A+ A A- Kiểu đọc sách

Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ: Có thể nhìn thấy cả những miệng núi lửa trên Mặt trăng

02:34 28/07/2018
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra vào rạng sáng ngày 28/7/2018 theo giờ Việt Nam và kéo dài 1 giờ 43 phút. Đây được xem là nguyệt thực toàn phần dài nhất trong thế kỷ 21.

Theo đó, Mặt trăng máu sẽ xuất hiện trên bầu trời đêm hầu hết mọi nơi trên thế giới vào đêm ngày 27/7, rạng sáng ngày 28/7 khi Mặt trăng di chuyển vào phần bóng của Trái đất. Đây là Nguyệt thực dài nhất của thế kỷ 21. Cảnh tượng kỳ diệu này sẽ kéo dài trong 1 giờ, 42 phút, 57 giây. Thực chất, một phần nguyệt thực vẫn sẽ tiếp tục sau khoảng thời gian đó, tức là mặt trăng sẽ mất tổng cộng 3 giờ và 54 phút trong vùng tối của Trái đất, theo NASA.

Nguyệt thực sẽ được nhìn thấy rõ ràng nhất ở châu Âu, châu Phi và Trung Đông vào ngày 27/7 và rạng sáng 28/7 ở phần lớn châu Á và châu Úc. Những quốc gia duy nhất bỏ lỡ sự kiện đặc biệt này là Greenland, Canada và Hoa Kỳ.

"Nó được gọi là mặt trăng máu bởi vì ánh sáng từ mặt trời đi qua bầu khí quyển của Trái đất trên đường đến Mặt trăng và khiến bầu khí quyển biến thành màu đỏ", Andrew Fabian, giáo sư thiên văn học tại Đại học Cambridge chia sẻ.

Không giống như nhật thực toàn phần, khi ánh sáng Mặt trời gây nguy hiểm đến mắt người, tia sáng của mặt trăng không bao giờ đủ mạnh để tạo nên bất kỳ ảnh hưởng nào đến con người. Vì vậy, với thời tiết thuận lợi, ta có thể chứng kiến hiện tượng này bằng mắt thường mà không cần phải đeo bộ lọc chuyên dụng hoặc kính bảo vệ. Tuy vậy, nếu có một cặp ống nhòm, ta thậm chí có thể nhìn thấy những miệng núi lửa đang hiện diện trên Mặt trăng.

Việt Nam nằm trong vùng có thể quan sát dễ dàng hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ nhưng theo thông báo từ Trung tâm khí tượng thủy văn, thời tiết sẽ không đủ thuận lợi để người dân Việt Nam thưởng thức trọn vẹn nhất khoảnh khắc này.

Ở một số nơi, sẽ nhiều mây, có mưa rào, dông rải rác. Nhưng trong những thời điểm không mưa, ta hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng hiện tượng tự nhiên có một không hai trong vòng 100 năm này.

Chú thích ảnh

  

Nguyệt thực toàn phần sẽ xuất hiện ở châu Mỹ và châu Á

Nguyệt thực toàn phần sẽ xuất hiện ở châu Mỹ và châu Á

Các nhà thiên văn học ở châu Mỹ và châu Á sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần trong ngày hôm nay, một hiện tượng thiên văn kỳ thú còn được biết đến với tên gọi "Trăng máu".

TTXVN

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...