tới các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Nhưng với người gửi tiền, lợi ích từ lãi suất huy động cao cũng bị “chia sẻ”.

(Theo VnEconomy)

Tin cùng chuyên mục

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiến thêm 1 bước trong nỗ lực ngăn chặn các khoản “phí rác” khi Ủy ban thương mại liên bang (FTC) yêu cầu minh bạch hơn về giá đối với những người mua vé hòa nhạc, sự kiện cũng như thuê phòng khách sạn.

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 17/12 thông báo đã cùng đối tác là công ty khai phá không gian SpaceX ấn định thời điểm triển khai chuyến bay có người lái tiếp theo, mang mã hiệu Crew-10, lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Tối 17/12 (sáng 18/12 theo giờ Việt Nam), các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã công bố một dự luật chi tiêu ngắn hạn để ngăn chặn nguy cơ chính phủ đóng cửa vào cuối tuần này.

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Theo nhà kinh tế Mark Zandi của Moody's Analytics, kinh tế Mỹ đang đạt được những kết quả "đặc biệt tốt" khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 17/12, tàu Volgoneft-109, chở 4.000 tấn dầu, đã phát tín hiệu cấp cứu trên Biển Đen.

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, người dùng Facebook ở Australia có thể sẽ nhận được khoản thanh toán bồi thường thiệt hại liên quan đến vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica sau khi Meta (công ty mẹ của Facebook) vừa đạt được thỏa thuận dàn xếp mang tính bước ngoặt trị giá 50 triệu AUD (31,69 triệu USD) với Ủy ban thông tin Australia (OAIC).

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

Năm 2024 "chắc chắn" là năm nóng nhất từ trước đến nay và cũng là năm đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Ngày 15/12, Quốc hội Hàn Quốc đã đồng thuận khôi phục cơ chế "9 người" cho Tòa án Hiến pháp trong bối cảnh đang diễn ra quy trình luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.