loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Halloween là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, vào buổi tối trước Lễ Các Thánh trong Kitô giáo Latinh. Vậy nguồn gốc, ý nghĩa của Halloween như thế nào?
Sắp tới ngày lễ Halloween rồi, không biết các bạn thế nào chứ Abby Peony đang rất háo hức đây. Dưới đây là Top 10 những kiểu thiệp được yêu thích nhất.
Từ "Halloween" bắt nguồn từ nhà thờ Thiên chúa giáo, là dấu vết còn lại của lễ hội All Hallow Eve (lễ thánh). Ngày 1/11 là ngày lễ của người Thiên chúa bày tỏ lòng thành trước thánh thần. Nhưng vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, ở xứ Celtic (Ireland) mùa màng kết thúc vào ngày 31/10 và ngày hội Halloween được gọi là ngày lễ Samhain (gieo trồng). Ngày này cũng chính thức bắt đầu một năm mới của người Celtic.
Người Celtic tổ chức kỷ niệm năm mới với lễ hội Samhain. Vào thời gian này vị thần của mùa xuân và mùa hè không còn ngự trị và nhường chỗ cho thần Chết. Lễ hội bắt đầu vào ngày 1/11, khi linh hồn của người chết quay trở lại nhà người thân để xin thức ăn và nước uống. Trong suốt đêm lễ thánh Hallow’s Eve, diễn ra vào đầu mùa đông - thời điểm kết thúc một năm, các xác chết đi lại tự do.
Người xưa kể lại, vào ngày lễ Samhain linh hồn của người chết trong năm trước sẽ tìm đến một thể xác khác để bắt đầu cuộc sống mới trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, người sống không muốn linh hồn người chết nhập vào mình, vì thế vào ngày 31/10 dân làng dập tắt lửa trong nhà để làm cho nhà cửa lạnh lẽo và tẻ ngắt. Sau đó họ hoá trang thành ma cà rồng và lặng lẽ đi vòng quanh nhà hàng xóm vẻ hăm doạ để xua đuổi những hồn ma tìm thể xác.
Theo giải thích khác thì người ta cho rằng vào đêm Samhain, người Celtic dập tắt lửa không phải để xua đuổi những linh hồn mà để sau đó họ cùng nhau đi lấy lửa tại nguồn sáng gọi là Druidic, liên tục cháy ở Usinach thuộc miền trung Ireland.
Sau này, người La Mã đã biến những tục lệ trên của người Celtic thành tục lệ của mình. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, họ bỏ tục lệ hiến người sống và thay vào đó là hiến hình nộm. Theo thời gian, do người ta không còn tin vào linh hồn nữa, nên tục lệ hoá trang thành ma quỷ hay phù thuỷ chỉ còn là hình thức.
Cùng với phong trào di cư để tránh nạn thiếu khoai tây của người Ireland sang Mỹ những năm 1840, lễ hội Halloween được du nhập vào Mỹ cùng trò như lật ngược nhà vệ sinh và tháo cổng ra vào.
Tuy nhiên, lễ hội Halloween được cho là bắt nguồn từ một phong tục gọi là tục "cầu hồn" của người Châu Âu ở thế kỷ thứ 9. Ngày 2/11 hàng năm, người Thiên chúa giáo đi từ làng này sang làng khác xin "bánh cầu hồn". Đây là những chiếc bánh hình vuông làm từ bánh mỳ và nho Hy Lạp. Người đi xin nhận được càng nhiều bánh thì họ càng cầu được cho nhiều linh hồn người thân của gia chủ siêu thoát.
Ở Anh trước đây, đêm Halloween từng được gọi là Nutcrack Night hay Snap Apple Night tức là một đêm dành cho gia đình ngồi bên đống lửa hồng để nghe kể chuyện, ăn trái cây. Những người nghèo đi ăn xin (a-souling) thường được cho một thứ bánh gọi là bánh linh-hồn (soulcakes) với điều kiện họ phải cầu nguyện cho người chết.
Các hoạt động phổ biến trong lễ Halloween là trẻ con hoá trang đến gõ cửa nhà hàng xóm để xin bánh kẹo, dự tiệc hóa trang, đốt lửa, khắc bí ngô, đớp táo, các trò đùa cợt, xem phim hoặc kể chuyện kinh dị. Ở nhiều nơi trên thế giới, những cử hành Kitô giáo trong ngày lễ Halloween như tham dự lễ nhà thờ và thắp nến trên các ngôi mộ, vẫn còn phổ biến, mặc dù ở các nơi khác, Halloween là một ngày hội mang tính thế tục và thương mại nhiều hơn.
Ngày nay, nhiều nhà thờ tổ chức tiệc lễ Halloween hoặc tổ chức khắc đèn lồng cho trẻ em. Mọi người cùng nhau đấu tranh vì một thế giới không còn tội lỗi.
Halloween khắp nơi trên thế giới như thế nào
Ireland
Ireland được xem là cái nôi, nơi khởi nguồn của lễ hội truyền thống Halloween. Người dân Ireland còn gọi Halloween dưới cái tên Samhain, ngày thế giới âm dương giao hòa và sức mạnh hắc ám đạt tới đỉnh cao.
Vào ngày này, các thầy phù thủy sẽ thực hiện những bùa phép mang lại sức mạnh cho người chết, người sống sẽ hóa trang thành những hồn ma và tham gia những bữa tiệc mừng linh hồn. Trick or Treat – biểu tượng nổi bật của Halloween là tên một trò chơi truyền thống được người Ireland chơi trong đêm 31/10.
Pháp
Lễ hội hóa trang là tâm điểm của ngày lễ Halloween ở Pháp. Hàng năm, người ta đều tổ chức những cuộc diễu hành lớn của xác chết, phù thủy, zombie…và vô số nhân vật rùng rợn ở thị trấn Limoges.
Trong khi đó ở Paris, những đèn lồng bí ngô khổng lồ được dựng lên để soi đường cho người chết trở về, những ngôi nhà được trang hoàng bằng vô số hình ảnh ma quái và kỳ dị. Tiệc tùng và dạ hội Halloween thường được tổ chức tại nhà hơn là tại quảng trường lớn.
Anh
Ở Anh, vào dịp Halloween, người ta treo trước cửa hoặc trang trí trong nhà vô số đèn lồng hình dáng ma quái được khắc từ vỏ quả. Không chỉ là quả bí, nhiều loại quả như củ cải đường, dưa vàng… cũng được sử dụng để làm đèn lồng. Trên các con đường, ánh sáng kỳ quái từ đèn lồng hòa vào ánh sáng rực rỡ từ những đống lửa bùng cháy, như một tín hiệu để dẫn đường cho mọi linh hồn cô độc.
Lễ hội đốt lửa ở Anh bắt nguồn từ cái chết của linh hồn tội lỗi của Guy Fawkes, kẻ từng có ý định làm nổ tung tòa nhà Hội Đồng vào thế kỷ XVII và đã bị xử tử ngay sau đó. Những hình nộm Guy Fawkes được đốt cháy trong lễ hội đốt lửa, như sự nguyền rủa với kẻ tội đồ.
Áo
Hơi khác một chút so với các nước Châu Âu khác, Halloween ở Áo kéo dài cả tuần, từ 31/10 – 8/11. Người ta tin rằng Halloween là dịp người chết trở về gia đình, là lễ hội dành cho người chết. Bởi vậy, vào ngày 31/10, mỗi gia đình sẽ đặt một ngọn nến hoặc đèn lồng trong nhà, bánh mì và cốc nước để dẫn đường cho người thân.
Những ngày tiếp theo, người Áo hàng đêm sẽ ra thăm mộ người thân, trang trí mộ thật rực rỡ với đèn lồng, nến, vòng hoa, bánh kẹo… Một số gia đình thậm chí còn tổ chức lễ cầu siêu cho người chết.
Những lễ hội ma quỷ đáng sợ nhất thế giới cạnh Halloween
Lễ cúng cô hồn
Đây là nghi lễ để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói, cúng Cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ, không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Ngày lễ này thường được tổ chức tại châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore. Vào ngày này, người ta thường cúng đồ ăn, đốt tiền giấy.
Đêm đốt lửa (Guy Fawles Night)
Đây là lễ hội được tổ chức thường niên ở Anh để gọi lại một sự kiện lịch sử diễn ra vào năm 1605 khi một người Anh có tên là Guy Fawkes âm mưu lật đổ vua vua James I, hoàng tử xứ Wales cùng các thành viên quốc hộ, họ dự định làm nổ tòa nhà quốc hội. Tuy nhiên cuối cùng âm mưu bị bại lộ. Guy Fawkes bị bắt ngay trong ngày 4/11/1605, những người trung thành với đức vua vui mừng đốt lửa và thiêu cháy những hình nộm được gọi theo tên của "kẻ phản bội" Guy Fawkes.
Wider Mann
Wider Mann không phải là một kì nghỉ, đây là một nghi lễ được tổ chức bởi một số tốc người thổ dân ở Châu Âu. Vào dịp này, mọi người sẽ hoá thân thành những "Wider Mann" với bề ngoài nửa người nửa động vật đầy ma quái.
Lễ hội người chết - Mexico
Lễ hội người chết hay lễ hội Día de Los Muertos (ngày của những người chết). Lễ hội này được tổ chức vào ngày 02/11 hàng năm tại toàn bộ các nước Châu Mỹ La tin và nói tiếng Tây Ban Nha. Đây là lễ hội tương tự như Haloween của châu Âu.
Vào ngày này mọi người thường đeo mặt nạ có hình ma quỷ hoặc sọ người. Sô-cô-la nóng là một trong những món đồ uống không thể thiếu trong ngày lễ “quái dị” này. Đồng thời mọi người sẽ ăn những loại bánh làm từ bột mì có hình dạng giống như đầu lâu, sọ người.
Lễ Gai Jatra
Gai Jatra là một lễ hội được tổ chức bởi người Nepal để tưởng nhớ những người đã qua đời vào năm trước. Nếu gia đình nào có người chết, họ sẽ mang theo một con bò đến lễ hội.
Trong khi những lễ hội khách thường mang bầu không khí đáng sợ, thì Gai Jatra lại là lễ hội của những trò đùa, tiếng cười, những câu chuyện châm biếm. Tập tục bày bắt nguồn từ việc một nhà vua muốn tưởng niệm ngày mất của con trai này bằng cách làm cho vợ mình cười, ông ban thưởng cho những ai có thể làm cho nụ cười xuất hiện trên môi vợ mình.
Lễ Famadihana
Famadihana có lẽ là lễ hội ma quỷ kì lạ và đáng ám ảnh nhất thế giới. Đây là một nghi lễ được tổ chức bởi người Malagasy ở Madagasca. Người ta tin rằng người chết không thể siêu thoát nếu như thân xác của họ vẫn chưa tiêu huỷ hết, vì vậy người ta muốn đẩy nhanh quá trình này. Những người Malagasy đã đào xác chết lên, quấn bằng vải và nhảy múa với thi thể đó.
Thảo Nhi (tổng hợp)
loading...